Tuần cuối cùng của tháng 7 là hạn chót để các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý 2, theo đó các ngành cũng có sự biến động trái chiều. Theo đó:
Điển hình phải kể tới cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát báo lãi quý 2 vỏn vẹn 4,023 tỷ đồng (-59% yoy)
Điều tưởng chừng như không thể – Tăng lãi suất 75 điểm cơ bản (0.75%) – thì giờ đã xảy ra 2 lần. Mức tăng 0.75% là lớn nhất kể từ năm 1994.
Đây cũng là lần đầu tiên FED nâng lãi suất 0.75% trong 2 lần liên tiếp, nhằm đối phó “lạm phát tồi tệ nhiều thập kỷ”.
Biểu đồ lãi suất gần như dựng đứng
Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện nằm trong khoảng 2.25 – 2.5%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.
Động thái chưa từng có tiền lệ này đang cho thấy FED quyết tâm đến mức nào trong cuộc chiến chống lạm phát cao nhất 4 thập kỷ qua (9.1%).
Trở lại quá khứ…
Khi đại dịch xuất hiện, FED đã tung hàng loạt các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Trong đó có việc hạ lãi suất tham chiếu xuống quanh 0%.
Dù các chính sách nới lỏng tiền tệ này khuyến khích hộ gia đình và các doanh nghiệp tăng chi tiêu, nhưng nó cũng thổi bùng lạm phát và phần nào khiến cho nền kinh tế Mỹ tăng trưởng quá nóng như hiện tại.
Giờ đây…
Khi nền kinh tế không còn cần đến sự hỗ trợ từ FED, cơ quan này đang dần giảm tốc bằng các đợt tăng lãi suất liên tiếp kể từ tháng 3.
Câu hỏi hiện tại mà các nhà đầu tư đang quan tâm là:
“Liệu FED có thể GHÌM LẠM PHÁT mà KHÔNG ĐẨY nước Mỹ vào SUY THOÁI hay không?”
Trong 11 chu kỳ thắt chặt trước, FED chỉ tránh suy thoái được 3 lần! Trong các chu kỳ đó, lạm phát đều thấp hơn bây giờ.
Đó là điều mà giới phân tích và thị trường đang lo lắng.
Chủ tịch FED Jerome Powell cũng thường xuyên nhấn mạnh: “Rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ là lạm phát dai dẳng, chứ không phải là kinh tế đi xuống”.
Khác với nhiều quốc gia, FED đóng vai trò như Ngân hàng trung ương nhưng lại hoạt động độc lập và có mục tiêu riêng, tách biệt khỏi Chính phủ Mỹ.
Qua biểu đồ thay đổi lãi suất, bạn có thể thấy FED hành động rất quyết đoán khi nhận thấy sự trở lại của “kẻ thù truyền kiếp”, lạm phát cao.
Về Việt Nam, chắc chắn chúng ta cũng sẽ bị tác động bởi chính sách của FED, nhưng bạn đừng quá lo lắng làm ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư dài hạn của mình.
Bởi Simplize cho rằng…
Việt Nam đang làm rất tốt trong việc giảm thiểu những tác động đó xuống mức thấp nhất có thể.
Minh chứng rõ ràng nhất là chúng ta vẫn đang thành công kiểm soát tỷ giá và chỉ số lạm phát vẫn đang ở mức thấp (so cả với các nước khác.)
Theo khảo sát tại một số chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm… trên địa bàn TP.Hà Nội như chợ Linh Lang, Cống Vị (Ba Đình), chợ Mỹ Đình (Nam Từ Liêm) thì giá các mặt hàng tươi gần như không đổi.
Giá rau xanh vẫn biến động nhẹ theo ngày, mỗi kg rau xà lách dao động 50,000 – 60,000 đồng/kg; cải ngọt 15,000 – 20,000 đồng/kg; bắp cải 20,000 – 25,000 đồng/kg; hay cà chua 30,000 đồng/kg…
Giá bán lẻ thịt lợn thậm chí tăng nhẹ 5,000 – 10,000 đồng/kg so với đầu tháng.
Đại diện WinCommerce cho biết trong suốt giai đoạn giá xăng tăng mạnh, doanh nghiệp đã đàm phán với các nhà cung cấp để giữ giá hàng hóa ổn định, ít biến động.
“Hiện, chúng tôi vẫn đang theo sát tình hình giá xăng dầu để tiến hành đàm phán với các nhà cung cấp về việc điều chỉnh giảm giá các mặt hàng” – Đại diện chuỗi siêu thị Winmart/Winmart+ chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, người này cũng thừa nhận hiện chưa có nhiều nhà cung cấp điều chỉnh giá kịp thời theo giá xăng.
Giá lương thực có trọng số tương đối lớn trong rổ chỉ số CPI…
Chính phủ đang rất muốn giá hàng hóa sẽ giảm theo đà giảm của giá xăng dầu để từ đó có nhiều dư địa thi hành các chính sách điều tiết của mình.
Tuy nhiên, trong quá khứ mỗi lần giá hàng hóa đã thiết lập một mặt bằng giá mới thì sẽ hiếm khi có chuyện giảm giá. Trông chờ sự tự nguyện của các nhà cung cấp là rất khó!
Với bối cảnh giá năng lượng, nguyên vật liệu biến động mạnh như hiện nay…
Nếu các nhà cung cấp có được hưởng lợi nhờ giá đầu vào giảm thì họ cũng sẽ có xu hướng tranh thủ tích lũy lợi nhuận để đề phòng rủi ro.
Do đó, theo Simplize:
“Nếu muốn giả cả hàng hóa giảm theo giá xăng dầu thì sẽ cần sự CAN THIỆP của CƠ QUAN CHỨC NĂNG và sự HỢP TÁC của các DOANH NGHIỆP LỚN”
Theo Moneyweek, nhiều tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử đều có chung đánh giá là sản phẩm sản xuất tại Việt Nam như một minh chứng cho chất lượng.
Việt Nam đang trở thành cứ điểm sản xuất hàng điện tử của Thế giới…
…khi Trung Quốc – vốn luôn chiếm lĩnh ở vị trí “công xưởng sản xuất toàn cầu” đã và đang bị thách thức do chiến lược “Zero COVID” của mình.
Sau khi hàng loạt các nhà cung ứng, lắp ráp lớn nhất của Apple chuyển chuỗi sản xuất các sản phẩm như AirPods, iPad sang Việt Nam, đến lượt…
…Xiaomi – một trong những tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu Trung Quốc cũng đã có động thái tương tự.
Giữa tháng 7 vừa qua, hàng này chính thức thông báo bắt đầu bán các sản phẩm điện thoại “Made in Vietnam” ra thị trường.
“Chất lượng các sản phẩm điện tử sản xuất tại nhà máy Việt Nam, gắn nhãn “Made in Vietnam” đều rất tốt. Chúng sẽ được bán không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn được cung ứng cho cả Đông Nam Á” – Ông KM Leong – TGĐ khu vực Đông Nam Á của Xiaomi International cho biết.
Hay như Compai – nhà lắp ráp máy tính lớn thứ 2 Thế giới đến từ Đài Loan tiết lộ đang có kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất tại Việt Nam, nhằm đáp ứng lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng của khách hàng quốc tế.
Theo ông Ngô Đăng Khoa – Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam, nhờ có dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực công nghệ…
…Việt Nam đã chuyển mình và trở thành một trung tâm sản xuất điện tử trong khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, để nâng cao việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao, tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030.
Các doanh nghiệp FDI tin tưởng, sự vươn lên của các sản phẩm điện tử “Made in Vietnam” sẽ là động lực tốt cho cả Đông Nam Á…
…khi khu vực này được dự báo sẽ là “thỏi nam châm” sản xuất điện tử của Thế giới trong thời gian tới.
Với nguồn lực lao động giá rẻ dồi dào, cơ sở hạ tầng đang được đẩy mạnh đầu tư, địa chính trị tốt, nền kinh tế hội nhập sâu rộng và sự bất ổn của thị trường Trung Quốc ngày càng lớn dần…
…thì Việt Nam là sự lựa chọn hàng đầu để các tập đoàn lớn chuyển dịch sản xuất.
Simplize cho rằng trong 1 thập kỷ tới sẽ là cơ hội rất lớn để Việt Nam phát triển kinh tế!
Trong ngắn và trung hạn các ngành như:
…sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng dịch chuyển và thu nhập của người dân tăng nhanh.
Và trong dài hạn, nếu tận dụng tốt thời cơ, nắm bắt được công nghệ, chúng ta có thể sẽ thấy những thay đổi cực kỳ lớn về CHẤT ở các doanh nghiệp Việt Nam mà VinGroup (Mã: VIC) đang cố gắng chứng minh điều này.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize
Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668