Mục lục
Công ty cổ phần công trình Viettel (Mã: CTR) là một trong số ít các doanh nghiệp vẫn đặt kế hoạch tăng trưởng dương ~ 10% trong năm 2023.
Biểu đồ kế hoạch doanh thu lợi nhuận và thực hiện của CTR
Theo dữ liệu thống kê của Simplize trong lịch sử, CTR có truyền thống tăng trưởng cao hơn số kế hoạch đặt ra.
Như bạn có thể thấy trên biểu đồ, 4 năm gần nhất CTR đều vượt 5 – 10% kế hoạch đề ra.
Do đó, rất có thể tốc độ tăng trưởng thực tế của doanh nghiệp có thể đạt 15% trong 2023.
Tôi cho rằng 2023 là năm bản lề của CTR khi điểm nghẽn để mạng 5G có thể phát triển ở thị trường Việt Nam cuối cùng đã được giải quyết.
Năm 2022 tuy điều kiện thị trường không thuận lợi nhưng CTR vẫn đạt kết quả kinh doanh tích cực, qua đó:
Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của CTR giai đoạn 2018 – 2022
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất trong 5 năm trở lại mặc dù doanh thu tăng trưởng tốt, chủ yếu do:
Mảng hạ tầng cho thuê đang tăng trưởng chậm lại, đang khiến rất nhiều nhà đầu tư đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Biểu đồ định giá P/E của CTR trong 3 năm gần nhất
Nhất là khi CTR xem như cổ phiếu tăng trưởng và được thị trường trả giá tương đối cao, có thời điểm lên tới gần 30 lần P/E.
Nhìn chung, CTR vẫn duy trì được sức khỏe tài chính lành mạnh…
Biểu đồ phân tích nợ vay và vốn chủ sở hữu của CTR
Tuy đòn bẩy tài chính tăng đột biến lên mức cao nhưng số tiền huy động được CTR đều đang gửi ngân hàng.
Tôi cho rằng rất có thể đây là khoản vốn CTR huy động cho hoạt động đầu tư lớn trong các năm tiếp theo.
Tôi cho rằng khả năng tăng trưởng trong dài hạn của CTR sẽ rất sáng, nhất là khi điểm nghẽn lớn nhất là băng tần để phát triển thương mại 5G đã được bộ truyền thông thông tin thông qua vào tháng 2/2023.
Theo đó, sau hơn 13 năm phải dùng chung giải băng tần 1.800 MHz – 2.100 MHz với mạng 2G và 3G thiếu không gian phát triển…
Quyết định số 219 của Bộ Truyền thông và thông tin năm 2023 là bước đột phá cực kỳ lớn, chính thức thông qua đấu giá băng tần 2.300-2.400 MHz, giành sân chơi riêng cho mạng 4G và 5G rộng đường phát triển.
Với đặc điểm khả năng truyền tải sóng trong phạm vi nhỏ hơn, nhu cầu đầu tư và thuê trạm phát sóng ở Việt Nam sẽ cực kỳ lớn một khi mạng 5G được triển khai.
Theo CTR ước tính sẽ cần tới ít nhất 100.000 – 200.000 trạm phát sóng mới để phủ sóng toàn bộ mạng 5G ở Việt Nam (hiện tại CTR đang có khoảng hơn 4.000 trạm).
Ngoài ra, Bộ truyền thông và thông tin đã chính thức cắt sóng mạng 2G và 3G (dự kiến hoàn thành trong 2024 – 2025), do đó số lượng trạm 4G cần đầu tư mới để phủ sóng cũng không hề nhỏ.
Mạng 5G đã tương đối phổ biến trên thế giới, ước tính đã có tới 1 tỷ người trên toàn cầu sử dụng mạng 5G vào cuối 2022 và được dự báo sẽ tăng lên 4 tỷ người trong 2027.
Tôi cho rằng, bất chấp nhu cầu hiện tại chưa cao khi mạng 4G hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
Tuy nhiên chắc chắn là các nhà mạng lớn Viettel – Mobiphone – Vinaphone sẽ không muốn bị tụt lại và mất thị phần viễn thông của mình vào tay đối thủ khi mạng 5G có thể trở thành điểm thu hút mới.
Do đó, tôi cho rằng doanh thu xây dựng trạm phát sóng và đầu tư cho thuê của CTR sẽ bùng nổ rất mạnh từ 2024 khi việc đấu giá tần số hoàn tất toàn bộ trong năm 2023, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng 20%/năm từ năm 2024 trở đi.
Với mức tăng trưởng thấp trong 2022 và đặc biệt là 2023, CTR đang có mức định giá tương đối phù hợp, P/E ~ 14.8 lần…
Biểu đồ định giá P/E của CTR trong 3 năm gần nhất
Tuy nhiên đà tăng trưởng nhiều khả năng sẽ trở lại mạnh mẽ và bền vững từ 2024 trở đi.
Tại cuối 2024 tôi cho rằng CTR sẽ có mức định giá P/E không dưới 20 lần tương ứng với mức giá ~ 100.000đ/cp (+73%)
Do đó tôi cho rằng 2023 là năm tuyệt vời để sở hữu cổ phiếu này trước khi doanh nghiệp trở lại đà tăng trưởng trong 2024!
Vậy nhưng với kết quả kinh doanh không mấy ấn tượng trong năm 2023, tôi cho rằng chúng ta không cần quá vội vàng.
Tôi hy vọng được sở hữu CTR ở mức định giá hấp dẫn hơn, P/E ~ 12 – 13 lần trong năm 2023 tương ứng mức thị giá 45.000 – 50.000 vnđ/cp.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize