Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Bạn chưa có thông báo
Tuần 4 tháng 11.2022: Thị trường có dấu hiệu tạo đáy, những ngành nào đang hút tiền?

Tuần 4 tháng 11.2022: Thị trường có dấu hiệu tạo đáy, những ngành nào đang hút tiền?

Dũng Trần
0 bình luận
9 tháng trước

Mục lục

VN-Index trụ vững mốc 970 điểm bất chấp lượng hàng giá rẻ về tài khoản trong tuần giao dịch thứ 4 tháng 11 [21.11 – 25.11].

Đây là tuần mà phần lớn lượng hàng bắt đáy VN-Index dưới 900 điểm về tài khoản, có thể thấy VN-Index đang dần tạo đáy ngắn hạn.

Tuần giao dịch tới đây sẽ cực kỳ quan trọng để xác nhận xu hướng của VN-Index.

Xét về dòng tiền, nhóm cổ phiếu đang được nhiều nhà đầu tư chú ý tới có thể kể tới như:

Nhóm Nguyên vật liệu và Hàng hóa không thiết yếu chủ yếu phục hồi từ lực bắt đáy khi đã mất tới gần 50% giá trị từ đầu năm…

…trong khi đó nhóm cổ phiếu Công nghệ tương đối khỏe nhờ những cổ phiếu vốn hóa lớn đều báo cáo kết quả kinh doanh tốt như:

  • CTCP FPT (Mã: FPT)
  • Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Mã: VGI)
  • CTCP Viễn thông FPT (Mã: FOX)

Bạn có bỏ lỡ những thông tin quan trọng dưới đây?

  • Tăng hay giảm lãi suất đều phải có lý do, nếu khó dự đoán sẽ tạo cú sốc tiêu cực!!!
  •  Khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp

Các cổ phiếu có liên quan:

  • CTCP FPT (Mã: FPT)
  • Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Mã: VGI)
  • CTCP Viễn thông FPT (Mã: FOX)
  • CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG)

Tăng hay giảm lãi suất đều phải có lý do, nếu khó dự đoán sẽ tạo cú sốc tiêu cực!!!

PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) đã đưa ra nhận định như vậy tại Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển Việt Nam 2022 chủ đề “Thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hậu Covid”, tổ chức ngày 24/11.

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, trong 10 năm qua…

Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được kiềm chế ở mức một con số, cán cân thương mại thường xuyên thặng dư và FDI, dự trữ ngoại hối tăng 10 lần từ 2020 – 2021.

Tuy nhiên bên cạnh đó nền kinh tế vẫn còn những thách thức nhất định như gánh nặng nợ công có thể gây bất ổn cho nền kinh tế trong thập niên tới.

Giai đoạn 2010 – 2021, nợ công tăng 3.2 lần (từ 1,144 lên 3,655 nghìn tỷ đồng).

Tốc độ tăng 11.3%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

“Tỷ lệ nợ công/GDP có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ lệ nợ công/thu NSNN lại tăng. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/thu NSNN tăng nhanh”, ông nói thêm.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ nhiều bất cập, nặng về can thiệp hành chính, sử dụng nhiều công cụ hành chính trong thị trường vốn.

Nói về chính sách tiền tệ…

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, chính sách tiền tệ của Việt Nam trong một thập kỷ qua theo đuổi nhiều mục tiêu, ngoài kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá còn hỗ trợ tăng trưởng.

Tốc độ tăng trưởng cung tiền giảm trong 20 năm qua, nếu so với 10 năm trước thì tốc độ tăng khá mạnh, gần 30%, tuy nhiên trong 10 năm gần đây đã giảm xuống.

Biểu đồ bên dưới cho thấy, khi nào Việt Nam duy trì tăng trưởng cung tiền cao, thì tỷ lệ lạm phát cũng cao theo.

Ông cho hay điều này hàm ý nếu Việt Nam muốn duy trì lạm phát ổn định thì phải kiểm soát được tốc độ tăng trưởng cung tiền.

Trong khi đó, tăng trưởng cung tiền dù đã hạ so với những năm trước đây nhưng vẫn ở mức cao so với các nước khác.

PGS.TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh các can thiệp chính sách tiền tệ vẫn còn mang nặng tính hành chính như áp trần lãi suất, trần tăng trưởng tín dụng và nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào tín dụng.

Từ những vấn đề trên, ông đưa ra một số khuyến nghị chính sách:

Về chính sách tài khóa, cần đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo tính bền vững của nợ công gồm hai chỉ tiêu là ổn định quy mô nợ công theo thu NSNN và kiểm soát nghĩa vụ nợ trên thu ngân sách.

Ngoài ra, cần cải thiện cơ cấu chi ngân sách theo hướng giảm tiêu dùng – tăng chi đầu tư phát triển.

Đồng thời thu NSNN cần giảm dựa vào các nguồn thu kém bền vững, tránh phát sinh những loại phí – lệ phí mới.

Đặc biệt, chính sách tài khóa nên định hướng theo hướng nghịch

kỳ (những năm nền kinh tế tăng trưởng cao cần có thặng dư ngân sách để tích lũy nguồn lực, dự phòng cho những thời kỳ xấu như giai đoạn COVID hay hiện nay kinh tế thế giới khó khăn).

Về chính sách tiền tệ, phải ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát thông qua kiểm soát tăng trưởng cung tiền.

“Cần phải kiểm soát được tỷ lệ cung tiền/ GDP, không được để vọt lên cao quá như thời kỳ trước”, ông nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ phải tuân thủ theo quy tắc minh bạch, có giải trình rõ ràng.

Ông đánh giá đây là nhược điểm lớn của chính sách tiền tệ ở Việt Nam:

“Một chính sách khó dự đoán, bất ngờ, không minh bạch sẽ gây bất ngờ cho nền kinh tế và tạo ra cú sốc tiêu cực.

Chính sách tiền tệ cần phải thực hiện theo những quy tắc nhất định, tăng hay giảm lãi suất đều phải có lý do.

Ví dụ điều chỉnh lãi suất theo mục tiêu ổn định lạm phát hay ổn định tỷ giá hay giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khi đó, thị trường, doanh nghiệp và người dân sẽ dự báo được.”

Nhìn sang Mỹ, khi Fed chưa điều chỉnh lãi suất, thị trường và doanh nghiệp đã dự đoán được xu hướng…

…bởi họ căn cứ vào những thông tin về diễn biến lạm phát, thị trường tài chính, số người thất nghiệp. Họ dự đoán được lãi suất tăng bao nhiêu và không bất ngờ, không sốc tiêu cực.

Trong khi đó, ngược lại…

Chính sách tiền tệ của Việt Nam gần như không có giải trình.

“Cả một thời gian dài không tăng lãi suất, đến tháng 9 và tháng 10 tăng hai lần gây ra cú sốc bất ngờ cho nền kinh tế, làm cho môi trường kinh tế vĩ mô rủi ro. Người dân và doanh nghiệp không thể lên kế hoạch kinh doanh dài hạn”, ông nói.

Một số khuyến nghị khác gồm các chính sách cẩn trọng kinh tế vĩ mô. Giám sát sự an toàn của hệ thống, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cho vay vốn ngắn hạn, giám sát tỷ lệ nợ xấu.

Ông cũng khuyến nghị Việt Nam nên theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, thay vì chính sách neo tỷ giá cứng nhắc như hiện nay.

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, các nước ASEAN-5 hiện vẫn theo chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý…

…và từ đầu năm đến nay, đồng tiền của họ mất giá 9 – 10% tương đương chúng ta, nhưng họ không bị vướng vào vấn đề lãi suất.

🧐 Góc nhìn Simplize:

Simplize hoàn toàn đồng ý với quan điểm của TS. Phạm Thế Anh!

Như các bạn có thể thấy lãi suất tái cấp vốn mà Ngân hàng trung ương áp dụng đối với các ngân hàng thương mại đã tăng tới 2 điểm % trong 1 thời gian rất ngắn…

Chi phí vốn tăng sẽ khiến các ngân hàng thương mại đã phải tăng lãi suất huy động và cho vay lên rất nhanh, trong thời gian quá ngắn.

Thêm vào đó, thanh khoản bị siết quá nhanh qua nghị định 65 về trái phiếu đã làm nhiều doanh nghiệp lớn trở tay không khịp.

Ảnh hưởng từ việc chính sách thay đổi quá nhanh có thể kể tới như Thép Hòa Phát phải quyết đoán đóng 4/7 lò cao, ưu tiên bán hàng tồn kho trong bối cảnh lãi suất tăng nhanh và thị trường bất động sản khó khăn.

Ở góc độ đầu tư, Simplize cho rằng ảnh hưởng từ chính sách đã phản ánh lần lớn vào giá cổ phiếu, nếu nút thắt về thanh khoản được tháo bớt sẽ giúp thị trường phục hồi rất nhanh.

********

Khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp

Các chủ doanh nghiệp không còn nhớ quý trước từng có dự báo triển vọng kinh tế tươi sáng bởi họ đang bị bủa vây bởi giá cả tăng, vốn cạn và đơn hàng giảm 🥶

“Từ tháng 9 đến nay, lượng đơn hàng rơi mạnh”, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM nói.

Bức tranh hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành đang trái ngược với các tháng đầu năm. Hệ quả, số lượng doanh nghiệp cắt giảm lao động đang ngày một nhiều lên.

Tương tự, ông Lê Xuân Tân, thành viên ban giám đốc Công ty TNHH Gỗ Hạnh Phúc (Đồng Nai) chia sẻ, các doanh nghiệp trong ngành thường mất 30 – 40% đơn hàng.

“Có doanh nghiệp còn mất hơn hoặc ngừng hẳn đơn hàng. Ai giữ được đơn hàng lúc này rất hiếm”, ông nói và cho biết, từ đợt phong toả do Covid-19 năm ngoái, số lượng đơn hàng đã trở nên bất định.

Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam (PMI) tháng 10 cũng cho thấy dấu hiệu suy thoái nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất của Việt Nam khi cả số lượng đơn hàng mới và xuất khẩu kém nhất trong 13 tháng.

Rất khó để tìm thấy giải pháp thiết thực trong thời điểm này khi ảnh hưởng xung đột Nga – Ukraine vẫn chưa chấm dứt.

Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới giảm mạnh.

Theo ông Tân, các doanh nghiệp đã cố gắng đa dạng hoá, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu nhưng nhìn chung vẫn khó khăn khi kinh tế thế giới suy giảm.

Bên cạnh bóng ma suy thoái, chính sách bảo hộ của các nước cũng khiến doanh nghiệp khó trong xuất khẩu.

Lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cho biết, những mặt hàng thực phẩm ăn liền, trong đó có mỳ, phở bị “tắc” ở nhiều thị trường…

…khiến tổng lượng hàng xuất đi các nước giảm 30 – 40%.

“Châu Âu gần đây siết chặt quy định không lưu hành sản phẩm có chứa ethylene oxide nên mỗi container, mỗi mặt hàng xuất khẩu đều phải có chứng thư”, ông nói.

Điều này đã khiến doanh nghiệp phát sinh các chi phí kiểm nghiệm.

Áp lực này đè nặng doanh nghiệp khiến nhiều đơn hàng xuất đi châu Âu giảm kỷ lục.

🧐 Góc nhìn Simplize:

Chu kỳ tăng lãi suất để hạ bớt lạm phát thì chắc chắn cầu về hàng hóa trên thế giới sẽ giảm xuống, đó là điều không tránh khỏi và chúng ta buộc phải chấp nhận!!!

Tuy nhiên nếu xét trên phạm vi toàn cầu thì nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm top tăng trưởng nhanh và lạm phát được kiểm soát tốt.

Trên khía cạnh đầu tư, thị trường chứng khoán Việt Nam xếp đầu bảng giảm điểm…

…chủ yếu nằm ở thanh khoản và niềm tin nhà đầu tư nhiều hơn.

Simplize tin rằng nếu nút thắt về thanh khoản được tháo bớt sẽ dẫn tới thị trường phục hồi rất nhanh.

Chia sẻ bài viết

Dũng Trần

Dũng Trần là 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán. Anh đi theo triết lý đầu tư giá trị tăng trưởng kết hợp của Warren Buffett và Philip Fisher. Anh đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi về đầu tư tại Việt Nam. Cổ phiếu của anh tập trung vào những ngành tăng trưởng như thép, bán lẻ, công nghệ, logistics... Với anh, mỗi cơ hội đầu tư giá trị được tìm thấy giống như 1 sự tận hưởng chiến thắng khi khác biệt với đám đông

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668