Mục lục
Tỷ giá vẫn là vấn đề nóng hổi trong thời gian vừa qua, tuy nhiên thay vì hoảng sợ, chúng ta sẽ cùng xem những doanh nghiệp nào hưởng lợi từ đà tăng tỷ giá qua bài tin tức nổi bật tuần 4 – Tháng 09/2023:
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) được Ngân hàng Nhà nước công bố 26/09/2023 ở mức 24.076 đồng/USD, hiện đang quanh mức đỉnh cao nhất lịch sử.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến thời điểm hiện nay, đồng Việt Nam mất giá so với đầu năm chỉ khoảng 1,8 – 2%, trong khi ngay cả những nước lớn cũng mất giá đến 9 – 10%.
Theo đánh giá của Mirae Asset, điều này có thể tác động khiến hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp vay USD, xuất nhập khẩu có thể gặp sự thay đổi ngay trong quý 3.
Cụ thể, với doanh nghiệp vay nợ bằng USD sẽ bị ảnh hưởng khi USD tăng giá dẫn đến lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Điều này kéo theo sự thay đổi làm sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp vay USD.
Nguồn: vneconomy
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu bằng USD sẽ gặp khó khăn khi USD tăng giá, đồng thời giá cả của các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam tăng làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhập khẩu.
Trong khi đó, những doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu sẽ hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá khi USD/VND tăng. Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: hàng dệt may, thủy sản, giày dép, điện tử, nông sản, cao su và gỗ.
Ngành dệt may (GIL, TCM, TNG, …) nhìn chung dưới áp lực của tỷ giá sẽ nhận tác động 2 chiều, bởi phần lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài sau đó gia công xuất khẩu. Vì vậy, biến động tỷ giá sẽ ít làm thay đổi kết quả kinh doanh.
Nguồn: vneconomy
Ngành công nghệ (FPT, CMG, …) hưởng lợi từ hoạt động gia công và xuất khẩu phần mềm. Đối với FPT doanh nghiệp hưởng lợi chênh lệch tỷ giá từ xuất khẩu nhưng FPT có khoảng 381 triệu USD nợ vay, điều này sẽ làm giảm phần lãi chênh lệch tỷ giá từ hoạt động xuất khẩu.
Ngành thủy sản (VHC, ANV, MPC, IDI, FMC, …) hưởng lợi khi doanh nghiệp thủy sản phần lớn doanh thu đến từ hoạt động xuất khẩu, đồng thời nợ vay bằng USD không lớn.
Ngành cao su (DPR, PHR, …) thường nợ vay bằng USD không đáng kể và là những doanh nghiệp cao su xuất khẩu ròng, do đó hưởng lợi khi tỷ giá USD/VND tăng.
Ngành thực phẩm (LTG, TAR, PAN, …) là những doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn, có thể hưởng lợi chênh lệch tỷ giá khi USD/VND tăng.
Đối với diễn biến tỷ giá, theo đánh giá của Chứng khoán BSC, tỷ giá sẽ không phải một vấn đề lớn trong năm nay.
Ngân hàng Nhà nước có dư địa để điều hành tỷ giá nhờ:
Dòng vốn FDI đang có xu hướng quay trở lại tích cực trong 1,2 tháng trở lại đây. Tính đến tháng 7, lũy kế vốn FDI thực hiện +1.28% YoY sau khi tăng trưởng âm suốt lũy kế 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, vốn FDI đăng ký cũng ngày càng thu hẹp đà giảm so với cùng kỳ.
Ngân hàng Nhà nước đã mua hơn 6 tỷ USD từ đầu năm, hoàn toàn có khả năng can thiệp tỷ giá bằng việc bán USD.
Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 21/09/2023, hoạt động trên thị trường mở đã trở lại. SBV đã phát hành gần 100.000 tỷ đồng tín phiếu.
“Ở giai đoạn hiện tại, công cụ hút ròng qua kênh Tín phiếu khả năng sẽ là công cụ chính được NHNN sử dụng để điều tiết thị trường vì thế khối lượng hút ròng có thể sẽ tiếp tục tăng cho đến khi Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại và tỷ giá phần nào được điều chỉnh ổn định hơn”, SBV nhấn mạnh.
Như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu nông nghiệp sẽ được hưởng lợi nhất như:
Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh rằng:
Ảnh hưởng từ tỷ giá chỉ là tác động ngắn nhất thời, không có tác động trong dài hạn
Do đó khi đầu tư các cổ phiếu này bạn nên cẩn trọng, tránh kỳ vọng quá mức từ tác động tỷ giá.
Theo tôi, bạn nên lựa chọn những doanh nghiệp xuất khẩu có sự phục hồi, tăng trưởng về số lượng đơn hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp này sẽ được cộng hưởng cả về tỷ giá tăng và số lượng đơn hàng tăng.
Những doanh nghiệp tăng trưởng đột biến trong ngắn hạn và có khả năng tăng trưởng trong trung hạn sẽ được rất nhiều nhà đầu tư chú ý tới.
Ở chiều ngược lại, các công ty vay nợ USD sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu đáo hạn khoản vay trong năm 2023.
Nguồn: Google Finance
Nếu chưa đáo hạn khoản vay và tỷ giá trở lại mức trung bình nhiều năm 23.500 đ/cp thì khoản khoản chi phí chênh lệch tỷ giá sẽ được hoàn nhập trong tương lai và gần như doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Tất cả dữ liệu và bài viết trên Simplize chỉ mang tính chất tham khảo và không có tính chất định hướng, phân tích, khuyến nghị mua bán cổ phiếu hay bất kỳ tài sản nào được nhắc đến. Bạn chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc sử dụng thông tin trên Simplize trong các quyết định của mình. Simplize miễn trừ mọi trách nhiệm có liên quan. Xem chi tiết điều khoản sử dụng ở đây.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize