Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Chứng chỉ tiền gửi là gì? Khi nào nên đầu tư chứng chỉ tiền gửi?

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Khi nào nên đầu tư chứng chỉ tiền gửi?

Simplize team01/04/2024

Nếu bạn là một người sợ rủi ro, hẳn bạn thường quan tâm đến các sản phẩm giúp mang lại lợi suất ổn định và khá an toàn như tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi. Trong khi gửi tiết kiệm đã rất quen thuộc thì chứng chỉ tiền gửi ở Việt Nam mới chỉ phổ biến vài năm gần đây.

Vậy, hãy cùng Simplize Learn đi tìm loại chứng chỉ phù hợp với khẩu vị đầu tư của bạn.

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Là một loại giấy tờ do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành, có giá trị tương tự sổ tiết kiệm.

Theo Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định: là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua trong thời hạn nhất định, có điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Như vậy có thể hiểu chứng chỉ tiền gửi chứng nhận quyền sở hữu của cá nhân với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.

Quy định và phân loại chứng chỉ tiền gửi

Các qui định pháp luật liên quan đến chứng chỉ tiền gửi được đề cập trong thông tư 01/2021/TT-NHNN.

Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi

Tại khoản 3 Điều 11, nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

  • Tên tổ chức phát hành
  • Tên gọi chứng chỉ tiền gửi
  • Ký hiệu, số sê-ri phát hành
  • Chữ ký của người đại diện cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
  • Mệnh giá tiền gửi, thời hạn gửi (24 tháng, 36 tháng…), ngày phát hành, ngày đáo hạn (ngày đến hạn thanh toán)
  • Lãi suất và phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm thanh toán gốc và lãi.
  • Họ tên, số Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân / Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của cá nhân / tổ chức mua, chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mua.
  • Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính phát hành, phải ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho một tổ chức
  • Các nội dung khác của  chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.

Điều kiện để các tổ chức, cá nhân được mua chứng chỉ tiền gửi

– Phải là người có quốc tịch Việt Nam hoặc cư dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam

– Đủ 18 tuổi trở lên

– Có đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh nhân thân

– Đã phát sinh giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi.

– Ngoài các điều kiện trên, các ngân hàng có thể đặt ra các yêu cầu khác như: Không được thanh toán trước hạn, không thực hiện tái ký gửi…

Đối tượng được phát hành chứng chỉ tiền gửi

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:

  • Ngân hàng thương mại.
  • Ngân hàng hợp tác xã.
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

Các loại chứng chỉ tiền gửi phố biến tại Việt Nam và Thế Giới

Mỗi loại chứng chỉ tiền gửi (CCTG) có những đặc điểm và điều kiện riêng, phù hợp với các mục tiêu tiết kiệm và đầu tư khác nhau của người gửi tiền.

4 loại chứng chỉ phổ biến tại Việt Nam:

  1. CCTG truyền thống: Đây là loại phổ biến nhất tại Việt Nam và thế giới, với kỳ hạn và lãi suất cố định. Người gửi tiền sẽ không được rút tiền trước thời hạn mà không chịu phạt.
  2. CCTG có lãi suất thả nổi: Tương tự như chứng chỉ có lãi suất thay đổi, lãi suất của loại này có thể điều chỉnh theo thời gian dựa trên mức lãi suất cơ bản của ngân hàng hoặc theo biến động của thị trường tài chính.
  3. CCTG tiết kiệm có kỳ hạn: Một dạng của chứng chỉ truyền thống, nhưng thường có lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn do cam kết giữ tiền trong một khoảng thời gian nhất định.
  4. CCTG tái đầu tư: Cho phép người gửi có cơ hội tái đầu tư lãi suất nhận được vào chính chứng chỉ tiền gửi đó, giúp tăng lợi nhuận tổng thể qua thời gian.

7 loại chứng phố biến trên thế giới

  1. CCTG truyền thống (Traditional CD).
  2. CCTG có lãi suất thay đổi (Variable-Rate CD): Lãi suất của loại CD này có thể thay đổi theo thị trường hoặc dựa trên một chỉ số cụ thể, chẳng hạn như tỷ lệ Fed.
  3. CCTG lãi suất tăng dần (Step-Up CD): Lãi suất của chứng chỉ này sẽ tự động tăng lên theo các bước đã được xác định trước sau một khoảng thời gian nhất định.
  4. CCTG lãi suất cao (High-Yield CD): Đây là các CD cung cấp một tỷ lệ lãi suất cao hơn so với mức trung bình, thường đổi lại với việc gửi một số tiền lớn hoặc cam kết một kỳ hạn dài hơn.
  5. CCTG có thể chuyển nhượng (Brokered CD): Được bán qua một người môi giới, chứng chỉ này có thể được mua và bán trên thị trường thứ cấp, điều này có thể cung cấp linh hoạt hơn cho người gửi tiền.
  6. CCTG hòa vốn (No-Penalty CD): Cho phép người gửi tiền rút toàn bộ số tiền trước hạn mà không phải chịu bất kỳ khoản phạt nào.
  7. CCTG có thể tái đầu tư (Add-On CD).

Khi nào nên đầu tư chứng chỉ tiền gửi?

Để trả lời câu hỏi trên, bạn cần hiểu rõ về rủi ro và lợi ích mang lại từ việc đầu tư chứng chỉ tiền gửi.

Nó thường chỉ được ngân hàng phát hành theo đợt, và thường có qui định số tiền tối thiểu để tham gia mua .

Về mặt lãi suất, hãy cùng phân tích và so sánh với các sản phẩm lợi suất ổn định khác của ngân hàng qua ví dụ sau:

Với cùng một khoản tiền 100 triệu đồng, bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm lợi suất cố định ở các ngân hàng Việt Nam là:

  • Tiết kiệm thường: bạn trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng để mở sổ tiết kiệm, lưu giữ bản cứng của sổ tiết kiệm, và bạn cần mang bản cứng này đến chi nhánh ngân hàng để tất toán sổ tiết kiệm khi đến hạn.
  • Tiết kiệm online: bạn mở sổ tiết kiệm trực tuyến trên internet banking hoặc mobile banking của ngân hàng. Khi đến hạn số tiền gốc và lãi của sổ tiết kiệm được tự động chuyển vào tài khoản thanh toán của bạn hoặc tự động gia hạn thành một khoản tiết kiệm mới (tùy vào lựa chọn ban đầu của bạn). Như vậy với hình thức này, bạn không cần đến chi nhánh ngân hàng, nhưng bạn cũng không có bản cứng của sổ tiết kiệm để lưu trữ.
  • Chứng chỉ tiền gửi
  • Trái phiếu

Bạn có thể thấy với cùng một kỳ hạn 3 tháng hay 6 tháng, lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao hơn gửi tiết kiệm và thấp hơn trái phiếu. Do đó, số tiền lãi thu được từ chứng chỉ cũng cao hơn gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên, lợi ích thu được cao hơn đi kèm rủi ro lớn hơn…

Mặc dù được phát hành bởi ngân hàng là khá an toàn. Cũng giống như tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ cũng được hưởng chính sách bảo hiểm tiền gửi (mức hiện tại là 125 triệu cho một người tại một ngân hàng).

Nhưng rủi ro của chúng là thời gian đáo hạn dài. Ở ví dụ trên để được hưởng lãi suất của chứng chỉ tiền gửi với kì hạn 3 tháng, thời gian đáo hạn là 36 tháng.

Thời gian đáo hạn dài hơn tương đương với rủi ro tín dụng cao hơn.

Vì vậy, bạn chỉ nên đầu tư khi bạn có một số tiền lớn nhất định (thường là ít nhất 100 triệu) và có thể chấp nhận đầu tư một thời gian dài.

Trong trường hợp đó chứng chỉ tiền gửi sẽ mang lại số tiền lãi tốt hơn so với gửi tiền kiệm thông thường.

Chia sẻ bài viết

Simplize team

Đội ngũ Phát triển sản phẩm của Simplize. Là những thành viên có nền tảng kiến thức chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668