Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
CPI là gì? Cách tính CPI và ứng dụng trong đầu tư (PHẢI BIẾT)

CPI là gì? Cách tính CPI và ứng dụng trong đầu tư (PHẢI BIẾT)

Dũng Trần28/03/2024

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo, đo lường sức khỏe của nền kinh tế, đóng vai trò then chốt trong việc định hướng thị trường chứng khoán và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của mỗi nhà đầu tư.

Bài viết này sẽ cùng bạn hiểu rõ với những biến động của CPI, phân tích mối quan hệ mật thiết giữa CPI và thị trường chứng khoán, đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướng của thị trường trong tương lai.

Hãy cùng khám phá những góc nhìn mới mẻ về CPI và tầm ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế!

CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo mức độ thay đổi về giá của rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

CPI thường được tính theo tháng, quý và năm, giúp phản ánh xu hướng biến động giá cả và đánh giá lạm phát.

Ví dụ:

  • Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 1/2024 được Tổng cục Thống kê công bố, so với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 1 tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tháng 1/2024 tăng 2,72%.
  • Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số CPI tháng 2/2024 tăng 0,4% so với tháng trước đó và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái

Điều này có nghĩa rằng rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu đã đăng giá so với cùng kỳ. Bạn sẽ phải trả tiền nhiều hơn để mua cùng một số lượng hàng hóa tương đương.

Bạn cần chú ý tới gốc so sánh của chỉ số CPI để tránh nhầm lẫn vì thường số liệu so sánh với tháng trước tương đối nhỏ nhưng khi so sánh với cùng kỳ thì đây lại là con số lớn.

Ý nghĩa của chỉ số CPI

CPI có nhiều ứng dụng và ý nghĩa rất quan trọng, điển hình như:

#1: CPI là thước đo lạm phát

Có nhiều bạn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm cơ bản này. Bạn có thể hiển đơn giản rằng:

  • Lạm phát là hiện tượng giá cả chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế tăng liên tục và trong một thời gian dài.
  • CPI là thước đo mức độ thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trong một khoảng thời gian nhất định

Tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của CPI cả từ một thời kỳ sang thời kỳ tiếp theo, hay:

Tỷ lệ lạm phát (%) = ((CPI cuối kỳ – CPI đầu kỳ)/CPI đầu kỳ) x 100

Như vậy, ví dụ khi một ai đó nói lạm phát tăng 4% trong năm 2023 sẽ gần như đồng nghĩa với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 là 104 điểm, tăng 4% so với năm 2022 là 100 điểm.

Tìm hiểu thêm: Lạm phát là gì? 4 cách bảo vệ danh mục đầu tư trước lạm phát

#2: Phản ánh sức khỏe nền kinh tế

Sức khỏe nền kinh tế là trạng thái hoạt động của nền kinh tế, được đánh giá dựa trên các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, v.v.

CPI cao đồng nghĩa lạm phát cao và có thể cho thấy nền kinh tế đang gặp bất ổn, vì:

  • Khi giá cả tăng cao (CPI tăng), người tiêu dùng có xu hướng giảm chi tiêu, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Lạm phát cao khiến cho người dân khó khăn trong việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống.
  • Lạm phát cao cũng có thể khiến cho các nhà đầu tư e ngại, dẫn đến giảm đầu tư vào nền kinh tế.

#3: Định hướng chính sách kinh tế

CPI đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Chính phủ sử dụng CPI để đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế và điều chỉnh cho phù hợp.

Ví dụ:

Năm 2022 – 2023 lạm phát liên tục tăng cao (~ 8.3%) tại Mỹ do ảnh hưởng của nhu cầu phục hồi mạnh sau dịch Covid – 19

CPI

Biểu số số liệu lạm phát của Mỹ, nguồn: Biểu đồ kỹ thuật – Simplize

Từ đó khiến Cục dự trữ liên bang (FED) phải nâng lãi suất 10 lần liên tiếp trong 2022 – 2023 đạt 5.3%/năm.

Công thức tính CPI

Công thức tính CPI:

CPI = (Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm t / Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm cơ sở) x 100

Trong đó:

  • t: Là thời kỳ được tính CPI.
  • Thời điểm cơ sở: Là năm bất kỳ theo chu kỳ 5 – 7 năm.

Ví dụ ở đây chúng ta sẽ xây dựng một giỏ hàng hóa mẫu với 4 loại mặt hàng cơ bản và số lượng sử dụng tương ứng của một người trong 1 tháng là:

  • Gạo x 10 kg
  • Thịt lợn x 5kg
  • Điện x100 số
  • Xăng x 50 lít

Năm cơ sở là tháng 1/2023.

CPI

Giỏ hàng hóa mô phỏng của Simplize

Như bạn có thể thấy trên bảng, để sinh hoạt hàng tháng bạn sẽ cần mua 1 rổ hàng hóa vào tháng 1/2023 mất khoảng 2,3 triệu đồng.

Tuy nhiên tới tháng 1/2024:

  • Giá gạo tăng 10%
  • Thịt lợn hơn 10%
  • Xăng tăng 25%
  • Điện tăng 14%

Bạn sẽ phải mất 2,695 triệu đồng để cũng mua số lượng hàng hóa tương tự.

Lúc này CPI sẽ được tính bằng:

= (Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm t / Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm cơ sở) x 100

= (2.695.000 / 2.300.000)*100 = 117.2 tương ứng tăng 17.2% so với tháng 1/2023.

Trên thực tế, tổng cục thống kê sẽ xây dựng rổ hàng hóa và trọng số tương ứng để tính CPI. Bạn có thể theo dõi trực tiếp rổ hàng hóa này để tham khảo các tính CPI:

CPI

Và khi giá cả hàng hóa thực tế thay đổi, tổng cục sẽ tính toán ra được số liệu CPI thực tế

Cấu phần thực tế của CPI

Cấu phần thực tế của CPI bao gồm 8 nhóm ngành chính sau:

  1. Nhóm thực phẩm và đồ uống: Nhóm này bao gồm các mặt hàng thiết yếu cho đời sống như gạo, thịt, cá, rau quả, … Nhóm này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CPI, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
  2. Nhóm nhà ở: Nhóm này bao gồm giá thuê nhà, giá điện, nước, gas, … Nhóm này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường chi phí sinh hoạt của người dân.
  3. Nhóm quần áo và giày dép: Nhóm này bao gồm các mặt hàng may mặc, giày dép phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người.
  4. Nhóm phương tiện giao thông: Nhóm này bao gồm giá xăng, dầu, giá xe máy, ô tô, … Nhóm này phản ánh chi phí cho việc đi lại của người dân.
  5. Nhóm dịch vụ y tế: Nhóm này bao gồm giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá thuốc men, … Nhóm này phản ánh chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân.
  6. Nhóm văn hóa, giáo dục, giải trí: Nhóm này bao gồm giá vé xem phim, giá sách, … Nhóm này phản ánh nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân.
  7. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác: Nhóm này bao gồm các mặt hàng và dịch vụ khác không thuộc các nhóm trên như dịch vụ du lịch, …
  8. Nhóm thuốc lá và đồ uống có cồn: Nhóm này bao gồm giá thuốc lá, bia, rượu, … Nhóm này được tách riêng để phản ánh tác động của các mặt hàng tiêu dùng có hại đến sức khỏe.

Ngoài 8 nhóm ngành chính trên, CPI còn có thể được chia thành các nhóm ngành nhỏ hơn để phản ánh chi tiết hơn mức giá của các mặt hàng và dịch vụ trong nền kinh tế.

Những lưu ý khi phân tích CPI

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tồn tại khá nhiều vấn đề mà khi phân tích bạn cần tìm hiểu kỹ:

#1: CPI không phản ánh đầy đủ lạm phát

Như đã biết, CPI được tính toán dựa trên một rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhất định.

Rổ hàng hóa này được cập nhật định kỳ để phản ánh thói quen tiêu dùng của người dân.

