Mục lục
Thị trường chứng khoán tuần 3 tháng 10 [24/10 – 28/10] đã phục hồi ngoạn mục, giữ vững mốc kháng cự 1,000 điểm…
…mặc dù có thời điểm thị trường đã giảm xuống mức 977 điểm.
Đây là tuần thứ 3 liên tiếp VN-Index giữ mốc kháng cự cứng 1,000 điểm.
Về xu hướng ngành, nhóm Tài chính và Hàng hóa thiết yếu đang phục hồi mạnh mẽ.
Nếu nhìn sang Định giá thì nhóm Tài chính đang cực kỳ hấp dẫn trong dài hạn.
Với mức P/E ngành chỉ khoảng 9 lần và P/B ~ 1 lần…
…trong khi dự báo tăng trưởng lợi nhuận trung bình 3 năm tới 18.5/năm
Thì không quá khó hiểu khi dòng tiền trở lại “bắt đáy” nhóm ngành này đầu tiên.
Bạn có thể để ý tới những ngân hàng hoạt động hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh và ít liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp bất động sản như:
Ngày 29.10, báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định:
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, lạm phát được kiểm soát.
Trong 10 tháng qua, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ vững, điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, điều chỉnh hài hòa tỉ giá, lãi suất ở mức hợp lý, tiếp tục phát huy hiệu quả các động lực tăng trưởng, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng tăng 2.89%, tương đương cùng kỳ các năm 2018 – 2021.
Tính đến ngày 25.10, tín dụng tăng 11.48% so với cuối năm trước, điều hành tỉ giá phù hợp diễn biến thị trường, bảo đảm nhu cầu ngoại tệ trong nước, duy trì dư địa điều hành, tiếp tục củng cố niềm tin thị trường, tránh áp lực dịch chuyển dòng vốn ra khỏi thị trường Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đáng chú ý, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện tiếp tục tích cực, tính chung 10 tháng đạt 17.45 tỷ USD, tăng 15.2% so với cùng kỳ năm trước…
…góp phần giảm áp lực lên cán cân thanh toán quốc tế của nước ta trong ngắn hạn, đồng thời giúp gia tăng năng lực sản xuất mới của nền kinh tế trong thời gian tới.
Thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 103.7% dự toán, tăng 16.2% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó thu nội địa đạt 98.4% dự toán, tăng 12.1%, tạo dư địa trong điều hành tài khóa.
Bên cạnh đó hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi khá tích cực:
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, 10 tháng năm 2022, nền kinh tế cũng đã gặp phải không ít khó khăn, thách thức.
Trong đó, tác động đầu tiên là tăng trưởng của các yếu tố cả về cung và cầu của nền kinh tế tuy đã đạt ở mức cao nhưng cơ bản chưa bù đắp được mức giảm sút của năm trước do tác động của dịch COVID-19.
Thị trường tài chính, tiền tệ và chính sách điều hành đối mặt với áp lực ngày càng tăng; Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn rủi ro.
Cùng với đó, bối cảnh thế giới nhiều khó khăn, thách thức đã tác động tiêu cực và gây thêm nhiều khó khăn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong nước.
Thị trường tài chính, tiền tệ và chính sách điều hành đối mặt với áp lực ngày càng tăng do định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của FED và nhiều quốc gia.
Đọc thêm thông tin trong bài viết: tại đây
Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong thời gian gần đây tương đối thấp, đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và suy trì mặt bằng lãi suất hợp lý.
Nhìn lại giai đoạn 2011 – 2013 để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải năng lãi suất cho vay lên tới hơn 20%/năm…
…từ đó làm cả nền sản xuất, tài chính đi vào suy thoái do chi phí vốn quá cao.
Ở giai đoạn hiện tại, Simplize cho rằng nhà đầu tư cá nhân đang bị nhiễu bởi nhiều luồng thông tin thật – giả lẫn lộn dẫn đến nhiều quyết định sai lầm.
Do đó bạn tỉnh táo và nên nhớ rằng:
“Hành động càng nhiều thì càng dễ sai”
Hiệu quả đầu tư cao nhất không phải đến từ các công ty quản lỹ quỹ mà là chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư bị quên tài khoản chứng khoán.
Ngày càng có nhiều giống gạo chất lượng cao đưa vào sản xuất, giá thành cạnh tranh và lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp đang ngày càng đưa nhiều hơn gạo Việt vào các thị trường cao cấp.
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, trong tháng 10 giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 425 – 430 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay.
Với mức giá này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cao hơn giá gạo cùng loại của Ấn Độ 48 – 51 USD/tấn và Thái Lan 18 – 27 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo nhờ đó đạt hơn 6 triệu tấn, thu về gần 3 tỉ USD, tăng hơn 17% về khối lượng và hơn 7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các doanh nghiệp, đây không phải là lần đầu tiên giá gạo Việt cao hơn so với gạo của Thái Lan (đối thủ xuất khẩu lớn nhất cùng phân khúc gạo).
Thực tế trong khoảng hai năm trở lại đây, việc gạo Việt Nam bán cao hơn gạo Thái là chuyện đã dần trở nên bình thường.
Điều mà những năm trước đó rất khó xảy ra bởi gạo Việt mỗi khi xuất khẩu thường “tham chiếu” giá gạo Thái rồi giảm từ 10 – 50 USD/tấn để chào hàng.
Hiện cả ở sân nhà lẫn trên thị trường quốc tế, gạo Việt đang dần thay thế gạo Thái Lan đến mức chiến lược của Thái Lan cũng đã phải thay đổi bởi sự lớn mạnh của gạo Việt.
Ông Nguyễn Duy Thuận, tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, cho biết trước đây người tiêu dùng Việt thường ra chợ mua các loại gạo nhập khẩu từ Thái Lan vì gạo Thái dẻo thơm hơn gạo Việt.
Nhưng những năm gần đây các doanh nghiệp trong nước đã nghiên cứu ra nhiều loại gạo ngon nên người bán lấy gạo Việt để bán nhưng vẫn nói gạo Thái theo thói quen
Còn ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), cho hay không chỉ xuất khẩu sang châu Âu, gạo Việt giống Japonica (Nhật) của Công ty Trung An còn được xuất khẩu sang Thái Lan.
“Một số loại gạo Việt cùng chủng loại gạo Thái, có giá cao hơn và các thương nhân Thái cũng đang lo ngại trước sức cạnh tranh của gạo Việt và Thái Lan có thể bị mất thị phần”, ông Bình cho biết.
Gạo Việt Nam mới đây cũng ghi dấu ấn bởi lần đầu tiên món cơm chiên sử dụng gạo ST25 đến từ Việt Nam trở thành “bữa trưa đặc biệt” tại Văn phòng Nội các Nhật Bản. Trong khi ở trời Âu, thương hiệu “Cơm Việt Nam” được bày bán trên kệ 4,000 siêu thị ở Pháp.
Báo cáo của Hãng nghiên cứu thị trường Research And Markets (Hoa Kỳ) cho biết có 03 lý do chính giúp hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phát triển ổn định trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2031:
Nhóm ngành nông nghiệp luôn rất khó để đầu tư vì tính bất ổn và định giá không hấp dẫn.
Tuy nhiên thời điểm VN-Index đang ở mức thấp và Simplize cho rằng ngành Gạo Việt Nam đang phát triển đúng hướng thì bạn có thể cân nhắc những cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh lớn và định giá hấp dẫn trong ngành:
Phát biểu tại “Diễn đàn đẩy mạnh liên kết vùng – Tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã” diễn ra sáng 26/10
PGS TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra một thực tế rằng liên kết vùng của nước ta còn yếu nếu muốn phát triển liên kết vùng thì trước hết cần tháo gỡ những khó khăn về đất đai.
“Không tạo vùng lớn thì không có chuỗi nông sản”
“Nhiều người giàu lên vì đất đai nhưng chi phí về đất đai cũng cản trở sự phát triển ghê gớm, không giải quyết nút thắt thì kéo lùi sự phát triển”, ông Thiên nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này kỳ vọng sắp tới khi Luật Đất đai được sửa đổi sẽ giúp giải quyết những nút thắt trên, sửa phần gốc thay vì ngọn.
Theo PGS TS. Trần Đình Thiên, thực tế trong thời gian qua liên kết vùng chưa thực sự thành công về thực tiễn, nếu không muốn nói là thất bại.
Liên kết vùng phải có điều kiện tiên quyết nền tảng, nối kết các điều kiện tiềm năng, gắn bó với nhau không, trình độ xuất phát để bảo đảm có vùng phát triển thật, nếu không làm rõ, lập vùng ra thì không thể phát triển được.
Thêm vào đó, có cơ chế vận hành và thể chế điều hành phát triển vùng.
Sản xuất đối với nông nghiệp hiện nay ngày càng định hình rõ theo chuỗi chứ không phải sản xuất mạnh ai nấy làm, đã nói chuỗi công nghệ cao thì phải có doanh nghiệp.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, quay trở lại câu chuyện ban đầu, PGS TS. Trần Đình Thiên cho rằng, không tạo vùng lớn thì không có chuỗi nông sản, vì vậy câu chuyện đất đai rất quan trọng.
Đọc thêm thông tin trong bài viết: tại đây
Từ trước tới nay, giới đầu tư Việt Nam luôn truyền tai nhau khẩu quyết:
“Phân lô bán nền muôn đời thịnh, trồng trọt sản xuất vạn kiếp suy”
Tuy nhiên Simplize cho rằng, Chính Phủ đang rất nỗ lực để thay đổi…
…giúp Việt Nam trở thành nước phát triển bền vững, có nền sản xuất phát triển.
Nghị quyết Trung Ương 18 về đất đai và Luật đất đai sửa đổi, kiểm soát trái phiếu bất động sản,… đã cho thấy rất rõ điều này.
Những nhà đầu tư luôn thần tượng hóa đất đai và cổ phiếu đất nếu giữ nguyên quan điểm đã tồn tại từ những năm 2008 sẽ dần bị tụt hậu và có thể sẽ phải trả giá rất đắt.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize