Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Bạn chưa có thông báo
VIB: Ngân hàng nhỏ, hiệu quả “to”

VIB: Ngân hàng nhỏ, hiệu quả “to”

Tuấn Trần
0 bình luận
5 tháng trước
Đã được kiểm duyệt nội dung bởi Chuyên gia

Khánh Phan, FRM

Anh Khánh Phan, FRM có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, quản trị rủi ro tài chính, và đầu tư chứng khoán. Anh có hơn 5 năm ở vị trí quản lý cấp cao ở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), hơn 5 năm ở vị trí Giám đốc quỹ đầu tư, và gần 2 năm làm việc ở vị trí Kiểm toán viên ở KPMG (Big4 Kiểm toán). Anh tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế đối ngoại và Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng – Đại học Ngoại thương Hà Nội. Anh là 1 trong 10 người đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành chứng chỉ FRM và là Supervisor đại diện của GARP tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2020.
Xem chi tiết
Đã được kiểm duyệt nội dung bởi Chuyên gia
Khánh Phan, FRM

Trong quý 4.2022, CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) – một doanh nghiệp có nhiều khoản đầu tư tài chính khá “chắc tay” – đã mạnh tay đầu tư hơn 738 tỷ đồng vào cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.

REE mua cổ phiếu VIB
REE đã mua gần 42.2 triêu cổ phiếu VIB trong quý 4.2022 với giá trung bình (đã điều chỉnh cổ tức đầu năm 2023) khoảng 15,518 đồng/cp (Nguồn: Simplize tự ước tính)

Và tại ĐHCĐ thường niên 2023 của REE vừa qua, khi được hỏi lý do mua cổ phiếu VIB và khi nào bán cổ phiếu, Chủ tịch HĐQT – bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã có những chia sẻ:

VIB là ngân hàng mới nổi nhưng rất năng động, vấn đề nợ xấu ngân hàng này ở mức rất an toàn, vì tỷ lệ cho vay trong bất động sản chưa tới 3%.

Ngân hàng tập trung vào bán lẻ, cho vay mua nhà có số đỏ, xe hơi.

Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30%.

Năm nay ngân hàng trả cổ tức 20% bằng tiền mặt, 15% bằng cổ phiếu.

Mặt khác, REE đầu tư vào VIB là hoạt động đầu tư tài chính vì 2 năm qua đầu tư năng lượng bị tắc, đầu tư bất động sản cũng tắc, nên cơ hội đầu tư tài chính tốt. Tính trên giá cổ phiếu VIB, hiện REE đang lời hơn 20%.

REE cũng sắp nhận 20% cổ tức từ VIB, do đó REE có thể nắm giữ VIB cho đến khi có dự án năng lượng tái tạo lớn sẽ cân nhắc thoái vốn.

Việc một doanh nghiệp có tiếng như REE nhận thấy tiềm năng của VIB và đưa ra quyết định đầu tư…

Theo tôi có thể xem đây là một ý tưởng đầu tư hấp dẫn mà chúng ta có thể cân nhắc, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường vốn đang dần ổn định và ngân hàng là một trong những lựa chọn đầu tư đầy tiềm năng.

Vậy ngân hàng VIB đang hoạt động kinh doanh ra sao?

Điểm sáng trong kết quả kinh doanh 2022

#1. Duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận > 30% năm thứ 6 liên tiếp

Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của VIB cho thấy các mảng kinh doanh trọng yếu của ngân hàng đều ghi nhận kết quả tích cực, với động lực thúc đẩy từ hoạt động bán lẻ.

Theo đó, thu nhập lãi thuần của VIB tăng 26,6% trong năm qua, đạt 14,962.56 tỷ đồng. (1)

Tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 18,057.84 tỷ đồng (+21.27% yoy). (2)

Trong khi đó, nhờ tối ưu hóa vận hành, chi phí hoạt động của VIB tăng với tốc độ chậm hơn (tăng +17,3.%) lên 6,197.11 tỷ đồng.

Tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập) được cải thiện, từ mức 35.47% năm 2021 xuống còn 34.32% trong năm 2022, thuộc nhóm ngân hàng bán lẻ có hiệu quả quản trị chi phí tốt nhất.

tỷ lệ CIR của cổ phiếu VIB
VIB nằm trong top 10 ngân hàng có tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập (CIR) thấp nhất năm 2022 (Nguồn: Simplize)

Nhờ đó, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 10,581.11 tỷ đồng, tăng trưởng 32.08% so với năm 2021.

lợi nhuận trước thuế 2022 của VIB
VIB tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trên 30% năm thứ 6 liên tiếp (Nguồn: Simplize – Số liệu tài chính | Chỉ số tài chính)

Đây cũng là năm đầu tiên VIB vượt mốc lợi nhuận 10,000 tỷ đồng, tiếp tục thuộc Top 10 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất.

Hiệu quả sinh lời (ROE) của VIB dẫn đầu ngành với 3 năm liên tiếp đạt trên mức 30%.

Chỉ số ROE của VIB
VIB duy trì được tỷ lệ ROE > 30% trong 3 năm liên tiếp, dẫn đầu ngành ngân hàng (Nguồn: Simplize – Phân tích 360 | Hiệu quả hoạt động)

#2. Biên lãi ròng duy trì tốt

Biên lãi ròng (NIM) tiếp tục được cải thiện, đạt 4.72% (tăng 0.34% so với năm 2021). Đưa VIB tiếp tục lọt Top 5 ngân hàng có tỷ lệ biên lãi ròng cao nhất hệ thống.

Có được kết quả này là do:

  • Thứ nhất, VIB là ngân hàng có tỷ trọng cho vay mảng bán lẻ (chủ yếu là vay mua nhà và vay mua xe) trên tổng cho vay cao nhất toàn ngành (gần 90%), và đây là mảng cho vay lãi suất cao. Điều này đã giúp cho lợi suất sinh lời tài sản (YEA) năm 2022 tăng 0.91%, lên 8.69%
  • Thứ hai, khoản tài trợ nước ngoài trị giá 150 triệu đô la Mỹ từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vào tháng 11/2022 giúp giảm áp lực đối với chi phí huy động vốn của VIB trong năm 2022. Theo đó, chi phí sử dụng vốn năm 2022 đạt 4.30%.
Biên lãi ròng của VIB qua các năm (Nguồn: Simplize)

#3. Mảng kinh doanh thẻ tăng trưởng mạnh mẽ

Khoảng 5 năm trở lại đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng.

Và VIB là cái tên nổi bật khi luôn dẫn đầu trong các xu thế mới, với các dòng thẻ mang lại lợi ích vượt trội cho từng nhóm nhu cầu chi tiêu.

Dù mới tham gia thị trường thẻ tín dụng từ năm 2019, nhưng chỉ sau 3 năm, VIB đã thiết lập những con số đầy ấn tượng đưa ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ tín dụng.

Tính đến hết ngày 31/12/2022, VIB đã phát hành gần 3 triệu thẻ, trong đó riêng thẻ tín dụng đạt hơn 600 nghìn thẻ.

Bên cạnh đó thì con số chi tiêu của người Việt qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng hơn 8.3 lần, từ gần 9,000 tỉ đồng năm 2018 thì năm 2022 đã đạt mức 75,000 tỷ đồng.

Theo Mastercard, VIB chiếm hơn 33% tổng chi tiêu thẻ Mastercard tại Việt Nam và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng, gấp 5 đến 6 lần trung bình của Mastercard trên tất cả tiêu chí số lượng và chất lượng.

Đồng thời, ngân hàng cũng là đơn vị số hoá sớm nhất quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam. Từ 100% phát hành thẻ vật lý trước năm 2019 cho đến nay đã đạt gần 50% được phát hành qua kênh số.

Ngoài ra, VIB còn là ngân hàng thứ hai tại Việt Nam (sau VCB) được chọn làm đối tác của American Express, điều mà tôi tin rằng sẽ thúc đẩy mảng thẻ của VIB tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Qua đó, VIB một lần nữa khẳng định vị thế của một ngân hàng dẫn đầu xu thế thẻ.

Giúp VIB có thêm nguồn thu nhập ổn định và đóng góp vào việc nâng cao lợi nhuận trong tương lai.

Tuy vậy, VIB vẫn tồn tại những hạn chế trong chính sách trích lập dự phòng cho vay so với các ngân hàng khác trong ngành.

Điểm trừ về chất lượng tài sản

Tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ bao phủ nợ xấu còn thấp

Về nợ xấu, tính đến cuối năm 2022, tổng nợ xấu nội bảng của VIB tăng hơn 21.77% so với hồi đầu năm, đạt mức 5,686.84 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2.45% vào cuối năm 2022 và đây là mức cao so với mặt bằng chung của ngành (nợ xấu trung bình ngành ~1.6%)

Chúng ta cũng có thể hiểu được lý do tại sao tỉ lệ nợ xấu của VIB ở mức cao khi mà khách hàng chủ yếu của ngân hàng là ngành bán lẻ, ngành có biên lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro (cho vay) đi kèm cũng cao.

Giống như VPB trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng vậy!

Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của VIB (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính)

Bên cạnh đó…

Nếu bạn để ý, trong năm qua có rất nhiều ngân hàng đẩy mạnh trích lập dự phòng cho vay, đưa tỉ lệ bao phủ nợ xấu lên rất cao, thậm chí có ngân hàng bao phủ nợ xấu lên đến mức trên 200% và cao nhất trong lịch sử các nhà băng (như VCB).

dự phòng nợ xấu của VCB
“Anh cả” VCB trích lập dự phòng nợ xấu trên 300% (Nguồn: Simplize)

Thì với VIB, ngân hàng này lại duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức khá thấp, khoảng 53.89% (tính đến cuối năm 2022).

VIB duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức khá thấp (Nguồn: Simplize)

Đây cũng là mức thấp nếu so với các ngân hàng khác trong ngành.

So sánh tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối năm 2022 của 26 ngân hàng (Nguồn: Simplize)

Trong ĐHCĐ thường niên 2023, lãnh đạo ngân hàng đã chia sẻ thêm thông tin về các rủi ro liên quan tới danh mục cho vay của VIB.

Theo đó:

  • Khoảng 90% danh mục cho vay của công ty là khách hàng cá nhân và 91% danh mục cho vay bán lẻ là các khoản cho vay có bảo đảm;
  • Khoảng 50% danh mục cho vay bán lẻ là các khoản thế chấp với giá trị khoản vay trên tài sản đảm bảo (LTV) khoảng 70% – 80%.
  • Tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng 0,8%, thuộc top thấp nhất trên thị trường.

Ngoài ra, lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết VIB (1) chỉ cho vay đối với các dự án đã hoàn thành đủ điều kiện pháp lý cũng như bất động sản có sổ hồng, sổ đỏ và (2) áp dụng phương pháp thận trọng trong định giá tài sản thế chấp.

Vì thế, kể cả khi giá thị trường bất động sản giảm 30% – 40% thì ngân hàng vẫn có thể kiểm soát được rủi ro.

Như vậy, ta có thể thấy chất lượng nợ xấu tại VIB không quá xấu, rủi ro được kiểm soát tốt…

…tuy nhiên, với việc ngân hàng trích lập dự phòng ở mức thấp như này thì rõ ràng VIB sẽ không có “của để dành” cho tương lai như các ngân hàng khác (hiện nay các ngân hàng bắt đầu giảm trích lập cho vay giúp cho lợi nhuận tăng trưởng tốt).

Dưới góc độ của một nhà đầu tư, tôi đánh giá đây là điểm trừ với VIB, và hi vọng ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ này trong thời gian tới.

Định giá và quan điểm đầu tư

Về định giá, VIB đang giao dịch tại vùng giá quanh 20k/cp tương ứng mức định giá P/B khoảng 1.33 lần. Thấp hơn mức trung vị (median) 3 năm là 2.09

Chỉ số P/B của VIB (Nguồn: Simplize)

Thậm chí khi so sánh với các ngân hàng khác cùng quy mô, VIB cũng đang bị định giá thấp (mặc dù có tỷ lệ ROE vượt trội hơn hẳn).

So sánh định giá P/B với ROE của 1 số ngân hàng (Nguồn: Simplize)

Dựa trên mức độ tương quan giữa chỉ số P/B và ROE của các cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết , tôi cho rằng mức P/B hợp lý của VIB nằm trong khoảng 1.93 – 2.02. Tương đương mức biên an toàn > 30%.

Tôi tin rằng VIB đang là một cơ hội đầu tư hấp dẫn, là một sự lựa chọn tốt cho danh mục đầu tư dài hạn của bạn.

Với chiến lược chuyển đổi số hiệu quả, tăng trưởng mạnh mẽ trong các mảng kinh doanh trọng yếu và tỷ suất sinh lợi cao, VIB sẽ có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý điểm trừ mà tôi có nói đến trong bài viết, cũng như đánh giá kỹ các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của VIB trước khi quyết định đầu tư vào ngân hàng này.

Chia sẻ bài viết

Tuấn Trần

Tuấn Trần là 1 trong những chuyên gia hàng đầu về đầu tư giá trị tại Việt Nam. Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư, quản lý quỹ trước khi gia nhập Simplize. Danh mục Quỹ Income do anh Tuấn Trần quản lý có lợi nhuận bình quân +18%/năm và vượt trội hơn chỉ số VN-Index hơn 41% kể từ khi thành lập. Cổ phiếu của anh Tuấn Trần phân tích tập trung vào những nhóm ngành "khó" như ngân hàng, dầu khí, năng lượng, bán lẻ... Theo anh, đầu tư giá trị là con đường duy nhất mà nhà đầu tư cá nhân có thể chiến thắng trên thị trường chứng khoán

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668