Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Bạn chưa có thông báo
QTP: Điểm đáng lưu ý trong báo cáo quý 2 (Update)

QTP: Điểm đáng lưu ý trong báo cáo quý 2 (Update)

Tuấn Trần
0 bình luận
2 tháng trước
Đã được kiểm duyệt nội dung bởi Chuyên gia

Khánh Phan, FRM

Anh Khánh Phan, FRM có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, quản trị rủi ro tài chính, và đầu tư chứng khoán. Anh có hơn 5 năm ở vị trí quản lý cấp cao ở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), hơn 5 năm ở vị trí Giám đốc quỹ đầu tư, và gần 2 năm làm việc ở vị trí Kiểm toán viên ở KPMG (Big4 Kiểm toán). Anh tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế đối ngoại và Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng – Đại học Ngoại thương Hà Nội. Anh là 1 trong 10 người đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành chứng chỉ FRM và là Supervisor đại diện của GARP tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2020.
Xem chi tiết
Đã được kiểm duyệt nội dung bởi Chuyên gia
Khánh Phan, FRM

Mục lục

CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán QTP) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với nhiều điểm đáng lưu ý.

Trong báo cáo này, QTP đã ghi nhận mức doanh thu đạt 3,708.42 tỷ đồng, tăng 53.5% so với cùng kỳ.

Tuy vậy lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 299.42 tỷ đồng, giảm 13.62% so với quý 2 năm ngoái.

Tóm tắt kết quả kinh doanh quý 2.2023 của QTP (Nguồn: Simplize – Chỉ số tài chính)

Đây là một kết quả khó hiểu cho một doanh nghiệp nhiệt điện được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng trong thời gian tới.

Vậy có những yếu tố gì ẩn sau những con số này?

Hãy cùng Simplize tìm hiểu trong bài viết này.

Doanh thu tăng trưởng nhờ nhu cầu lớn

Trái ngược với sự suy giảm nhu cầu điện trong quý 1.2023 do kinh tế tăng trưởng chậm lại thì trong quý 2, nhu cầu tiêu thụ điện phục hồi mạnh mẽ, trong khi đó nguồn cung từ thủy điện không đủ đáp ứng, đã tạo điều kiện cho nhóm nhiệt điện nói chung và QTP nói riêng được huy động với công suất cao.

Thậm chí, sản lượng điện do QTP sản xuất trong tháng 5/2023 đạt 806.5 triệu kWh, vượt 34.6 triệu kWh so với kế hoạch tháng. Đây là mức sản lượng điện cao nhất theo tháng kể từ khi nhà máy đi vào vận hành.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng điện đạt 4,13 tỷ kWh, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022, và hoàn thành 55% kế hoạch sản lượng cả năm.

Nhờ vào sản lượng điện sản xuất cao và giá bán điện ổn định, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của QTP trong quý 2 ghi nhận 3,708.42 tỷ đồng, tăng trưởng 53.50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng là mức doanh thu cao nhất (tính theo quý) trong lịch sử hoạt động của QTP.

Nguồn: Simplize – Số liệu tài chính

Giá than neo ở mức cao khiến lợi nhuận đi ngang

Tuy nhiên, việc chi phí nguyên vật liệu tăng cao đã khiến cho giá vốn hàng bán của QTP trong quý 2 tăng mạnh lên 3,409.0 tỷ đồng, chiếm 92% doanh thu, tăng +64.75% so với cùng kỳ.

Chi phí nguyên vật liệu tăng +79.13% so với cùng kỳ là nguyên nhân chính khiến giá vốn hàng bán quý 2 của QTP tăng mạnh (Nguồn: Thuyết minh BCTC QTP)

Nguyên nhân chính là do nguồn cung than trong nước không kịp đáp ứng cho nhu cầu phát điện, buộc TKV phải nhập khẩu than từ Indonesia với giá cao.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, giá than nhập khẩu từ Indonesia vào Việt Nam trong quý 2/2023 trung bình là 121.8 USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với quý 2/2022 (62.7 USD/tấn) và tăng 18.6% so với quý trước.

Giá than nhập khẩu từ Indonesia vào Việt Nam theo quý (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Thời gian tới, giá than thế giới được dự báo sẽ giảm nhẹ trong quý 3.2023 do nhu cầu điện giảm do thời tiết mát mẻ hơn và nguồn cung than tăng từ các nước sản xuất. Điều này cũng góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của QTP.

“Ẩn số” Trích trước chi phí sửa chữa lớn

QTP hiện đang vận hành 4 tổ máy phát điện (công suất mỗi tổ máy là 300 MW), được xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.

Hàng năm, QTP đều tiến hành việc trung tu 1 tổ máy và đại tu 1 tổ máy để đảm bảo hiệu quả vận hành và an toàn kỹ thuật.

Tổng chi phí cho việc sửa chữa lớn này ước tính khoảng 340 tỷ đồng, được hạch toán thẳng vào giá vốn hàng bán.

Năm 2022, QTP đã hạch toán chi phí sửa chữa lớn cho 2 tổ máy trong 2 quý cuối năm, nên kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm rất cao.

Tuy nhiên, năm nay hoạt động sửa chữa lớn cho tổ máy số 2 dự kiến sẽ diễn ra trong quý 3 này thì QTP đã thực hiện “trích lập trước chi phí” cho hoạt động này ngay từ quý 2, với số tiền là hơn 261.6 tỷ đồng.

Đây cũng là nguyên nhân khiến giá vốn quý 2 của QTP tăng mạnh so với cùng kỳ (bên cạnh việc giá than nguyên vật liệu đang neo cao).

Nguồn: Thuyết minh BCTC quý 2.2023 của QTP

Do đó, trong 2 quý cuối năm, tôi tin rằng QTP sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn vì sẽ không phải trích lập sữa chữa lớn, thậm chí là có thể hoàn nhập (ghi nhận chi phí thực tế thấp hơn) khi có quyết toán.

Định giá và quan điểm đầu tư

Giá cổ phiếu QTP đã tăng hơn 14% trong hơn 2 tháng qua.

Giá cổ phiếu QTP (đã điều chỉnh cổ tức) – Nguồn: Simplize

Về mặt định giá, với lợi nhuận sau thuế quý 2 đi ngang so với cùng kỳ (72.6 tỷ đồng), khiến cho định giá P/E của QTP tăng vọt lên mức 13.77, cao hơn mức median 5 năm là 9.90.

Chỉ số P/E hàng này của QTP (Nguồn: Simplize – Phân tích 360 | Định giá)

Mức định giá P/B cũng lên tận 1.35, tiệm cận vùng đỉnh P/B của QTP trong lịch sử giao dịch.

Chỉ số P/B hàng này của QTP (Nguồn: Simplize – Phân tích 360 | Định giá)

Điều này cho thấy cổ phiếu QTP có thể đang bị định giá cao, và chưa có biên an toàn đủ lớn để chúng ta có thể gia tăng tỷ trọng cho mục tiêu trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, với mức cổ tức được thông qua Đại hội cổ đông thường niên là 2,250 đồng/cp (trước đó đã tạm ứng 1,000 đồng)…

…như vậy thì sẽ còn 1,250 đ/cp sẽ được QTP chốt quyền chi trả trong thời gian tới.

Lịch sử chi trả cổ tức tiền của QTP (Nguồn: Simplize – Phân tích 360 | Cổ tức)

Với mức giá hiện tại 17,400 đồng/cp, mức tỷ suất cổ tức tương đương 7.2%, theo tôi cũng chưa thực sự hấp dẫn.

Tôi kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh thêm bởi những nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn và chưa tìm hiểu kỹ sẽ bán ra cổ phiếu khi thấy “lợi nhuận quý 2” đi ngang…

Khi đó, tôi có thể gia tăng tỷ trọng với mức chiết khấu tốt hơn, với mức tỷ suất cổ tức kỳ vọng > 8%.

 

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Tất cả dữ liệu và bài viết trên Simplize chỉ mang tính chất tham khảo và không có tính chất định hướng, phân tích, khuyến nghị mua bán cổ phiếu hay bất kỳ tài sản nào được nhắc đến. Bạn chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc sử dụng thông tin trên Simplize trong các quyết định của mình. Simplize miễn trừ mọi trách nhiệm có liên quan. Xem chi tiết điều khoản sử dụng ở đây.

Chia sẻ bài viết

Tuấn Trần

Tuấn Trần là 1 trong những chuyên gia hàng đầu về đầu tư giá trị tại Việt Nam. Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư, quản lý quỹ trước khi gia nhập Simplize. Danh mục Quỹ Income do anh Tuấn Trần quản lý có lợi nhuận bình quân +18%/năm và vượt trội hơn chỉ số VN-Index hơn 41% kể từ khi thành lập. Cổ phiếu của anh Tuấn Trần phân tích tập trung vào những nhóm ngành "khó" như ngân hàng, dầu khí, năng lượng, bán lẻ... Theo anh, đầu tư giá trị là con đường duy nhất mà nhà đầu tư cá nhân có thể chiến thắng trên thị trường chứng khoán

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668