Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
HPG
Giá hiện tại:
Tổng quan
Cổ phiếu
Nguyên vật liệu
Kim loại và Khai khoáng
HPG

HPG

(HOSE)

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Nguyên vật liệuKim loại và Khai khoáng

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HPG) là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành tại Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, hiện tại Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực gang thép, sản phẩm thép, điện máy gia dụng, nông nghiệp và bất động sản. Trong đó, lĩnh vực Thép  đóng vai trò chủ đạo và là mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn với việc đóng góp hơn 90% doanh thu và lợi nhuận. HPG hiện là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 36.4% và 29.07% (tháng 7/2022), và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được Thép cuộn cán nóng HRC. HPG được niêm yết và giao dịch Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007.

Xem thêm

25,850

+250

0.98%
Giá thấp nhấtGiá cao nhất
25,550
25,950
24h
Giúp bạn đầu tư với lãi kép lên đến +50%/năm
Vốn hóa
165,343T
P/E
13.57
EPS
1,905
Khối lượng giao dịch
12,777,100
P/B
1.48
Giá trị sổ sách
17,446
Số lượng cổ phiếu lưu hành
6,396,250,000
EV/EBITDA
10.16
Chất lượng doanh nghiệp
Tốt
Rủi ro
Thấp
Định giá
Không hấp dẫn
Tổng quan
Tin tức & Sự kiện
Phân tích 360
So sánh
Số liệu tài chính
Tải báo cáo
Hồ sơ doanh nghiệp
Lịch sử giá
HPG
Tổng quanTin tức & Sự kiệnPhân tích 360So sánhSố liệu tài chínhTải báo cáoHồ sơ doanh nghiệpLịch sử giá

HPG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

25,850

+250

0.98%

Biểu đồ giá

1D
1M
3M
1Y
5Y
Tất cả

Thông tin giao dịch

Lệnh mua bán

Khối lượng mua
Giá mua
Giá bán
Khối lượng bán
0
0
0
Tổng khối lượng đặt muaTổng khối lượng đặt bán

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài

Giá trị giao dịch nhà đầu tư nước ngoài 10 phiên gần nhất

Chi tiết khớp lệnh

Không có dữ liệu

Thông tin giao dịch

Lệnh mua bán

Khối lượng mua
Giá mua
Giá bán
Khối lượng bán
0
0
0
Tổng khối lượng đặt muaTổng khối lượng đặt bán

Chi tiết khớp lệnh

Không có dữ liệu

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài

emptyKhối lượngGiá trị giao dịch
Giá trị giao dịch nhà đầu tư nước ngoài 10 phiên gần nhất

Thông tin sơ lược về cổ phiếu HPG

Vị thế công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HPG) là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành tại Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, hiện tại Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực gang thép, sản phẩm thép, điện máy gia dụng, nông nghiệp và bất động sản. Trong đó, lĩnh vực Thép  đóng vai trò chủ đạo và là mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn với việc đóng góp hơn 90% doanh thu và lợi nhuận. HPG hiện là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 36.4% và 29.07% (tháng 7/2022), và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được Thép cuộn cán nóng HRC. HPG được niêm yết và giao dịch Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007.

Sản phẩm dịch vụ chính

  • Sản xuất và kinh doanh thép, óng thép, tôn mạ;
  • Kinh doanh thiết bị phụ tùng;
  • Kinh doanh nội thất;
  • Kinh doanh điện lạnh;
  • Đầu tư phát triển kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản thương mại nhà ở;
  • Sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, bò và gia cầm
  • Các ngành nghề khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh.

Chiến lược phát triển và đầu tư

  • Trở thành một trong 50 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới với doanh thu trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm từ 2020;
  • Đẩy mạnh công tác xây dựng và vận hành hiệu quả Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi với quy mô 4 triệu tấn/năm, khép kín chuỗi giá trị các sản phẩm thép từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng, thép chất lượng cao, thép cuộn cán nóng, ống thép, tôn mạ, thép dự ứng lực;
  • Giữ vững thị phần số 1 về sản xuất thép xây dựng, ống thép và nội thất văn phòng tại Việt Nam;
  • Tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống phân phối và tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm thiết bị điện lạnh và thiết bị xây dựng;
  • Xúc tiến mở rộng đầu tư các dự án bất động sản khu công nghiệp, dự án nhà ở, khu đô thị;
  • Tham gia sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, bò và gia cầm theo quy mô công nghiệp với định hướng bền vững;

Rủi ro kinh doanh

  • Rất nhiều doanh nghiệp thép đang xâm nhập vào Việt Nam dẫn đến việc áp lực cạnh tranh cao. Các sản phẩm thép có xuất xứ từ Trung Quốc đang ồ ạt được nhập khẩu vào Việt Nam với giá thành thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại sản xuất tại Việt Nam. Điều này tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa sản phẩm thép sản xuất trong nước và sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Giới thiệu chi tiết về cổ phiếu HPG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép xây dựng (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001).

Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên.

Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Hiện nay, tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực chính:

  • Gang thép (Thép xây dựng, Thép cuộn cán nóng)
  • Sản phẩm thép (gồm Ống thép, Tôn mạ, Thép rút dây, vỏ Container, Thép dự ứng lực)
  • Nông nghiệp
  • Bất động sản
  • Điện máy gia dụng.

Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất trên 8 triệu tấn thép thôi/năm (tính tới 2021), Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Tập đoàn giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc, Top 5 nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất Việt Nam. Trứng gà Hòa Phát dẫn đầu thị phần tại miền Bắc. Chăn nuôi heo an toàn sinh học Hòa Phát cũng nằm trong Top những DN hàng đầu

Nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 10 DN niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Top 30 DN nộp thuế tiêu biểu,….

Tháng 10/2021, vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.

Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng, thông qua hàng loạt các chương trình từ thiện, xã hội thiết thực tại các địa phương trên toàn quốc, nơi Tập đoàn và các Công ty thành viên có văn phòng, nhà máy.

Thông tin cơ bản

  • Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 09 0018 9284
  • Vốn điều lệ: 44,729,227,060,000 đồng
  • Địa chỉ trụ sở: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
  • Văn phòng Hà Nội: 66 Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
    • Điện thoại: 024 6284 8666
    • Fax: 024 6283 3456
  • Chi nhánh Đà Nẵng: 171 Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
    • Điện thoại: 023 637 21 232
    • Fax: 023.637 22 833
  • Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: 643 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028. 629 85 599
    • Fax: 028. 629 87 799
  • Website: https://www.hoaphat.com.vn/
  • Mã chứng khoán: HPG | Sàn niêm yết: HOSE | Ngày bắt đầu niêm yết: 15/11/2007
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 4,472,922,706 cổ phiếu

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1992

  • Tháng 8/1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát (nay là Công ty TNHH Chế tạo kim loại Hòa Phát) – Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát.

Năm 1995

  • Tháng 11/1995: Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát.

Năm 1996

  • Tháng 8/1996: Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.

Năm 2001

  • Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên; Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát, Công ty CP xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát.

Năm 2007

  • Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên.
    Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, triển khai KLH Sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương.
  • 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Năm 2009

  • Tháng 6/2009: Công ty CP Đầu tư Khoáng sản An Thông trở thành Công ty thành viên Hòa Phát.
  • Tháng 12/2009: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Hải Dương hoàn thành đầu tư giai đoạn 1.

Năm 2011

  • Tháng 01/2011: Cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và kinh doanh thép.

Năm 2012

  • Tháng 8/2012: Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước.

Năm 2013

  • Tháng 10/2013: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Hải Dương hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nâng tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm.

Năm 2015

  • Tháng 3/2015: Ra mắt Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Năm 2016

  • Thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát, quản lý, chi phối hoạt động của tất cả các Công ty trong nhóm nông nghiệp (gồm thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi).
  • Hoàn thành đầu tư giai đoạn 3 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Hải Dương, nâng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên hơn 2 triệu tấn/năm
  • Thành lập Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự án Tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, mạ lạnh các loại công suất 400.000 tấn/năm.

Năm 2017

  • Tháng 02/2017: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của Tập đoàn Hòa Phát.

Năm 2019

  • Hai lò cao đầu tiên của Dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất chính thức được đưa vào vận hành, đưa tổng công suất thép xây dựng của Hòa Phát lên 4,4 triệu tấn/năm.

Năm 2020

  • Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng thương mại ra thị trường. Sản phẩm giúp tối ưu hệ sinh thái thép Hòa Phát.
  • Tháng 12/2020: Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc thoái vốn khỏi lĩnh vực nội thất, thành lập các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn

Năm 2021

  • Tháng 1/2021: lò cao số 4 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất được đưa vào hoạt động, đánh dấu việc hoàn thành toàn bộ dự án, nâng tổng công suất thép thô của Hòa Phát lên 8,5 triệu tấn/năm, lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
  • Tổng Công ty Bất động sản Hòa Phát, Tổng Công ty Điện máy Gia dụng Hòa Phát lần lượt được thành lập, hoàn thành quá trình tái cấu trúc mô hình hoạt động của Tập đoàn theo 05 Tổng Công ty phụ trách từng lĩnh vực: Gang thép – Sản phẩm Thép – Nông nghiệp – Bất động sản – Điện máy gia dụng.

Ngành nghề kinh doanh

  • Sản xuất thép cuộn cán nóng;
  • Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;
  • Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp, tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, tôn mạ màu;
  • Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox;
  • Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu;
  • Luyện gang, thép; đúc gang, sắt, thép;
  • Sản xuất và bán buôn than cốc;
  • Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;
  • Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dândụng, điều hòa không khí;
  • Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;
  • Đầu tư, kinh doanh bất động sản;
  • Sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng gà, …;
  • Vận tải đường thủy nội địa, ven biển, viễn dương.

 Danh sách công ty con

Công ty con Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính  Vốn điều lệ đã góp (tỷ đồng)  Tỷ lệ sở hữu của HPG
1. Công ty Cổ phần Gang thép Hòa Phát  Đầu tư, sản xuất, kinh doanh thép xây dựng và các hoạt động phụ trợ. 47,500 100%
1.1 Công ty CP Đầu tư Khoáng sản An Thông Thăm dò, khai thác, tuyển luyện, chế biến, xuất nhập khẩu khoáng sản nói chung trong đó chủ yếu là quặng sắt. 500 100%
1.2 Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương Sản xuất thép, gang, khai thác quặng sắt, khai thác và thu gom than non; bán buôn kim loại và quặng kim loại; và sản xuất, mua bán than cốc. 7,000 100%
1.3 Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất Sản xuất sắt, thép, gang; sản xuất truyền tải và phân phối điện; bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan; vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa… 39,000 100%
1.4 Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên Sản xuất sắt, thép, gang; bán buôn kim loại và quặng kim loại. 1,000 100%
1.5 Công ty CP Vận tải biển Hòa Phát Vận tải hàng hóa ven biển, đường thủy nội địa và viễn dương. 500 100%
1.6 Công ty CP Khoáng sản Bắc Úc Khai thác quặng sắt, khai thác kim loại khác không chứa sắt, sản xuất kim loại màu và kim loại quý. 720 100%
2. Công ty Cổ phần Sản phẩm thép Hòa Phát  Đầu tư, sản xuất, kinh doanh ống thép, tôn mạ màu và các hoạt động phụ trợ.. 5,500 100%
2.1  Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát Sản xuất và kinh doanh thương mại ống thép. 2,000 100%
2.2 Công ty TNHH Tôn Hòa Phát Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm mạ kẽm, phủ sơn và mạ các loại hợp kim khác; sản xuất sắt, thép, gang. 2,000 100%
2.3  Công ty TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát Sản xuất thiết bị xây dựng; kinh doanh thương mại máy móc và thiết bị xây dựng và khai thác khoáng sản loại nhỏ và vừa. 600 100%
2.4   Công ty Cổ phần Sản xuất Container Hòa Phát Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại. 3,000 100%
3. Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ. Chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, và hoạt động dịch vụ chăn nuôi.

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản

3,100 100%
3.1 Công ty TNHH Thức ănchăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên Sản xuất, buôn bán thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. 800 100%
3.2  Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát Chăn nuôi, cung cấp heo giống, heo thịt. 1,200 100%
3.3 Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát Chăn nuôi trâu, bò; hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và sau thu hoạch. 500 100%
3.4 Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát Chăn nuôi gia cầm. 400 100%
4. Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Hòa Phát Đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản và các hoạt động phụ trợ. 6,000 100%
4.1 Công ty CP Xây dựng vàPhát triển Đô thị Hòa Phát Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, kinh doanh bất động sản. 5,300 100%
4.2  Công ty CP Phát triểnBất động sản Hòa Phát Sài Gòn Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 500 100%
4.3  Công ty CP Phát triển Bất động sản Hòa Phát Hà Nội Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 200 100%
5. Công ty Cổ phần Điện máy Gia dụng Hòa Phát Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện máy gia dụng 1,000 100%
5.1 Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát Sản xuất và kinh doanh thương mại sản phẩm điện lạnh. 300 100%
5.2 Công ty CP Điện máy Gia dụng Hòa Phát Hà Nam Sản xuất và kinh doanh thương mại sản phẩm điện lạnh. 400 100%

Phân tích chi tiết rủi ro

Với đặc thù của doanh nghiệp sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực, quy mô hoạt động rộng khắp lãnh thổ Việt Nam và bước đầu đầu tư ra quốc tế, Tập đoàn Hòa Phát không thể tránh khỏi những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.

Để phòng ngừa hiệu quả các rủi ro này, Tập đoàn đề ra những biện pháp cụ thể với từng nhóm rủi ro trọng yếu, đặc biệt là trong phòng ngừa rủi ro về dịch bệnh, pháp lý, nhân sự và chính sách.

#1. Rủi ro dịch bệnh

  • Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong nước, làn sóng dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương.
  • Trong nhiều thời điểm, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nhằm hạn chế, kiểm soát dịch bệnh. Việc này đã làm ảnh hưởng đến logistic chuỗi cung ứng, làm giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.
  • Bênh cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc phát sinh thêm nhiều chi phí chống dịch, thiếu hụt nhân sự cục bộ do phải cách li, làm gián đoạn hoạt động sản xuất, hoạt động bán hàng có khả năng bị suy giảm,…

#2. Rủi ro tài chính

  • Tỷ trọng nhập khẩu chiếm 73% tổng giá vốn toàn tập đoàn năm 2021 cho thấy lượng nguyên vật liệu đầu vào của tập đoàn như than, quặng,… phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cấp hàng từ nước ngoài.
  • Giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, vì vậy tỷ giá ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất. Tỷ giá tăng dẫn tới chi phí mua nguyên liệu tăng, chi phí tài chính tăng. Do vậy quản trị rủi ro tỷ giá là công việc cần được xử lý hàng ngày.
  • Bên cạnh đó, với việc sử dụng các khoản vay, công cụ tài chính, sản phẩm phái sinh có lãi suất, đặt ra những thách thức cho Hòa Phát về quản trị rủi ro lãi suất đảm bảo quản lý hiệu quả chi phí lãi vay.

#3. Rủi ro thương mại quốc tế

  • Không chỉ lao đao vì dịch bệnh, thép xuất khẩu còn đối diện với hàng loạt nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại khi ra thị trường thế giới, khiến cho ngành thép Việt Nam phải đối mặt với khó khăn kép trong năm 2021.
  • Ðặc biệt, thép nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ đang ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ trong nước. Xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thị trường bất động sản, xây dựng trong nước chưa có tín hiệu khởi sắc. Song đây cũng là “phép thử” để Hòa Phát cơ cấu lại, nâng cao sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.

#4. Rủi ro nhân sự

  • Với trên 27.600 CBCNV (tính tới 2021) đến từ các vùng miền trên cả nước, tuổi đời lao động trẻ, biến động về nhân sự luôn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm giải quyết.
  • Trong khi lĩnh vực sản xuất thép luôn đòi hỏi lượng lớn lao động kỹ thuật có chuyên môn và tay nghề cao, hệ thống đào tạo của Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí chế tạo lại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

#5. Rủi ro chính sách

  • Nếu như khó khăn các doanh nghiệp nhỏ thường đề cập tới là tiếp cận vốn, đất đai, thị trường, khách hàng,… thì với các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát lại là rủi ro về thay đổi chính sách và thủ tục hành chính.
  • 5 năm qua, các chính sách, quy định pháp luật kinh doanh của Việt Nam thường thay đổi bất ngờ, diễn ra quá nhanh trong thời gian ngắn. Trong khi đó, doanh nghiệp cần những chính sách ổn định lâu dài, minh bạch, dễ dự báo, áp dụng nhất quán để yên tâm sản xuất kinh doanh.

Tình hình hoạt động kinh doanh

Hòa Phát liên tục tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm.

hpg
Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của Hòa Phát giai đoạn 2011 – 2021

Trong đó Thép là sản phẩm chủ lực chiếm 69% doanh thu và đóng góp 83% lợi nhuận của cả tập đoàn.

hpg
Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của HPG năm 2021

Về hiệu quả hoạt động, các chỉ số quan trọng khi đánh giá hiệu quả là ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) được duy trì ở mức cao cho thấy nỗ lực của Tập đoàn trong việc sử dụng vốn của cổ đông.

HPG
Biểu đồ ROE, ROA của HPG giai đoạn 2017 – 2022

Về năng lực sản xuất, năng lực sản xuất của Hòa Phát đã tăng lên 28 lần so với thời điểm năm 2001. Từ 300,000 tấn/năm theo công nghệ lò điện, hiện nay Hòa Phát đã phát triển nâng năng lực sản xuất lên 8.5 triệu tấn năm vào quý 1/2021, thời điểm lò cao số 4 của khu liên hợp gang thép Dung Quất chính thức đi vào hoạt động.

HPG
Biểu đồ năng lực sản xuất Thép Hòa Phát qua 20 năm (tấn/năm)

Với năng lực sản xuất thép này, Hòa Phát đã vươn lên là doanh nghiệp sản xuất thép số 1 tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, tương đương Top 50 đơn vị sản xuất thép thô lớn nhất toàn cầu (theo World Steel 2021).

HPG
Biểu đồ thị phần thép xây dựng của Hòa Phát giai đoạn 2013 – 2021

Trong năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng gần 3,9 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 14% so với cùng kỳ. Thị phần thép xây dựng Hòa Phát duy trì vững chắc ở vị trí số 1 với 32,6%.

Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án

#1. Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2

  • Địa chỉ: Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
  • Tổng vốn đầu tư: 85.000 tỷ đồng
  • Công suất: 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm
  • Tiến độ: Dự kiến bắt đầu khởi công trong Quý I/2022
  • Thời gian thi công trong vòng 03 năm, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2024

#2. Dự án Nhà máy sản xuất container Hòa Phát – Bà Rịa Vũng Tàu

  • Địa chỉ: Khu B5, đường Đ, KCN Phú Mỹ II mở rộng, phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Vốn đầu tư: 3.000 tỷ đồng
  • Công suất: 500.000 TEU/năm, trong đó modul giai đoạn 1 là 200.000 TEU/năm
  • Tiến độ: Dự án được khởi công từ tháng 11/2021. Dự kiến Nhà máy được đưa vào chạy thử trong Quý III/2022 và bắt đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường từ Quý IV/2022

#3. Dự án Khu đô thị Bắc Phố Nối, Hưng Yên

  • Địa chỉ: xã Phan Đình Phùng, xã Nhân Hòa, thị trấn Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
  • Diện tích: 262 ha
  • Quy mô: Tổ hợp khu đô thị gắn liền hạ tầng xã hội bao gồm trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng, chung cư cao tầng, thấp tầng, nhà liền kề, nhà biệt thự
  • Tổng đầu tư: Dự án chia thành 2 phân kỳ. Tổng đầu tư phân kỳ 1 dự kiến khoảng 6.500 tỷ đồng.
  • Sau khi hoàn thành phân kỳ 1 sẽ tiếp tục đầu tư phân kỳ 2.

Thông tin ban điều hành

#1. Tổng giám đốc

NGUYỄN VIỆT THẮNG – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc

  • Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Xây dựng ĐH Xây dựng Hà Nội.
  • Ngày vào Công ty: Năm 2003

Ông Nguyễn Việt Thắng có gần 20 năm kinh nghiệm lãnh đạo tại Tập đoàn Hòa Phát với các vị trí:

  • Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn
  • Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát
  • Giám đốc Công ty Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên
  • Giám đốc Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương.

Ngày 26/4/2021, ông Thắng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát.

#2. Phó Tổng Giám đốc

NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN  – Phó Tổng Giám đốc

  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội.
  • Ngày vào Công ty: Năm 1998

Trước khi giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (từ 01/09/2010), bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên đã giữ các chức vụ như:

  • Kế toán trưởng Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
  • Trưởng ban Kiểm soát và Pháp chế Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát

#3. Kế toán trưởng

PHẠM THỊ KIM OANH – Kế toán trưởng

  • Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Kinh tế ĐH Kinh tế Quốc dân.
  • Ngày vào Công ty: Năm 2008 Bà Phạm Thị Kim Oanh giữ vị trí Kế toán trưởng Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát kể từ ngày 28/04/2016.

Cập nhật mới nhất về thông tin lý lịch và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên ban điều hành tại đây

Cơ cấu cổ đông

Cơ cấu cổ đông của HPG chủ yếu là:

  • Cổ đông chiến lược ~ 46.39%
  • Cổ đông thông thường ~ 36%

HPG

Trong đó Chủ tịch Trần Đình Long và vợ là Vũ Thị Hiền đang là những cổ đông lớn nhất của Hòa Phát.

HPG
Biểu đồ cơ cấu cổ đông, quỹ đầu tư của HPG

Danh sách thành viên hội đồng quản trị

#1. Chủ tịch Hội đồng quản trị

TRẦN ĐÌNH LONG – Chủ tịch Hội đồng quản trị

  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Ngày vào Công ty: Năm 1992

Ông Trần Đình Long là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát. Ông đã xây dựng nền móng đầu tiên của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát, tiền thân Công ty TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát và của Tập đoàn Hòa Phát hiện nay.

Ông quy tụ được nhiều cán bộ giỏi về chuyên môn, đồng tâm về chí hướng, có tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Hòa Phát, ông luôn là người định  hướng chiến lược cho từng Công ty.

#2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

TRẦN TUẤN DƯƠNG – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Ngày vào Công ty: Năm 1992

Trước khi giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (từ tháng 1/2007), ông Trần Tuấn Dương đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo tại nhiều Công ty thành viên của Tập đoàn như:

  • Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát
  • Công ty CP Nội thất Hòa Phát
  • Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

Với bề dày kinh nghiệm, ông đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của thương hiệu thép Hòa Phát nói riêng cũng như toàn Tập đoàn nói chung.

#3. Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

NGUYỄN MẠNH TUẤN  – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Ngày vào Công ty: Năm 1996 Năm 1996, ông Nguyễn Mạnh Tuấn là Phó Giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát kiêm Trưởng phòng Kinh doanh. Từ tháng 10/2004, ông Tuấn đảm nhiệm vai trò Giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.

Cập nhật mới nhất thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị của HPG tại đây.

Kế hoạch và định hướng

Để trong năm 2022 nước ta đạt được sự phục hồi và phát triển kinh tế như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP thì ngay từ năm 2021 Chính phủ đã có sự chuyển hướng chiến lược về phòng, chống dịch bệnh.

Ngày 11/10/2021, Chính phủ ra Nghị quyết 128/NQ-CP về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, đánh dấu việc Việt Nam chính thức từ bỏ chiến lược “Zero COVID-19” nhằm phục hồi kinh tế – xã hội một cách tốt nhất. Việc chuyển hướng chiến lược này đã tạo ra tiền đề thuận lợi cho kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi và tiếp tục phát triển trong năm 2022.

Hội đồng Quản trị định hướng Hòa Phát sẽ luôn ở trong tâm thế sẵn sàng thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hìnhđể sản xuất – kinh doanh có hiệu quả và phát huy những kết quả tốt đã đạt được trong năm 2021. Với tâm thế đó, Hội đồng Quản trị Tập đoàn định hướng năm 2022 như sau:

  • Tích cực thực hiện Dự án chuyển đổi số với lộ trình đầu tư 39 hạng mục nhằm số hóa dữ liệu, tiến tới chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025.
  • Đẩy nhanh thực hiện các dự án quan trọng của Tập đoàn. Đặc biệt là Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 và các dự án bất động sản tại các tỉnh thành trên cả nước….
  • Nghiên cứu, tìm hiểu các dự án mới, lĩnh vực mới, đặc biệt là phát triển theo chiều sâu đối với các dự án có liên quan đến các mảng hoạt động của Tập đoàn nhằm tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có.
  • Tăng cường công tác quản trị Tập đoàn, nâng cao hoạt động quản trị rủi ro.
  • Đảm bảo ổn định tinh thần và động lực làm việc của người lao động, đặc biệt trong giai đoạn diễn biến bất ổn của dịch COVID-19 như năm vừa qua.
  • Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, tài trợ, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội phải trải qua nhiều bất ổn từ dịch bệnh, thiên tai.

Phát triển bền vững

#1. Hòa phát hướng tới giảm phát thải, sản xuất thép xanh

Tập đoàn Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với công suất thép thô 8,5 triệu tấn/năm. Các Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Hải Dương và Quảng Ngãi đều áp dụng quy trình sản xuất thép khép kín từ thượng nguồn (quặng sắt) tới các loại thép thành phẩm.

Hòa Phát đã dành 20-30% tổng vốn cố định cho các hạng mục xử lý môi trường, đảm bảo đáp ứng ở mức tốt hơn các tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam, hướng tới sản xuất thép xanh, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

#2. Công nghệ sản xuất tổng thể

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát sản xuất theo phương pháp đầu tư chế biến sâu từ quặng sắt với lưu trình công nghệ: (Thiêu kết + Vê viên + Than cốc)  Lò cao  Lò thổi  Đúc phôi  Cán thép. Các công đoạn đều ứng dụng công nghệ mới, trang thiết bị sản xuất tiên tiến, trình độ tự động hóa cao và đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

Quá trình sản xuất được thực hiện với hệ thống tự động và điều khiển tập trung tại các Phòng điều khiển trung tâm. Khí thải từ quá trình luyện gang lò cao, thiêu kết, luyện thép được giám sát tự động liên tục.

HPG

Nhiệt dư, khí than trong quá trình luyện than coke, luyện gang thép được tận dụng tối đa để vận hành máy phát điện, phục vụ trở lại sản xuất. Nhà máy luyện cốc sử dụng phương pháp làm nguội cốc bằng công nghệ dập coke khô (CDQ) cho phép thu hồi nhiệt để phát điện. Toàn bộ bụi từ các hệ thống lọc bụi đều được thu hồi tuần hoàn chuyển sang công đoạn thiêu kết để làm nguyên liệu.

#3. Khu liên hợp sản xuất gang thép hòa phát dung quất – quảng ngãi

Với công suất trên 5 triệu tấn/năm, Khu liên hợp (KLH) này có gần 82 ống khói thải đi kèm là các hệ thống lọc bụi, xử lý khí thải. Hệ thống lọc bụi túi vải được lắp đặt tại khu vực Nhà máy Vôi xi măng, Nhà máy luyện gang, Nhà máy luyện thép, Nhà máy thiêu kết vê viên, Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy nguyên liệu, Nhà máy luyện coke. Ngoài ra, các Nhà máy nhiệt điện, thiêu kết, vê viên, luyện thép còn có thêm hệ thống khử lưu huỳnh, hệ thống lọc bụi trọng lực, lọc bụi tĩnh điện, xử lý NOx, xử lý Dioxin/Furan.

Về nước thải, KLH có 02 hạng mục xử lý nước thải sản xuất 800 m3/h và nước thải sinh hoạt 1.100 m3/ngày đêm. Ngoài ra KLH đã đầu tư trạm xử lý nước trung tâm xử lý nước mặt khai thác từ sông Trà Bồng với tổng công suất thiết kế là hơn 100.000 m3/h cung cấp cho các hạng mục nước làm mát tuần hoàn, sinh hoạt và PCCC. Công nghệ xử lý nước chính được áp dụng là biện pháp hóa lý (keo tụ tạo bông kết hợp lắng) hoặc giải nhiệt qua tháp làm mát.

Về nước thải công nghiệp, kết quả quan trắc chất lượng nước thải công nghiệp tại đầu ra trạm xử lý nước thải sản xuất tập trung (800 m3/h) – Công ty CP thép Hòa Phát Dung Quất cho thấy, hầu hết các thông số tại thời điểm Phát Dung Quất đã lắp đặt 14 trạm quan trắc tự động, liên tục khí thải và nước thải và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ngãi để giám sát các chỉ số môi trường trong quá trình hoạt động.

Ngoài ra, Công ty thực hiện phủ xanh khoảng 47 ha cây xanh trong khuôn viên KLH, tổ chức diễn tập định kỳ ứng phó sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động theo quy định.

Tất cả các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường của Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành. Tháng 1/2022, tổ chức BSI (Anh Quốc) đã cấp chứng nhận đáp ứng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018.

