Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Ứng dụng trong đầu tư (PHẢI BIẾT)

Thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Ứng dụng trong đầu tư (PHẢI BIẾT)

Dũng Trần31/10/2023

Đọc báo cáo tài chính có thể trở thành một thách thức đối với nhiều người. Những con số phức tạp, mông lung khiến chúng ta cảm thấy bối rối và mất phương hướng.

Đây là điều hoàn toàn bình thường nếu bạn chưa biết đọc thuyết minh báo cáo tài chính.

Thuyết minh báo cáo tài chính là cấu phần cực kỳ quan trọng trong hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:

Tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của bản thuyết minh, và tại sao nó là yếu tố quan trọng để hiểu về tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

Thuyết minh báo cáo tài chính là gì?

Thuyết minh báo cáo tài chính là loại báo cáo được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.

Qua đó, nhà đầu tư chứng khoán hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Ví dụ về thuyết minh báo cáo tài chính

Ví dụ, BCTC có kiểm toán năm 2022 của HPG

thuyết minh báo cáo tài chính

Từ trang số 1 – 14 sẽ là 3 bản báo cáo:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền hệ

Phần còn lại từ trang số 15 trở đi sẽ là thuyết minh báo cáo tài chính.

Ý nghĩa của thuyết minh báo cáo tài chính

Như bạn có thể thấy, đây là báo cáo dài nhất trong bctc của doanh nghiệp.

Phần thuyết minh này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về doanh nghiệp bằng cách giải thích chi tiết các khoản mục mà bộ 3 báo cáo trước không thể giải thích một cách chi tiết.

Bản thuyết minh này gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Trong mục này, doanh nghiệp nêu rõ hình thức sở hữu vốn (công ty nhà nước, công ty TNHH, hay doanh nghiệp tư nhân), lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, chu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, và cấu trúc doanh nghiệp (danh sách công ty con và đơn vị trực thuộc).
  • Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ dùng trong kế toán: Doanh nghiệp ghi rõ kỳ kế toán theo năm dương lịch và đơn vị tiền tệ sử dụng.
  • Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp nêu rõ chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cũng như báo cáo có tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam hay không. Trong trường không áp dụng chuẩn mực kế toán, doanh nghiệp cần phải nêu rõ trong thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Các chính sách kế toán áp dụng: Doanh nghiệp trình bày các nguyên tắc kế toán dùng trong báo cáo như các loại tỷ giá hối đoái dùng trong kế toán, nguyên tắc xác định lãi suất thực tế, nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền, nguyên tắc kế toán khoản đầu tư, v.v.
  • Thông tin bổ sung cho Báo cáo tài chính doanh nghiệp: Trong phần này, doanh nghiệp sẽ phải phân tích số liệu chi tiết cho các hạng mục trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Doanh nghiệp cần đảm bảo số liệu được dẫn đúng từ bctc doanh nghiệp và trình bày để dễ đối chiếu giữa các kỳ.
  • Thông tin khác: Doanh nghiệp trình bày các thông tin quan trọng khác ngoài thông tin đã được trình bày ở những mục trên. Doanh nghiệp cần đưa ra những biểu mẫu thông tin phù hợp để giúp người đọc dễ dàng so sánh, đối chiếu.

thuyết minh báo cáo tài chính

Danh sách công ty con cũng như tỷ lệ sở hữu của tập đoàn Hòa Phát (mã HPG), đây là những thông tin rất khó tìm theo cách thông thường…

thuyết minh báo cáo tài chính

Định nghĩa, cơ sở ghi nhận các khoản mục trên BCTC.

Nếu bạn mới tìm hiểu về báo cáo tài chính thì phần thuyết minh là nơi tuyệt vời để bạn hiểu tường tận về từng khoản mục, cách ghi nhận các khoản mục trên.

Ví dụ như cách ghi nhận hàng tồn kho và dự phòng hàng tồn kho của HPG…

Dự phòng hàng tồn kho được trích lập cho phần suy giảm giá trị hàng tồn kho (giảm giá, hư hỏng, lỗi thời,…).

Số tăng giảm số dư hàng tồn kho sẽ được ghi vào trong mục “giá vốn hàng bán” trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

Những kiến thức này không phải nhà đầu tư nào cũng biết nhưng lại cực kỳ quan trọng và được trình bày chi tiết trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Cách đọc thuyết minh báo cáo tài chính

Để đọc tốt thuyết minh báo cáo tài chính, trước hết bạn cần nắm chắc các nguyên tắc kế toán, cách ghi nhận các khoản mục trên bctc.

Bạn có thể dễ dàng thấy phần này được trình bày ngay dưới 3 bản báo cáo khác.

thuyết minh báo cáo tài chính

Ví dụ trong báo cáo năm 2022 của HPG, bạn có thể đọc phần này từ trang số 15.

Tập trung vào các khoản mục biến động bất thường

Trên báo cáo kết quả kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán thường chỉ có những con số để chúng ta thấy được quy mô, sự biến động của các khoản mục.

thuyết minh báo cáo tài chính

Tuy nhiên chúng ta lại không biết khoản mục đó là gì, tại sao tăng lên?

Ví dụ tại 31/12/2022 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của HPG vọt lên tới 26.2 nghìn tỷ (+8 nghìn tỷ), một con số tương đối lớn.

Lúc này để biết chi tiết 26 nghìn tỷ đó HPG đi đầu tư cái gì, chúng ta cần xem thuyết minh báo cáo tài chính, mục số 6…

thuyết minh báo cáo tài chính

Dựa vào thông tin này, chúng ta có thể biết rõ khoản 26 nghìn tỷ của HPG là để gửi tiết kiệm với lãi suất từ 2.95% – 11,6%.

Tương tự bạn có thể chọn các khoản mục có biến động lớn khác để xem thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Thuyết minh báo cáo tài chính thể hiện tính minh bạch của doanh nghiệp

Thuyết minh báo cáo tài chính đầy đủ và chi tiết có thể giúp nhà đầu tư thấy rõ sự minh bạch của doanh nghiệp, bởi bản thuyết minh:

  • Giải thích rõ ràng các thông tin tài chính: giúp giải thích ý nghĩa và hiệu quả của các con số được thể hiện trong các báo cáo tài chính. Điều này bao gồm các phương pháp kế toán, định giá tài sản và các sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến kết quả tài chính.
    Khi thông tin được giải thích rõ ràng, người đọc có thể hiểu được cách doanh nghiệp thu thập và báo cáo thông tin tài chính của mình.
  • Tiết lộ các cam kết và rủi ro: thường chứa các thông tin về cam kết và rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt.
    Điều này bao gồm các cam kết về các khoản vay, bảo đảm, thế chấp, cũng như các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến lãi suất, thay đổi giá cả, hoặc các điều kiện kinh doanh không thuận lợi.
    Việc tiết lộ các cam kết và rủi ro này giúp người đọc đánh giá tính minh bạch của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh.
  • Đưa ra thông tin chi tiết về lợi nhuận: Thuyết minh báo cáo tài chính giúp phân tích chi tiết về lợi nhuận của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộplợi nhuận ròng.
    Việc cung cấp thông tin chi tiết về lợi nhuận giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc lợi nhuận và mức độ bền vững của nó.
  • Tiết lộ các thông tin phụ thuộc: Thuyết minh báo cáo tài chính cũng đưa ra các thông tin phụ thuộc như các sự kiện sau kỳ báo cáo, sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu cổ đông, và các thay đổi quan trọng trong chính sách kinh doanh.
    Điều này giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại và triển vọng của doanh nghiệp.
  • Xác minh tính minh bạch và chính xác: Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu trong việc xác minh tính minh bạch và chính xác của thông tin tài chính được công bố.
    Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp không chỉ công bố các con số mà còn cung cấp các giải thích, bằng chứng và thông tin liên quan để hỗ trợ những con số đó.

Nếu doanh nghiệp không giải trình chi tiết các khoản mục quan trọng, biến động bất thường trên báo cáo tài chính là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy doanh nghiệp không minh bạch.

Ví dụ trong báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2022 của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (Mã: KSB)

thuyết minh báo cáo tài chính

Phần lớn tài sản ngắn hạn của KSB là các khoản phải thu khác, được thuyết minh trong mục số 8.

thuyết minh báo cáo tài chính

Phần thuyết minh số 8 của KSB lại không trình bày rõ ràng, cụ thể khoản hơn 1 nghìn tỷ tiền ủy thác đầu tư cho công ty nào.

Thay vào đó chỉ nói rất chung chung là “Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và các công ty khác”

Các phần giải trình thuyết minh bên dưới cũng rất rối rắm, gây khó hiểu cho người đọc.

Điều này theo kinh nghiệm của tôi chứng tỏ doanh nghiệp này có vấn đề và thiếu tính minh bạch.

Kết luận

Thuyết minh báo cáo tài chính là cấu phần quan trọng trong hệ thống 4 báo cáo tài chính bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Đây là loại báo cáo được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.

Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Để đọc tốt thuyết minh, trước hết bạn cần nắm chắc các nguyên tắc kế toán, cách ghi nhận các khoản mục trên báo cáo tài chính.

Sau đó bạn hãy chú ý đọc thật kỹ những phần thuyết minh của những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trên báo cáo tài chính.

Ngoài ra nó còn giúp nhà đầu tư đánh giá xem doanh nghiệp có minh bạch hay không.

Những công ty tốt, minh bạch thường thuyết minh báo cáo tài chính rất chi tiết.

Chia sẻ bài viết

Dũng Trần

Dũng Trần là 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán. Anh đi theo triết lý đầu tư giá trị tăng trưởng kết hợp của Warren Buffett và Philip Fisher. Anh đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi về đầu tư tại Việt Nam. Cổ phiếu của anh tập trung vào những ngành tăng trưởng như thép, bán lẻ, công nghệ, logistics... Với anh, mỗi cơ hội đầu tư giá trị được tìm thấy giống như 1 sự tận hưởng chiến thắng khi khác biệt với đám đông

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668

Thợ săn cổ phiếu 2.0

Thị trường bùng nổ, cổ phiếu nào sẽ tăng+200% +300%trong năm 2024?