Tuy nhiên, rổ hàng này không thể bao gồm tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà người dân tiêu dùng. Do đó, CPI có thể không phản ánh đầy đủ mức độ lạm phát trong nền kinh tế.

Ví dụ bất động sản tăng giá trung bình 20%/năm Tuy nhiên, giá cả của các mặt hàng trong rổ hàng CPI chỉ tăng 5%.

Trong trường hợp này, CPI sẽ chỉ phản ánh mức độ lạm phát là 5%, mặc dù mức độ lạm phát thực tế mà người dân phải đối mặt cao hơn nhiều do giá bất động sản tăng cao.

#2: Mức độ đại diện hạn chế của CPI

CPI được tính toán dựa trên dữ liệu thu thập từ một số lượng nhất định các hộ gia đình. Tuy nhiên, mức độ tiêu dùng của các hộ gia đình có thể khác nhau do:

  • Thu nhập: Hộ gia đình có thu nhập cao có thể chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng và dịch vụ cao cấp.
  • Cấu trúc gia đình: Số lượng thành viên trong gia đình ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng.
  • Vị trí địa lý: Giá cả hàng hóa và dịch vụ có thể khác nhau ở các khu vực khác nhau.
  • Thói quen tiêu dùng: Thói quen tiêu dùng của người dân có thể thay đổi theo thời gian.

Do đó CPI chỉ mang tính chất tương đối khi đo lường lạm phát.

Cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để đầu tư chứng khoán

Nếu để ý bạn sẽ thấy khá nhiều bài báo gần đây (đầu năm 2024) kiểu như:

Sở dĩ có điều này vì các nhà điều hành chính sách rất sợ Lạm phát và CPI là chỉ số đo lường lạm phát.

Do đó các chính sách vĩ mô lớn như lãi suất sẽ được điều chỉnh sao cho đạt được lạm phát mục tiêu (ở Mỹ là ~ 2%).

CPI

Biểu số số liệu lạm phát của Mỹ và chỉ số Dow Jones, nguồn: Biểu đồ kỹ thuật – Simplize

Thị trường chứng khoán vốn rất nhạy cảm với lãi suất ngân hàng và lạm phát lại là chỉ báo sớm để dự báo chính sách lãi suất sắp tới của Ngân hàng trung ương:

  • Khi lạm phát tăng, ngân hàng trung ương thường sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, dẫn tới thị trường chứng khoán giảm
  • Khi lạm phát giảm, ngân hàng trung ương thường sẽ giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế thị trường chứng khoán tăng

CPI là dữ liệu để đo lường lạm phát, do đó CPI rất quan trọng mà các nhà điều hành thường sử dụng để đưa ra các chính sách vĩ mô kịp thời.

Các nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể dựa vào CPI để dự báo chính sách vĩ mô trong tương lai và đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác nhất.

Tổng kết

Tóm lại, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo mức độ thay đổi về giá của rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

CPI có nhiều ứng dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong việc:

  • CPI là thước đo lạm phát
  • Phản ánh sức khỏe nền kinh tế
  • Định hướng chính sách kinh tế

Khi phân tích CPI bạn cần chú ý các điểm sau:

  • CPI không phản ánh đầy đủ lạm phát
  • Mức độ đại diện hạn chế của CPI

Nếu hiểu rõ CPI bạn hoàn toàn có thể dự báo được lạm phát, tốc độ tăng của lạm phát và dự phóng các chính sách vĩ mô liên quan.

Chia sẻ bài viết

Dũng Trần

Dũng Trần là 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán. Anh đi theo triết lý đầu tư giá trị tăng trưởng kết hợp của Warren Buffett và Philip Fisher. Anh đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi về đầu tư tại Việt Nam. Cổ phiếu của anh tập trung vào những ngành tăng trưởng như thép, bán lẻ, công nghệ, logistics... Với anh, mỗi cơ hội đầu tư giá trị được tìm thấy giống như 1 sự tận hưởng chiến thắng khi khác biệt với đám đông

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668

Thợ săn cổ phiếu 2.0

Thị trường bùng nổ, cổ phiếu nào sẽ tăng+200% +300%trong năm 2024?