#4. Phát triển sản phẩm mới

Với một Tập đoàn sản xuất công nghiệp, việc không ngừng nghiên cứu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Phát triển sản phẩm mới không chỉ có ý nghĩa phục vụ thị trường tốt hơn mà còn tạo thêm động lực tăng trưởng trong dài hạn cho Hòa Phát.

#5. Hòa Phát cung cấp thép cuộn chất lượng cao làm đinh vít, thay thế hàng nhập khẩu

Trong chiến lược phát triển chuỗi sản phẩm thép chất lượng cao, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã nghiên cứu và sản xuất thành công thép cuộn các bon SWRCH22A làm nguyên liệu thay thế hàng nhập khẩu sản xuất đinh ốc vít lô lớn.

Giữa năm 2021, đội ngũ kỹ thuật công nghệ của Thép Hòa Phát Dung Quất đã cải tiến phương pháp sản xuất, cho ra đời dòng thép cuộn SWRCH22A (theo tiêu chuẩn JIS). Theo đánh giá của các doanh nghiệp cơ khí tại Bình Dương, thép cuộn SWRCH22A của Hòa Phát có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất các loại đinh có yêu cầu cao hơn.

Thép cuộn nguyên liệu cho sản xuất đinh vít có đường kính Ф 5,5- Ф16, sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM của Mỹ và JIS của Nhật Bản và có tính chất cơ lý đặc biệt. Riêng tại phía Nam, nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất định ốc vít trung bình từ 30.000 – 40.000 tấn mỗi tháng và ngày càng tăng nhanh.

Với dây chuyền công nghệ hiện đại, luyện thép từ quặng sắt, thép Hòa Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được hàng loạt các sản phẩm đặc thù như thép cuộn rút dây, thép làm lõi que hàn, làm thép dự ứng lực và hay thép cuộn làm đinh ốc, vít.

Ngoài ra, Hòa Phát vẫn đang tích cực nghiên cứu sản xuất thêm nhiều chủng loại thép chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, như thép làm vỏ container, thép làm tanh lốp ô tô, thép đinh vít khác,…

#6. Hòa Phát tiên phong sản xuất container rỗng

Nằm trong chiến lược chế biến sâu các sản phẩm thép từ thượng nguồn, tháng 4/2021, Tập đoàn thành lập Công ty CP Sản xuất container Hòa Phát để triển khai dự án Nhà máy sản xuất vỏ container rỗng đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án có quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm vỏ container phổ biến, có chiều dài 20-40 feet. Trong đó, modul giai đoạn 1 có công suất 200.000 TEU/năm

Sản phẩm container của Hòa Phát có nhiều lợi thế cạnh tranh:

  • Thứ nhất, nguyên liệu cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng tự nhiên, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Tại Việt Nam, chỉ có Hòa Phát sản xuất được loại thép này.
  • Thứ hai, nguồn ván gỗ và phụ kiện nguyên liệu khác trong nước cũng dồi dào không phải nhập khẩu.
  • Thứ ba, chi phí điện sản xuất và chi phí nhân công ở Việt Nam vẫn đang có lợi thế thấp hơn so với thị trường Trung Quốc. Mặt khác, Nhà máy sản xuất container Hòa Phát đặt tại vùng kinh tế trọng điểm điểm phía Nam, trong chuỗi logistic cụm cảng Cái Mép, Thị vải, Cảng Cát Lái, rất thuận lợi cho đầu ra sản phẩm.

Với những lợi thế lớn nói trên, sản phẩm container của Hòa Phát sản xuất ra sẽ có giá thành tương đương hoặc thấp hơn Trung Quốc.

Đây sẽ là một kênh tiêu thụ sản phẩm sau thép cho Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, góp phần gia tăng chuỗi giá trị sản xuất khép kín và đa dạng hóa kênh tiêu thụ thép của Tập đoàn.

Dự kiến từ quý IV/2022, những sản phẩm container rỗng đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát sẽ có mặt trên thị trường.

#7. Tiến xa hơn với chuyển đổi số

Trong năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đã bắt đầu triển khai kế hoạch dài hạn liên quan đến chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu hoạt động xuyên suốt, tinh gọn, thông minh hơn, tạo ra giá trị mới trong chuỗi cung ứng và nâng cao EBITDA.

Lộ trình Chuyển đổi số của Hòa Phát giai đoạn 2021 – 2025 bao gồm triển khai đầu tư 30 hạng mục hạ tầng, bảo mật và vận hành, 9 hạng mục ứng dụng và dữ liệu. Để triển khai lộ trình này, ngày 06/07/2021, Tập đoàn Hòa Phát đã thành lập Ban Triển khai Chuyển đổi số để triển khai một số lĩnh vực được ưu tiên: Nhà máy thông minh, Văn phòng điện tử và Quản trị nhân sự.

#8. Nhà máy thông minh

Từ đầu năm 2019, Tập đoàn đã ứng dụng thử nghiệm giải pháp ERP-SAP tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Với giải pháp hiện có, Thép Hòa Phát Dung Quất đã có hệ thống quản trị chuẩn quốc tế, giúp nâng cao năng lực quản trị, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh

Sau 2 năm triển khai và sử dụng ERP-SAP, ngày 21/12/2021 giải pháp báo cáo thông minh đã được đưa vào vận hành với dữ liệu kết nối tập trung, dễ dàng xây dựng các báo cáo quản trị (KPIs) đa chiều phục vụ Ban Điều hành. Cụ thể đã có 18 Dashboards hoàn thành, 137 KPIs chi tiết được thống nhất, 18 Stories đã được triển khai.

Việc chuẩn hóa số liệu và xây dựng báo cáo phân tích chỉ số giúp cung cấp những thông tin quan trọng tức thời về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản lượng bán hàng, tồn kho, v,v… của Công ty. Qua đó, Ban Giám đốc Công ty và lãnh đạo Tập đoàn nắm được, theo dõi quá trình vận hành, hoạt động của Thép Hòa Phát Dung Quất để chỉ đạo kịp thời.

Ngoài hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP-SAP, Thép Hòa Phát Dung Quất còn triển khai giải pháp quản lý nguồn năng lượng nhằm tối ưu hoá năng lực sản xuất. Ngày 06/09/2021, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất chính thức vận hành (Go-live) hệ thống Quản lý nguồn năng lượng (EMS) cho toàn Khu liên hợp.

Hệ thống EMS là hệ thống Quản lý tập trung và giám sát toàn bộ nguồn năng lượng của công ty bao gồm hệ thống điện, động lực và môi chất năng lực như khí than, khí nén, hơi nước, Oxy, Nitơ, Argon,… thông qua việc thu thập và giám sát dữ liệu theo thời gian thực (EMS SCADA).

Hệ thống EMS cung cấp các module chức năng quản lý chỉ tiêu tiêu hao nguồn năng lượng; quản lý hiệu suất năng lượng của cụm thiết bị, dây chuyền; quản lý kế hoạch cân bằng nguồn năng lượng… giúp người vận hành kiểm soát, phân tích mức tiêu thụ năng lượng của từng thiết bị hệ thống; phát hiện nguyên nhân bất thường để giảm thiểu sự cố liên quan và tối ưu hoá quá trình sử dụng môi chất năng lượng.

Sau hơn 1 năm triển khai, hệ thống đã hoàn thiện việc thu thập tại 14 trạm động lực, 36 trạm điện với 26.407 điểm đo tín hiệu và 1.133 thiết bị đo lường. Hệ thống được cài đặt tại Trung tâm dữ liệu và vận hành quản lý tại Phòng Điều độ trung tâm của Công ty.

 

Xem thêm
Công ty conVốn điều lệTỷ lệ (%)
CTCP Gang thép Hòa Phát
48,390T
100%
CTCP Phát triển Bất động sản Hòa Phát
6,000T
99.97%
CTCP Sản phẩm Thép Hòa Phát
5,500T
99.99%
CTCP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát
3,100T
99.99%
CTCP Điện máy gia dụng Hòa Phát
1,000T
99.9%

Ghi chú của bạn

Xem tất cả
Bạn đánh giá thế nào về cổ phiếu HPG? Hãy ghi lại để đánh giá lại về sau nhé.

Chi tiết khớp lệnh

Thời gian
Khối lượng
Giá
%
M/B

Tài chính của HPG

% 7D
1.71%
% 1M
3.00%
% YTD
1.74%
% 1Y
4.54%
Khối lượng giao dịch TB 10 phiên
23,947,880
Beta 5 năm
1.41
Định giá
P/E (TTM)
13.57
P/B (FQ)
1.48
EV/EBITDA
10.16
Tỷ suất cổ tức
-
Giá trị nội tại

Báo cáo phân tích

Báo cáo
Giá mục tiêu / Khuyến nghị
32,900
MUA
Nguồn: BSC06/11/2024
37,500
MUA

Lịch trả cổ tức và chia tách cổ phiếu

Ngày
Sự kiện
23/05/2024
Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1
17/06/2022
Trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, 500 đồng/CP
31/05/2021
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 20:7
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
29/07/2020
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:2
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
04/06/2019
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:3
12/06/2018
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:4
16/06/2017
Bán ưu đãi, tỷ lệ 5:1, giá 20000 đ/cp
30/03/2017
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:5
25/08/2016
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 20:3
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
08/05/2015
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:3
26/01/2015
Phát hành cho CBCNV 6,735,000
24/04/2014
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
03/09/2013
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
25/10/2012
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
30/01/2012
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10%
12/10/2009
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
14/04/2009
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%

Bộ lọc "Siêu cổ phiếu"

tiềm năng (mới)

Quý 3 - 2024

Biểu đồ giá

1D
1M
3M
1Y
5Y
Tất cả

Chỉ số cơ bản

Giá thấp nhấtGiá cao nhất
25,550
25,950
24h
Vốn hóa
165,343T
P/E
13.57
P/B
1.48
EV/EBITDA
10.16
Khối lượng giao dịch
12,777,100
Số lượng cổ phiếu lưu hành
6,396,250,000
Chất lượng doanh nghiệp
Tốt
Rủi ro
Thấp
Định giá
Không hấp dẫn
Tín hiệu kỹ thuật
Tăng giá

Thông tin giao dịch

Lệnh mua bán

Khối lượng mua
Giá mua
Giá bán
Khối lượng bán
0
0
0
Tổng khối lượng đặt muaTổng khối lượng đặt bán

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài

Giá trị giao dịch nhà đầu tư nước ngoài 10 phiên gần nhất

Chi tiết khớp lệnh

Không có dữ liệu

Thông tin giao dịch

Lệnh mua bán

Khối lượng mua
Giá mua
Giá bán
Khối lượng bán
0
0
0
Tổng khối lượng đặt muaTổng khối lượng đặt bán

Chi tiết khớp lệnh

Không có dữ liệu

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài

emptyKhối lượngGiá trị giao dịch
Giá trị giao dịch nhà đầu tư nước ngoài 10 phiên gần nhất
Công ty conVốn điều lệTỷ lệ (%)
CTCP Gang thép Hòa Phát
48,390T
100%
CTCP Phát triển Bất động sản Hòa Phát
6,000T
99.97%
CTCP Sản phẩm Thép Hòa Phát
5,500T
99.99%
CTCP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát
3,100T
99.99%
CTCP Điện máy gia dụng Hòa Phát
1,000T
99.9%

Lịch trả cổ tức và chia tách cổ phiếu

Ngày
Sự kiện
23/05/2024
Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1
17/06/2022
Trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, 500 đồng/CP
31/05/2021
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 20:7
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
29/07/2020
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:2
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
04/06/2019
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:3
12/06/2018
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:4
16/06/2017
Bán ưu đãi, tỷ lệ 5:1, giá 20000 đ/cp
30/03/2017
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:5
25/08/2016
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 20:3
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
08/05/2015
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:3
26/01/2015
Phát hành cho CBCNV 6,735,000
24/04/2014
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
03/09/2013
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
25/10/2012
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
30/01/2012
Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10%
12/10/2009
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
14/04/2009
Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%

Thông tin doanh nghiệp

Kim loại và Khai khoáng
Vị thế công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HPG) là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành tại Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, hiện tại Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực gang thép, sản phẩm thép, điện máy gia dụng, nông nghiệp và bất động sản. Trong đó, lĩnh vực Thép  đóng vai trò chủ đạo và là mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn với việc đóng góp hơn 90% doanh thu và lợi nhuận. HPG hiện là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 36.4% và 29.07% (tháng 7/2022), và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được Thép cuộn cán nóng HRC. HPG được niêm yết và giao dịch Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007.

Sản phẩm dịch vụ chính
  • Sản xuất và kinh doanh thép, óng thép, tôn mạ;
  • Kinh doanh thiết bị phụ tùng;
  • Kinh doanh nội thất;
  • Kinh doanh điện lạnh;
  • Đầu tư phát triển kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản thương mại nhà ở;
  • Sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, bò và gia cầm
  • Các ngành nghề khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
Chiến lược phát triển và đầu tư
  • Trở thành một trong 50 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới với doanh thu trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm từ 2020;
  • Đẩy mạnh công tác xây dựng và vận hành hiệu quả Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi với quy mô 4 triệu tấn/năm, khép kín chuỗi giá trị các sản phẩm thép từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng, thép chất lượng cao, thép cuộn cán nóng, ống thép, tôn mạ, thép dự ứng lực;
  • Giữ vững thị phần số 1 về sản xuất thép xây dựng, ống thép và nội thất văn phòng tại Việt Nam;
  • Tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống phân phối và tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm thiết bị điện lạnh và thiết bị xây dựng;
  • Xúc tiến mở rộng đầu tư các dự án bất động sản khu công nghiệp, dự án nhà ở, khu đô thị;
  • Tham gia sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, bò và gia cầm theo quy mô công nghiệp với định hướng bền vững;
Rủi ro kinh doanh
  • Rất nhiều doanh nghiệp thép đang xâm nhập vào Việt Nam dẫn đến việc áp lực cạnh tranh cao. Các sản phẩm thép có xuất xứ từ Trung Quốc đang ồ ạt được nhập khẩu vào Việt Nam với giá thành thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại sản xuất tại Việt Nam. Điều này tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa sản phẩm thép sản xuất trong nước và sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Giới thiệu chi tiết về cổ phiếu HPG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép xây dựng (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001).

Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên.

Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Hiện nay, tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực chính:

  • Gang thép (Thép xây dựng, Thép cuộn cán nóng)
  • Sản phẩm thép (gồm Ống thép, Tôn mạ, Thép rút dây, vỏ Container, Thép dự ứng lực)
  • Nông nghiệp
  • Bất động sản
  • Điện máy gia dụng.

Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất trên 8 triệu tấn thép thôi/năm (tính tới 2021), Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Tập đoàn giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc, Top 5 nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất Việt Nam. Trứng gà Hòa Phát dẫn đầu thị phần tại miền Bắc. Chăn nuôi heo an toàn sinh học Hòa Phát cũng nằm trong Top những DN hàng đầu

Nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 10 DN niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Top 30 DN nộp thuế tiêu biểu,….

Tháng 10/2021, vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.

Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng, thông qua hàng loạt các chương trình từ thiện, xã hội thiết thực tại các địa phương trên toàn quốc, nơi Tập đoàn và các Công ty thành viên có văn phòng, nhà máy.

Thông tin cơ bản

  • Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 09 0018 9284
  • Vốn điều lệ: 44,729,227,060,000 đồng
  • Địa chỉ trụ sở: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
  • Văn phòng Hà Nội: 66 Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
    • Điện thoại: 024 6284 8666
    • Fax: 024 6283 3456
  • Chi nhánh Đà Nẵng: 171 Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
    • Điện thoại: 023 637 21 232
    • Fax: 023.637 22 833
  • Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: 643 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028. 629 85 599
    • Fax: 028. 629 87 799
  • Website: https://www.hoaphat.com.vn/
  • Mã chứng khoán: HPG | Sàn niêm yết: HOSE | Ngày bắt đầu niêm yết: 15/11/2007
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 4,472,922,706 cổ phiếu

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1992

  • Tháng 8/1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát (nay là Công ty TNHH Chế tạo kim loại Hòa Phát) – Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát.

Năm 1995

  • Tháng 11/1995: Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát.

Năm 1996

  • Tháng 8/1996: Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.

Năm 2001

  • Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên; Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát, Công ty CP xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát.

Năm 2007

  • Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên.
    Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, triển khai KLH Sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương.
  • 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Năm 2009

  • Tháng 6/2009: Công ty CP Đầu tư Khoáng sản An Thông trở thành Công ty thành viên Hòa Phát.
  • Tháng 12/2009: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Hải Dương hoàn thành đầu tư giai đoạn 1.

Năm 2011

  • Tháng 01/2011: Cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và kinh doanh thép.

Năm 2012

  • Tháng 8/2012: Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước.

Năm 2013

  • Tháng 10/2013: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Hải Dương hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nâng tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm.

Năm 2015

  • Tháng 3/2015: Ra mắt Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Năm 2016

  • Thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát, quản lý, chi phối hoạt động của tất cả các Công ty trong nhóm nông nghiệp (gồm thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi).
  • Hoàn thành đầu tư giai đoạn 3 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Hải Dương, nâng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên hơn 2 triệu tấn/năm
  • Thành lập Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự án Tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, mạ lạnh các loại công suất 400.000 tấn/năm.

Năm 2017

  • Tháng 02/2017: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của Tập đoàn Hòa Phát.

Năm 2019

  • Hai lò cao đầu tiên của Dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất chính thức được đưa vào vận hành, đưa tổng công suất thép xây dựng của Hòa Phát lên 4,4 triệu tấn/năm.

Năm 2020

  • Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng thương mại ra thị trường. Sản phẩm giúp tối ưu hệ sinh thái thép Hòa Phát.
  • Tháng 12/2020: Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc thoái vốn khỏi lĩnh vực nội thất, thành lập các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn

Năm 2021

  • Tháng 1/2021: lò cao số 4 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất được đưa vào hoạt động, đánh dấu việc hoàn thành toàn bộ dự án, nâng tổng công suất thép thô của Hòa Phát lên 8,5 triệu tấn/năm, lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
  • Tổng Công ty Bất động sản Hòa Phát, Tổng Công ty Điện máy Gia dụng Hòa Phát lần lượt được thành lập, hoàn thành quá trình tái cấu trúc mô hình hoạt động của Tập đoàn theo 05 Tổng Công ty phụ trách từng lĩnh vực: Gang thép – Sản phẩm Thép – Nông nghiệp – Bất động sản – Điện máy gia dụng.

Ngành nghề kinh doanh

  • Sản xuất thép cuộn cán nóng;
  • Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;
  • Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp, tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, tôn mạ màu;
  • Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox;
  • Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu;
  • Luyện gang, thép; đúc gang, sắt, thép;
  • Sản xuất và bán buôn than cốc;
  • Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;
  • Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dândụng, điều hòa không khí;
  • Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;
  • Đầu tư, kinh doanh bất động sản;
  • Sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng gà, …;
  • Vận tải đường thủy nội địa, ven biển, viễn dương.

 Danh sách công ty con

Công ty con Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính  Vốn điều lệ đã góp (tỷ đồng)  Tỷ lệ sở hữu của HPG
1. Công ty Cổ phần Gang thép Hòa Phát  Đầu tư, sản xuất, kinh doanh thép xây dựng và các hoạt động phụ trợ. 47,500 100%
1.1 Công ty CP Đầu tư Khoáng sản An Thông Thăm dò, khai thác, tuyển luyện, chế biến, xuất nhập khẩu khoáng sản nói chung trong đó chủ yếu là quặng sắt. 500 100%
1.2 Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương Sản xuất thép, gang, khai thác quặng sắt, khai thác và thu gom than non; bán buôn kim loại và quặng kim loại; và sản xuất, mua bán than cốc. 7,000 100%
1.3 Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất Sản xuất sắt, thép, gang; sản xuất truyền tải và phân phối điện; bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan; vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa… 39,000 100%
1.4 Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên Sản xuất sắt, thép, gang; bán buôn kim loại và quặng kim loại. 1,000 100%
1.5 Công ty CP Vận tải biển Hòa Phát Vận tải hàng hóa ven biển, đường thủy nội địa và viễn dương. 500 100%
1.6 Công ty CP Khoáng sản Bắc Úc Khai thác quặng sắt, khai thác kim loại khác không chứa sắt, sản xuất kim loại màu và kim loại quý. 720 100%
2. Công ty Cổ phần Sản phẩm thép Hòa Phát  Đầu tư, sản xuất, kinh doanh ống thép, tôn mạ màu và các hoạt động phụ trợ.. 5,500 100%
2.1  Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát Sản xuất và kinh doanh thương mại ống thép. 2,000 100%
2.2 Công ty TNHH Tôn Hòa Phát Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm mạ kẽm, phủ sơn và mạ các loại hợp kim khác; sản xuất sắt, thép, gang. 2,000 100%
2.3  Công ty TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát Sản xuất thiết bị xây dựng; kinh doanh thương mại máy móc và thiết bị xây dựng và khai thác khoáng sản loại nhỏ và vừa. 600 100%
2.4   Công ty Cổ phần Sản xuất Container Hòa Phát Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại. 3,000 100%
3. Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ. Chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, và hoạt động dịch vụ chăn nuôi.

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản

3,100 100%
3.1 Công ty TNHH Thức ănchăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên Sản xuất, buôn bán thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. 800 100%
3.2  Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát Chăn nuôi, cung cấp heo giống, heo thịt. 1,200 100%
3.3 Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát Chăn nuôi trâu, bò; hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và sau thu hoạch. 500 100%
3.4 Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát Chăn nuôi gia cầm. 400 100%
4. Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Hòa Phát Đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản và các hoạt động phụ trợ. 6,000 100%
4.1 Công ty CP Xây dựng vàPhát triển Đô thị Hòa Phát Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, kinh doanh bất động sản. 5,300 100%
4.2  Công ty CP Phát triểnBất động sản Hòa Phát Sài Gòn Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 500 100%
4.3  Công ty CP Phát triển Bất động sản Hòa Phát Hà Nội Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 200 100%
5. Công ty Cổ phần Điện máy Gia dụng Hòa Phát Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện máy gia dụng 1,000 100%
5.1 Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát Sản xuất và kinh doanh thương mại sản phẩm điện lạnh. 300 100%
5.2 Công ty CP Điện máy Gia dụng Hòa Phát Hà Nam Sản xuất và kinh doanh thương mại sản phẩm điện lạnh. 400 100%

Phân tích chi tiết rủi ro

Với đặc thù của doanh nghiệp sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực, quy mô hoạt động rộng khắp lãnh thổ Việt Nam và bước đầu đầu tư ra quốc tế, Tập đoàn Hòa Phát không thể tránh khỏi những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.

Để phòng ngừa hiệu quả các rủi ro này, Tập đoàn đề ra những biện pháp cụ thể với từng nhóm rủi ro trọng yếu, đặc biệt là trong phòng ngừa rủi ro về dịch bệnh, pháp lý, nhân sự và chính sách.

#1. Rủi ro dịch bệnh

  • Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong nước, làn sóng dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương.
  • Trong nhiều thời điểm, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nhằm hạn chế, kiểm soát dịch bệnh. Việc này đã làm ảnh hưởng đến logistic chuỗi cung ứng, làm giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.
  • Bênh cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc phát sinh thêm nhiều chi phí chống dịch, thiếu hụt nhân sự cục bộ do phải cách li, làm gián đoạn hoạt động sản xuất, hoạt động bán hàng có khả năng bị suy giảm,…

#2. Rủi ro tài chính

  • Tỷ trọng nhập khẩu chiếm 73% tổng giá vốn toàn tập đoàn năm 2021 cho thấy lượng nguyên vật liệu đầu vào của tập đoàn như than, quặng,… phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cấp hàng từ nước ngoài.
  • Giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, vì vậy tỷ giá ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất. Tỷ giá tăng dẫn tới chi phí mua nguyên liệu tăng, chi phí tài chính tăng. Do vậy quản trị rủi ro tỷ giá là công việc cần được xử lý hàng ngày.
  • Bên cạnh đó, với việc sử dụng các khoản vay, công cụ tài chính, sản phẩm phái sinh có lãi suất, đặt ra những thách thức cho Hòa Phát về quản trị rủi ro lãi suất đảm bảo quản lý hiệu quả chi phí lãi vay.

#3. Rủi ro thương mại quốc tế

  • Không chỉ lao đao vì dịch bệnh, thép xuất khẩu còn đối diện với hàng loạt nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại khi ra thị trường thế giới, khiến cho ngành thép Việt Nam phải đối mặt với khó khăn kép trong năm 2021.
  • Ðặc biệt, thép nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ đang ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ trong nước. Xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thị trường bất động sản, xây dựng trong nước chưa có tín hiệu khởi sắc. Song đây cũng là “phép thử” để Hòa Phát cơ cấu lại, nâng cao sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.

#4. Rủi ro nhân sự

  • Với trên 27.600 CBCNV (tính tới 2021) đến từ các vùng miền trên cả nước, tuổi đời lao động trẻ, biến động về nhân sự luôn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm giải quyết.
  • Trong khi lĩnh vực sản xuất thép luôn đòi hỏi lượng lớn lao động kỹ thuật có chuyên môn và tay nghề cao, hệ thống đào tạo của Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí chế tạo lại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

#5. Rủi ro chính sách

  • Nếu như khó khăn các doanh nghiệp nhỏ thường đề cập tới là tiếp cận vốn, đất đai, thị trường, khách hàng,… thì với các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát lại là rủi ro về thay đổi chính sách và thủ tục hành chính.
  • 5 năm qua, các chính sách, quy định pháp luật kinh doanh của Việt Nam thường thay đổi bất ngờ, diễn ra quá nhanh trong thời gian ngắn. Trong khi đó, doanh nghiệp cần những chính sách ổn định lâu dài, minh bạch, dễ dự báo, áp dụng nhất quán để yên tâm sản xuất kinh doanh.

Tình hình hoạt động kinh doanh

Hòa Phát liên tục tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm.

hpg
Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của Hòa Phát giai đoạn 2011 – 2021

Trong đó Thép là sản phẩm chủ lực chiếm 69% doanh thu và đóng góp 83% lợi nhuận của cả tập đoàn.

hpg
Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của HPG năm 2021

Về hiệu quả hoạt động, các chỉ số quan trọng khi đánh giá hiệu quả là ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) được duy trì ở mức cao cho thấy nỗ lực của Tập đoàn trong việc sử dụng vốn của cổ đông.

HPG
Biểu đồ ROE, ROA của HPG giai đoạn 2017 – 2022

Về năng lực sản xuất, năng lực sản xuất của Hòa Phát đã tăng lên 28 lần so với thời điểm năm 2001. Từ 300,000 tấn/năm theo công nghệ lò điện, hiện nay Hòa Phát đã phát triển nâng năng lực sản xuất lên 8.5 triệu tấn năm vào quý 1/2021, thời điểm lò cao số 4 của khu liên hợp gang thép Dung Quất chính thức đi vào hoạt động.

HPG
Biểu đồ năng lực sản xuất Thép Hòa Phát qua 20 năm (tấn/năm)

Với năng lực sản xuất thép này, Hòa Phát đã vươn lên là doanh nghiệp sản xuất thép số 1 tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, tương đương Top 50 đơn vị sản xuất thép thô lớn nhất toàn cầu (theo World Steel 2021).

HPG
Biểu đồ thị phần thép xây dựng của Hòa Phát giai đoạn 2013 – 2021

Trong năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng gần 3,9 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 14% so với cùng kỳ. Thị phần thép xây dựng Hòa Phát duy trì vững chắc ở vị trí số 1 với 32,6%.

Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án

#1. Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2

  • Địa chỉ: Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
  • Tổng vốn đầu tư: 85.000 tỷ đồng
  • Công suất: 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm
  • Tiến độ: Dự kiến bắt đầu khởi công trong Quý I/2022
  • Thời gian thi công trong vòng 03 năm, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2024

#2. Dự án Nhà máy sản xuất container Hòa Phát – Bà Rịa Vũng Tàu

  • Địa chỉ: Khu B5, đường Đ, KCN Phú Mỹ II mở rộng, phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Vốn đầu tư: 3.000 tỷ đồng
  • Công suất: 500.000 TEU/năm, trong đó modul giai đoạn 1 là 200.000 TEU/năm
  • Tiến độ: Dự án được khởi công từ tháng 11/2021. Dự kiến Nhà máy được đưa vào chạy thử trong Quý III/2022 và bắt đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường từ Quý IV/2022

#3. Dự án Khu đô thị Bắc Phố Nối, Hưng Yên

  • Địa chỉ: xã Phan Đình Phùng, xã Nhân Hòa, thị trấn Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
  • Diện tích: 262 ha
  • Quy mô: Tổ hợp khu đô thị gắn liền hạ tầng xã hội bao gồm trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng, chung cư cao tầng, thấp tầng, nhà liền kề, nhà biệt thự
  • Tổng đầu tư: Dự án chia thành 2 phân kỳ. Tổng đầu tư phân kỳ 1 dự kiến khoảng 6.500 tỷ đồng.
  • Sau khi hoàn thành phân kỳ 1 sẽ tiếp tục đầu tư phân kỳ 2.

Thông tin ban điều hành

#1. Tổng giám đốc

NGUYỄN VIỆT THẮNG – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc

  • Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Xây dựng ĐH Xây dựng Hà Nội.
  • Ngày vào Công ty: Năm 2003

Ông Nguyễn Việt Thắng có gần 20 năm kinh nghiệm lãnh đạo tại Tập đoàn Hòa Phát với các vị trí:

  • Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn
  • Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát
  • Giám đốc Công ty Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên
  • Giám đốc Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương.

Ngày 26/4/2021, ông Thắng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát.

#2. Phó Tổng Giám đốc

NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN  – Phó Tổng Giám đốc

  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội.
  • Ngày vào Công ty: Năm 1998

Trước khi giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (từ 01/09/2010), bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên đã giữ các chức vụ như:

  • Kế toán trưởng Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
  • Trưởng ban Kiểm soát và Pháp chế Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát

#3. Kế toán trưởng

PHẠM THỊ KIM OANH – Kế toán trưởng

  • Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Kinh tế ĐH Kinh tế Quốc dân.
  • Ngày vào Công ty: Năm 2008 Bà Phạm Thị Kim Oanh giữ vị trí Kế toán trưởng Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát kể từ ngày 28/04/2016.

Cập nhật mới nhất về thông tin lý lịch và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên ban điều hành tại đây

Cơ cấu cổ đông

Cơ cấu cổ đông của HPG chủ yếu là:

  • Cổ đông chiến lược ~ 46.39%
  • Cổ đông thông thường ~ 36%

HPG

Trong đó Chủ tịch Trần Đình Long và vợ là Vũ Thị Hiền đang là những cổ đông lớn nhất của Hòa Phát.

HPG
Biểu đồ cơ cấu cổ đông, quỹ đầu tư của HPG

Danh sách thành viên hội đồng quản trị

#1. Chủ tịch Hội đồng quản trị

TRẦN ĐÌNH LONG – Chủ tịch Hội đồng quản trị

  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Ngày vào Công ty: Năm 1992

Ông Trần Đình Long là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát. Ông đã xây dựng nền móng đầu tiên của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát, tiền thân Công ty TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát và của Tập đoàn Hòa Phát hiện nay.

Ông quy tụ được nhiều cán bộ giỏi về chuyên môn, đồng tâm về chí hướng, có tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Hòa Phát, ông luôn là người định  hướng chiến lược cho từng Công ty.

#2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

TRẦN TUẤN DƯƠNG – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Ngày vào Công ty: Năm 1992

Trước khi giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (từ tháng 1/2007), ông Trần Tuấn Dương đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo tại nhiều Công ty thành viên của Tập đoàn như:

  • Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát
  • Công ty CP Nội thất Hòa Phát
  • Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

Với bề dày kinh nghiệm, ông đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của thương hiệu thép Hòa Phát nói riêng cũng như toàn Tập đoàn nói chung.

#3. Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

NGUYỄN MẠNH TUẤN  – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Ngày vào Công ty: Năm 1996 Năm 1996, ông Nguyễn Mạnh Tuấn là Phó Giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát kiêm Trưởng phòng Kinh doanh. Từ tháng 10/2004, ông Tuấn đảm nhiệm vai trò Giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.

Cập nhật mới nhất thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị của HPG tại đây.

Kế hoạch và định hướng

Để trong năm 2022 nước ta đạt được sự phục hồi và phát triển kinh tế như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP thì ngay từ năm 2021 Chính phủ đã có sự chuyển hướng chiến lược về phòng, chống dịch bệnh.

Ngày 11/10/2021, Chính phủ ra Nghị quyết 128/NQ-CP về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, đánh dấu việc Việt Nam chính thức từ bỏ chiến lược “Zero COVID-19” nhằm phục hồi kinh tế – xã hội một cách tốt nhất. Việc chuyển hướng chiến lược này đã tạo ra tiền đề thuận lợi cho kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi và tiếp tục phát triển trong năm 2022.

Hội đồng Quản trị định hướng Hòa Phát sẽ luôn ở trong tâm thế sẵn sàng thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hìnhđể sản xuất – kinh doanh có hiệu quả và phát huy những kết quả tốt đã đạt được trong năm 2021. Với tâm thế đó, Hội đồng Quản trị Tập đoàn định hướng năm 2022 như sau:

  • Tích cực thực hiện Dự án chuyển đổi số với lộ trình đầu tư 39 hạng mục nhằm số hóa dữ liệu, tiến tới chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025.
  • Đẩy nhanh thực hiện các dự án quan trọng của Tập đoàn. Đặc biệt là Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 và các dự án bất động sản tại các tỉnh thành trên cả nước….
  • Nghiên cứu, tìm hiểu các dự án mới, lĩnh vực mới, đặc biệt là phát triển theo chiều sâu đối với các dự án có liên quan đến các mảng hoạt động của Tập đoàn nhằm tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có.
  • Tăng cường công tác quản trị Tập đoàn, nâng cao hoạt động quản trị rủi ro.
  • Đảm bảo ổn định tinh thần và động lực làm việc của người lao động, đặc biệt trong giai đoạn diễn biến bất ổn của dịch COVID-19 như năm vừa qua.
  • Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, tài trợ, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội phải trải qua nhiều bất ổn từ dịch bệnh, thiên tai.

Phát triển bền vững

#1. Hòa phát hướng tới giảm phát thải, sản xuất thép xanh

Tập đoàn Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với công suất thép thô 8,5 triệu tấn/năm. Các Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Hải Dương và Quảng Ngãi đều áp dụng quy trình sản xuất thép khép kín từ thượng nguồn (quặng sắt) tới các loại thép thành phẩm.

Hòa Phát đã dành 20-30% tổng vốn cố định cho các hạng mục xử lý môi trường, đảm bảo đáp ứng ở mức tốt hơn các tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam, hướng tới sản xuất thép xanh, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

#2. Công nghệ sản xuất tổng thể

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát sản xuất theo phương pháp đầu tư chế biến sâu từ quặng sắt với lưu trình công nghệ: (Thiêu kết + Vê viên + Than cốc)  Lò cao  Lò thổi  Đúc phôi  Cán thép. Các công đoạn đều ứng dụng công nghệ mới, trang thiết bị sản xuất tiên tiến, trình độ tự động hóa cao và đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

Quá trình sản xuất được thực hiện với hệ thống tự động và điều khiển tập trung tại các Phòng điều khiển trung tâm. Khí thải từ quá trình luyện gang lò cao, thiêu kết, luyện thép được giám sát tự động liên tục.

HPG

Nhiệt dư, khí than trong quá trình luyện than coke, luyện gang thép được tận dụng tối đa để vận hành máy phát điện, phục vụ trở lại sản xuất. Nhà máy luyện cốc sử dụng phương pháp làm nguội cốc bằng công nghệ dập coke khô (CDQ) cho phép thu hồi nhiệt để phát điện. Toàn bộ bụi từ các hệ thống lọc bụi đều được thu hồi tuần hoàn chuyển sang công đoạn thiêu kết để làm nguyên liệu.

#3. Khu liên hợp sản xuất gang thép hòa phát dung quất – quảng ngãi

Với công suất trên 5 triệu tấn/năm, Khu liên hợp (KLH) này có gần 82 ống khói thải đi kèm là các hệ thống lọc bụi, xử lý khí thải. Hệ thống lọc bụi túi vải được lắp đặt tại khu vực Nhà máy Vôi xi măng, Nhà máy luyện gang, Nhà máy luyện thép, Nhà máy thiêu kết vê viên, Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy nguyên liệu, Nhà máy luyện coke. Ngoài ra, các Nhà máy nhiệt điện, thiêu kết, vê viên, luyện thép còn có thêm hệ thống khử lưu huỳnh, hệ thống lọc bụi trọng lực, lọc bụi tĩnh điện, xử lý NOx, xử lý Dioxin/Furan.

Về nước thải, KLH có 02 hạng mục xử lý nước thải sản xuất 800 m3/h và nước thải sinh hoạt 1.100 m3/ngày đêm. Ngoài ra KLH đã đầu tư trạm xử lý nước trung tâm xử lý nước mặt khai thác từ sông Trà Bồng với tổng công suất thiết kế là hơn 100.000 m3/h cung cấp cho các hạng mục nước làm mát tuần hoàn, sinh hoạt và PCCC. Công nghệ xử lý nước chính được áp dụng là biện pháp hóa lý (keo tụ tạo bông kết hợp lắng) hoặc giải nhiệt qua tháp làm mát.

Về nước thải công nghiệp, kết quả quan trắc chất lượng nước thải công nghiệp tại đầu ra trạm xử lý nước thải sản xuất tập trung (800 m3/h) – Công ty CP thép Hòa Phát Dung Quất cho thấy, hầu hết các thông số tại thời điểm Phát Dung Quất đã lắp đặt 14 trạm quan trắc tự động, liên tục khí thải và nước thải và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ngãi để giám sát các chỉ số môi trường trong quá trình hoạt động.

Ngoài ra, Công ty thực hiện phủ xanh khoảng 47 ha cây xanh trong khuôn viên KLH, tổ chức diễn tập định kỳ ứng phó sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động theo quy định.

Tất cả các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường của Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành. Tháng 1/2022, tổ chức BSI (Anh Quốc) đã cấp chứng nhận đáp ứng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018.

#4. Phát triển sản phẩm mới

Với một Tập đoàn sản xuất công nghiệp, việc không ngừng nghiên cứu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Phát triển sản phẩm mới không chỉ có ý nghĩa phục vụ thị trường tốt hơn mà còn tạo thêm động lực tăng trưởng trong dài hạn cho Hòa Phát.

#5. Hòa Phát cung cấp thép cuộn chất lượng cao làm đinh vít, thay thế hàng nhập khẩu

Trong chiến lược phát triển chuỗi sản phẩm thép chất lượng cao, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã nghiên cứu và sản xuất thành công thép cuộn các bon SWRCH22A làm nguyên liệu thay thế hàng nhập khẩu sản xuất đinh ốc vít lô lớn.

Giữa năm 2021, đội ngũ kỹ thuật công nghệ của Thép Hòa Phát Dung Quất đã cải tiến phương pháp sản xuất, cho ra đời dòng thép cuộn SWRCH22A (theo tiêu chuẩn JIS). Theo đánh giá của các doanh nghiệp cơ khí tại Bình Dương, thép cuộn SWRCH22A của Hòa Phát có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất các loại đinh có yêu cầu cao hơn.

Thép cuộn nguyên liệu cho sản xuất đinh vít có đường kính Ф 5,5- Ф16, sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM của Mỹ và JIS của Nhật Bản và có tính chất cơ lý đặc biệt. Riêng tại phía Nam, nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất định ốc vít trung bình từ 30.000 – 40.000 tấn mỗi tháng và ngày càng tăng nhanh.

Với dây chuyền công nghệ hiện đại, luyện thép từ quặng sắt, thép Hòa Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được hàng loạt các sản phẩm đặc thù như thép cuộn rút dây, thép làm lõi que hàn, làm thép dự ứng lực và hay thép cuộn làm đinh ốc, vít.

Ngoài ra, Hòa Phát vẫn đang tích cực nghiên cứu sản xuất thêm nhiều chủng loại thép chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, như thép làm vỏ container, thép làm tanh lốp ô tô, thép đinh vít khác,…

#6. Hòa Phát tiên phong sản xuất container rỗng

Nằm trong chiến lược chế biến sâu các sản phẩm thép từ thượng nguồn, tháng 4/2021, Tập đoàn thành lập Công ty CP Sản xuất container Hòa Phát để triển khai dự án Nhà máy sản xuất vỏ container rỗng đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án có quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm vỏ container phổ biến, có chiều dài 20-40 feet. Trong đó, modul giai đoạn 1 có công suất 200.000 TEU/năm

Sản phẩm container của Hòa Phát có nhiều lợi thế cạnh tranh:

  • Thứ nhất, nguyên liệu cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng tự nhiên, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Tại Việt Nam, chỉ có Hòa Phát sản xuất được loại thép này.
  • Thứ hai, nguồn ván gỗ và phụ kiện nguyên liệu khác trong nước cũng dồi dào không phải nhập khẩu.
  • Thứ ba, chi phí điện sản xuất và chi phí nhân công ở Việt Nam vẫn đang có lợi thế thấp hơn so với thị trường Trung Quốc. Mặt khác, Nhà máy sản xuất container Hòa Phát đặt tại vùng kinh tế trọng điểm điểm phía Nam, trong chuỗi logistic cụm cảng Cái Mép, Thị vải, Cảng Cát Lái, rất thuận lợi cho đầu ra sản phẩm.

Với những lợi thế lớn nói trên, sản phẩm container của Hòa Phát sản xuất ra sẽ có giá thành tương đương hoặc thấp hơn Trung Quốc.

Đây sẽ là một kênh tiêu thụ sản phẩm sau thép cho Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, góp phần gia tăng chuỗi giá trị sản xuất khép kín và đa dạng hóa kênh tiêu thụ thép của Tập đoàn.

Dự kiến từ quý IV/2022, những sản phẩm container rỗng đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát sẽ có mặt trên thị trường.

#7. Tiến xa hơn với chuyển đổi số

Trong năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đã bắt đầu triển khai kế hoạch dài hạn liên quan đến chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu hoạt động xuyên suốt, tinh gọn, thông minh hơn, tạo ra giá trị mới trong chuỗi cung ứng và nâng cao EBITDA.

Lộ trình Chuyển đổi số của Hòa Phát giai đoạn 2021 – 2025 bao gồm triển khai đầu tư 30 hạng mục hạ tầng, bảo mật và vận hành, 9 hạng mục ứng dụng và dữ liệu. Để triển khai lộ trình này, ngày 06/07/2021, Tập đoàn Hòa Phát đã thành lập Ban Triển khai Chuyển đổi số để triển khai một số lĩnh vực được ưu tiên: Nhà máy thông minh, Văn phòng điện tử và Quản trị nhân sự.

#8. Nhà máy thông minh

Từ đầu năm 2019, Tập đoàn đã ứng dụng thử nghiệm giải pháp ERP-SAP tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Với giải pháp hiện có, Thép Hòa Phát Dung Quất đã có hệ thống quản trị chuẩn quốc tế, giúp nâng cao năng lực quản trị, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh

Sau 2 năm triển khai và sử dụng ERP-SAP, ngày 21/12/2021 giải pháp báo cáo thông minh đã được đưa vào vận hành với dữ liệu kết nối tập trung, dễ dàng xây dựng các báo cáo quản trị (KPIs) đa chiều phục vụ Ban Điều hành. Cụ thể đã có 18 Dashboards hoàn thành, 137 KPIs chi tiết được thống nhất, 18 Stories đã được triển khai.

Việc chuẩn hóa số liệu và xây dựng báo cáo phân tích chỉ số giúp cung cấp những thông tin quan trọng tức thời về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản lượng bán hàng, tồn kho, v,v… của Công ty. Qua đó, Ban Giám đốc Công ty và lãnh đạo Tập đoàn nắm được, theo dõi quá trình vận hành, hoạt động của Thép Hòa Phát Dung Quất để chỉ đạo kịp thời.

Ngoài hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP-SAP, Thép Hòa Phát Dung Quất còn triển khai giải pháp quản lý nguồn năng lượng nhằm tối ưu hoá năng lực sản xuất. Ngày 06/09/2021, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất chính thức vận hành (Go-live) hệ thống Quản lý nguồn năng lượng (EMS) cho toàn Khu liên hợp.

Hệ thống EMS là hệ thống Quản lý tập trung và giám sát toàn bộ nguồn năng lượng của công ty bao gồm hệ thống điện, động lực và môi chất năng lực như khí than, khí nén, hơi nước, Oxy, Nitơ, Argon,… thông qua việc thu thập và giám sát dữ liệu theo thời gian thực (EMS SCADA).

Hệ thống EMS cung cấp các module chức năng quản lý chỉ tiêu tiêu hao nguồn năng lượng; quản lý hiệu suất năng lượng của cụm thiết bị, dây chuyền; quản lý kế hoạch cân bằng nguồn năng lượng… giúp người vận hành kiểm soát, phân tích mức tiêu thụ năng lượng của từng thiết bị hệ thống; phát hiện nguyên nhân bất thường để giảm thiểu sự cố liên quan và tối ưu hoá quá trình sử dụng môi chất năng lượng.

Sau hơn 1 năm triển khai, hệ thống đã hoàn thiện việc thu thập tại 14 trạm động lực, 36 trạm điện với 26.407 điểm đo tín hiệu và 1.133 thiết bị đo lường. Hệ thống được cài đặt tại Trung tâm dữ liệu và vận hành quản lý tại Phòng Điều độ trung tâm của Công ty.

 

Tài chính của HPG

Lịch sử giá
% 7D
1.71%
% 1M
3.00%
% YTD
1.74%
% 1Y
4.54%
Khối lượng giao dịch TB 10 phiên23,947,880
Beta 5 năm1.41
Định giá
P/E (TTM)13.57
P/B (FQ)1.48
EV/EBITDA10.16
Tỷ suất cổ tức-
Giá trị nội tại

Báo cáo phân tích

Báo cáo
Giá mục tiêu / Khuyến nghị
Báo cáo cập nhật
Nguồn: ACBS18/11/2024
32,900
MUA
Vua thép
Nguồn: BSC06/11/2024
37,500
MUA

Tin công ty

HPG: Thông báo lợi nhuận sau thuế quý 3/2024
1 tháng trước
HPG: CBTT doanh thu quý 3/2024
1 tháng trước
HPG: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu người liên quan của Người nội bộ Lê Ngọc Hồ
2 tháng trước
HPG: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 so với 6 tháng đầu năm 2023
2 tháng trước
HPG: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến người nội bộ Lê Ngọc Hồ
3 tháng trước
HPG: Kết quả kinh doanh quý 2 năm 2024
3 tháng trước
HPG: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2024
4 tháng trước
HPG: Thông báo thay đổi giấy chứng nhận ĐKDN lần thứ 36
4 tháng trước
HPG: Công bố Điều lệ công ty cập nhật
5 tháng trước
Xem thêm
Tin công ty
HPG: Thông báo lợi nhuận sau thuế quý 3/2024
1 tháng trước
HPG: CBTT doanh thu quý 3/2024
1 tháng trước
HPG: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu người liên quan của Người nội bộ Lê Ngọc Hồ
2 tháng trước

Có thể bạn sẽ quan tâm

18,800
+150
0.80%
Vốn hóa
11,674T
Khối lượng giao dịch
3,127,900
P/E
22.89
19,300
+200
1.00%
Vốn hóa
5,081T
Khối lượng giao dịch
1,430,500
P/E
11.12
14,600
-
0.00%
Vốn hóa
2,363T
Khối lượng giao dịch
291,200
P/E
40.82
7,200
-
0.00%
Vốn hóa
4,881T
Khối lượng giao dịch
116,700
P/E
48.84

Có thể bạn sẽ quan tâm

cổ phiếu NKG

NKG

(HOSE)
19,300
+200
1.00%
cổ phiếu SHI

SHI

(HOSE)
14,600
-
0.00%
cổ phiếu TVN

TVN

(UPCOM)
7,200
-
0.00%
Simplize
Simplize

make investing Simple

Download on the

App Store

Get it on

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status
© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status
© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668