Mục lục
Sau nhịp hồi phục khá mạnh từ đáy, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu chững lại và bắt đầu giảm mạnh từ đầu tháng 9.
Trong 2 tuần đầu tiên của tháng, VN-Index đã giảm gần 50 điểm qua đó rơi xuống mức 1.234 điểm.
Chỉ số này cũng vừa khép lại tuần điều chỉnh thứ 3 liên tiếp bằng một phiên giảm 12 điểm với sắc đỏ chiếm ưu thế trên diện rộng.
Nhóm cổ phiếu Công nghệ, Năng lượng và Nguyên vật liệu tiếp tục bị bán tháo.
Ở chiều ngược lại, nhóm Tiện ích tiếp tục đi ngược thị trường với hàng loạt các mã cổ phiếu tăng điểm như:
Thông điệp quan trọng nhất trong buổi lễ ra mắt chuỗi cửa hàng bán thịt “Heo ăn chuối” – Bapi Food tại TP.HCM hôm 16/9, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) gửi thông điệp quan trọng nhất là:
“Hoàng Anh Gia Lai thoát chết”
Phát biểu tại buổi lễ có sự góp mặt của hàng trăm khách mời là đối tác, công ty chứng khoán, phóng viên báo đài và khoảng 150 cổ đông đại diện.
Ông Đức tâm sự:
“Năm 2008 Hoàng Anh Gia Lai là một tập đoàn lớn, thành công trên nhiều lĩnh vực, trở thành công ty bất động sản số 1 Việt Nam. Đó là thời kỳ bất động sản rất nóng mà phải mất 300 triệu đồng để mua được một suất mua căn hộ.
Sau đó Hoàng Anh Gia Lai chuyển hướng qua Lào, Campuchia để đầu tư trồng cao su. Khoảng 2 tỷ USD được đầu tư vào cao su.
Thời điểm đầu tư, tính toán giá thành là 1,400 USD/tấn, giá bán là 5,000 USD/tấn, nhưng sau đó, giá cao su rớt thảm. Công ty buộc phải giơ tay đầu hàng tuyên bố mất thanh khoản. Nhiều lời đàm tiếu về Công ty nhưng thua phải chịu. May mắn thay, Chính phủ đã cho HAGL được tái cấu trúc.
Sản phẩm thực phẩm chế biến từ chuối và thịt heo của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được phân phối ra thị trường.
Năm 2015 – 2016, Tập đoàn chuyển đổi qua trồng cây ăn trái, trồng từ ớt, chanh dây, thanh long… trong điều kiện quay vòng vốn tự có (thời điểm mà doanh nghiệp không thể làm việc với bất cứ ngân hàng nào).
Lay lắt đến 2018, gặp được anh Trần Bá Dương đồng ý cùng làm Công ty Nông nghiệp, giúp HAGL. Đến nay HAGL, đã giảm từ 28,000 tỷ đồng nợ xuống còn 8,000 tỷ đồng nợ.
HAGL trải qua những lần tái cấu trúc đã chọn cây chuối và con heo, có thời gian thu hoạch ngắn hạn là cây – con chính để nuôi trồng.
Heo giá thành 43,000 đồng/kg được bán với giá 62,000 đồng/kg. Lượng chuối thải loại khoảng 200,000 tấn/năm được chế biến thành bột chuối làm thức ăn cho heo.
Nếu mở ra chuỗi cửa hàng Bapi và hoàn thành kế hoạch 1 triệu con heo, mở rộng diện tích trồng chuối, đồng thời phát triển đàn gà nuôi thả trong vườn chuối, đưa ra 20 triệu con gà trong năm 2023 thì doanh thu và lợi nhuận sẽ tiếp tục gia tăng.
Các sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai khác biệt trên thị trường, giá thành cạnh tranh nên tin rằng sản phẩm sẽ được thị trường đón nhận.
Với sản phẩm chủ lực, năm nay HAGL dự kiến lời hơn 1,000 tỷ đồng, có thể đạt 1,300 tỷ đồng và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023. Sau nhiều năm, tôi có thể nói Hoàng Anh Gia Lai đã thoát chết!”
Xem thêm tại đây.
Theo định giá của Simplize, HAG đang có giá trị khoảng 16,200 đồng/CP…
Tuy nhiên, phương pháp chiết khấu dòng tiền của HAG chỉ khoảng 1,800 đ/cp!!!
Chứng tỏ dòng tiền từ Hoạt động kinh doanh của HAG đang rất yếu!
Giá cổ phiếu tăng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố “tâm lý của nhà đầu tư” đóng vai trò không nhỏ.
Cụ thể trong trường hợp này, Hoàng Anh Gia Lai và Bầu Đức đang kể câu chuyện rất hấp dẫn là công ty thoát chết trở về.
Tuy nhiên ngay cả nếu HAG đạt mức lợi nhuận 1,300 tỷ vào năm 2023 thì EPS lúc này của công ty cũng chỉ khoảng 1,400 đ/cp tương đương với mức P/E khoảng 10 lần với vùng giá 14,000 đ/cp như ở thời điểm hiện tại.
Thông thường P/E trung bình của nhóm nông nghiệp sẽ không quá 10 lần do tính bất ổn của nhóm ngành này.
Do đó bạn hãy thận trọng trong việc đưa ra quyết định của mình.
Trong báo cáo mới công bố, CTCP Chứng khoán VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên 7.7%.
Đáng chú ý, khối phân tích cũng nâng dự báo tăng trưởng quý III lên 13.1% (từ mức dự báo 11% trước đó). Tuy nhiên tăng trưởng sau đó hạ nhiệt trong quý IV (dự báo 5 – 6%).
Khối phân tích cho biết ngày càng có nhiều đơn hàng sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam, được thúc đẩy bởi sự bất ổn nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua do chính sách Zero-COVID, cũng như tình trạng hạn hán và thiếu điện tại khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Các chuyên gia cũng cho rằng, chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy sự phục hồi ấn tượng của tiêu dùng nội địa và du lịch trong những tháng gần đây.
Ngoài ra, bất chấp những khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng và tăng trưởng toàn cầu chậm lại, các số liệu kinh tế gần đây cho thấy đà tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp tiếp tục được cải thiện trong tháng 7 và tháng 8.
VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên 7.7%
“Dữ liệu tháng 8 thậm chí còn tốt hơn so với kỳ vọng của chúng tôi trước đó với chỉ số IIP tăng 2.9% so với tháng trước (tăng 15.6% so với cùng kỳ) và chỉ số PMI tăng lên mức 51.7 điểm từ mức 51.2 điểm của tháng trước“, báo cáo nêu.
Như đã khẳng định trong các email “Góc nhìn Simplize” trước đây, Việt Nam vẫn sẽ là “vùng trũng” thu hút nguồn vốn của thế giới tìm kiếm cơ hội đầu tư sản xuất…
Nhất là khi tình hình bên phía Trung Quốc khá bất ổn và mất dần sức hút với nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, bạn hãy bình tĩnh và tự tin vào những doanh nghiệp thực sự tốt, có lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường chứng khoán. Thị trường điều chỉnh là cơ hội tốt để tích lũy những cổ phiếu này.
Đồng USD đang có chiều hướng tăng mạnh trở lại sau khi số liệu lạm phát Mỹ tháng 8 tăng cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia. Điều này dự báo gần như chắc chắn về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có đợt nâng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ 3 trong năm nay.
Sáng ngày 14/9, tỷ giá trung tâm đã quay đầu tăng mạnh 13 đồng so với phiên liền trước, đang niêm yết ở mức 23,257 VND/USD.
Đây là phiên tăng đầu tiên trong 4 phiên gần đây của tỷ giá trung tâm. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay cũng đồng loạt được điều chỉnh tăng mạnh từ 20 đến 90 đồng tùy từng ngân hàng.
Xu hướng tăng của USD đã xuất hiện từ đầu năm nay khi lạm phát của Mỹ tăng phi mã và chỉ vừa mới hạ nhiệt khi con số lạm phát tháng 7 của Mỹ được kiềm chế.
Theo các chuyên gia, tỷ giá đang là vấn đề khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, một mặt cần kiểm soát lạm phát, một mặt cần hỗ trợ các doanh nghiệp.
Theo chuyên gia tài chính Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Việt Nam cần tiếp tục kiên định sự ổn định của tỷ giá. Không cho đồng VNĐ tăng giá thì thôi chứ nhất định không để cho đồng VNĐ giảm giá.
Còn theo ông TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, nếu không ổn định được tỷ giá, Việt Nam đã vốn nhập khẩu lạm phát rồi lại nhân với tỷ giá hối đoái tăng thêm 3 – 5% nữa thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân và doanh nghiệp khi nguyên vật liệu đầu vào càng trở lên đắt đỏ. Nếu không kiểm soát được lạm phát, nguy cơ đối với nền kinh tế sẽ là rất lớn.
Ngược lại, nếu Việt Nam duy trì chính sách ổn định tỷ giá kéo dài lại có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu vì USD tăng giá cũng làm cho VND tăng giá theo so với các đồng tiền khác,…
Khi đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam đến các quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ bị đắt lên. Từ đó gây tác động bất lợi đến xuất khẩu.
Việc cân đối Tăng trưởng – Lãi suất – Tỷ giá luôn là bài đau đầu cho các nhà điều hành chính sách như trong bài báo đã nêu.
Trong bối cảnh lạm phát trên toàn cầu như hiện nay thì Simplize cho rằng Việt Nam vẫn đang làm rất tốt khi tăng trưởng GDP trên 7%, tỷ giá mất giá khoảng 4% và lạm phát được giữ ở mức dưới 4%.
Nếu Việt Nam Đồng mất giá nhiều hơn thì bạn có thể chú ý tới những doanh nghiệp xuất khẩu không phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu nhé, bởi những doanh nghiệp này sẽ có doanh thu và lợi nhuận tốt hơn đấy.
Ví dụ như:
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize