Khánh Phan, FRM
Mục lục
Năm 2023 ngành nhiệt điện được đánh giá sẽ có triển vọng tăng trưởng tốt khi vị thế của thủy điện bị suy giảm do sự quay trở lại của hiện tượng El-Nino. Các nhà máy nhiệt điện sẽ có cơ hội gia tăng sản lượng nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt từ thủy điện.
Với tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai và lợi thế cạnh tranh, CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (Mã cổ phiếu: QTP) được Simplize đánh giá là một cơ hội đầu tư đáng quan tâm trong năm 2023.
Trong một báo cáo của EVN, công suất lắp đặt khu vực miền Bắc là 28.000 MW (năm 2021), trong đó thủy điện và nhiệt điện than chiếm trên 97%; và đã không có sự gia tăng đáng kể nào trong năm qua…
…trong khi mức huy động công suất tối đa đã đạt mức cao kỷ lục mới 22,800 MW vào năm 2022.
Ban đầu thì công suất lắp đặt được xem là đủ (vì công suất lắp đặt > công suất huy động), nhưng thực tế không phải vậy, do một vài nguyên nhân:
Ngoài ra, theo Quy hoạch điện 8 thì nhu cầu năng lượng hàng năm ở miền Bắc tăng trưởng kép 11%/năm (CAGR) từ năm 2011 đến năm 2020; và dự kiến sẽ duy trì tốc độ tương tự trong giai đoạn 2021-2030, cao hơn 2% công suất lắp đặt.
Do đó, khu vực phía Bắc được dự báo có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện vào năm 2024, nhất là vào mùa khô và thời điểm nắng nóng.
Điều này củng cố cho việc huy động các nhà máy nhiệt điện khu vực phía Bắc (trong đó có QTP) trong bối cảnh khan hiếm các nguồn thay thế, nhất là từ NLTT
Việt Nam sẽ chuyển từ giai đoạn La Nina (mưa nhiều) sang El Nino (mưa ít) trong năm 2023.
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà máy nhiệt điện được EVN huy động với tỷ lệ cao hơn.
Thực tế là ngay trong tháng 4, nhóm nhiệt điện (bao gồm cả điện than và điện khí) đã được huy động mạnh, trong khi nhóm thủy điểm giảm (do thiếu nước).
Đây sẽ là cơ hội tốt giúp QTP tăng trưởng trong thời gian tới.
Hiện tại, QTP đang vận hành 2 nhà máy nhiệt điện là Quảng Ninh 1 & 2 với tổng công suất thiết kế 1,200 MW.
Các nhà máy điện này còn khá mới, hiệu suất cao hơn so với các doanh nghiệp khác nên sẽ được EVN ưu tiên phân bổ sản lượng huy động ở mức cao.
Bên cạnh đó, nhà máy của QTP được đặt tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội – Bắc Giang – Quảng Ninh – Hải Phòng) với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Điều này sẽ giúp QTP có cơ hội đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh điện.
Tôi ước tính sản lượng điện thương phẩm của QTP sẽ tăng trưởng kép với tốc độ 4%/năm trong 3 năm tới.
Năm 2023, sản lượng điện thương phẩm ước tính đạt 6,682 triệu Kwh.
Nguyên liệu chính của nhà máy là than Antraxit với khối lượng tiêu thụ hàng năm khoảng 3.4 triệu tấn (cho cả nhà máy với tổng công suất 1.200 MW).
Toàn bộ nguyên liệu đầu vào của QTP được lấy từ mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả (Quảng Ninh) mua từ Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc.
Với lợi thế vị trí thuận lợi (khu vực có trữ lượng than cao nhất cả nước) nên QTP đã tiết giảm được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào.
Việc ký kết các hợp đồng cung cấp than với TKV và Tổng công ty Đông Bắc cũng giúp QTP đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp không chịu nhiều ảnh hưởng từ giá than tăng cao trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, QTP có chi phí sản xuất điện bình quân khá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành, ở mức 1,079 đồng/kWh và suất tiêu hao than cải thiện trong nhiều năm gần đây xuống mức 0.485 kg/kWh.
Giúp nhà máy giữ được biên lợi nhuận tốt hơn so với các nhà máy nhiệt điện than khác.
Đặc điểm chung của những doanh nghiệp điện là vốn đầu tư ban đầu lớn, trong đó nợ vay dài hạn chiếm tỷ trọng không hề nhỏ. Và trong giai đoạn đầu hoạt động, mỗi đồng lợi nhuận tạo ra đều sẽ được ưu tiên để trả nợ vay trước.
Sau gần 11 năm đi vào vận hành, QTP đã gần như là trả xong các khoản nợ vay này.
Tính đến cuối Quý 1.2023, tổng dư nợ vay của QTP còn khoảng 1,089 tỷ đồng (giảm đáng kể so với con số 11,000 tỷ đồng năm 2015).
Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu đạt 17.91%.
Và mỗi năm doanh nghiệp đang chi khoảng hơn 1,100 tỷ đồng để trả nợ gốc vay.
Dự kiến trong năm nay (chậm nhất là sang năm 2024) QTP sẽ tất toán xong khoản vay đầu tư của mình (và hiện tại thì doanh nghiệp chưa có nhu cầu đầu tư lớn nào cả).
Khi đó, QTP sẽ là một cổ phiếu nhiệt điện có chất lượng (giống như PPC hay NT2)…
Với giả định QTP duy trì sản lượng điện thương phẩm ổn định quanh mức 6,200 triệu Kwh điện, với giá bán điện bình quân 1,500 đồng/Kwh.
Thì dòng tiền tự do (FCF) của QTP (theo tôi ước tính) có thể duy trì ở mức 2,000 tỷ đồng/năm. Tương đương FCF/Shares = 4,500 đồng/cp trong dài hạn.
Đây được xem như là tiền đề để doanh nghiệp tăng mức chi trả cổ tức cho cổ đông trong tương lai (sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình).
Năm 2020 QTP đã bắt đầu trả cổ tức với tỷ lệ 2% (200 đ/cp) và năm 2021 là 10% (1,000 đ/cp) và năm 2022 là 16% (1,600 đ/cp)
Số dư tiền và tương đương tiền (bao gồm cả đầu tư ngắn hạn – là tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng) tính đến cuối Q1.2023 gần 1,661 tỷ đồng (~ 3,690 vnđ/CP)
Tôi cho rằng đây là những tín hiệu tích cực cho các năm trả cổ tức về sau.
Kỳ vọng mức cổ tức tối thiểu 15% trong các năm tới, tương đương mức tỷ suất cổ tức 10%/năm.
Về định giá, QTP đang được giao dịch ở vùng giá 15 – 16k/cp, tương đương P/E là 12.11 – thấp hơn mức trung bình ngành Sản xuất điện trong khu vực.
Và mức P/B là 1.13, tương đương mức trung bình ngành.
Simplize định giá QTP với giá trị hợp lý khoảng 19,600 đồng/cổ phiếu, với biên an toàn 22.17%
Bạn hoàn toàn có thể mua cổ phiếu QTP ở vùng giá hiện tại (15 – 16k) và gia tăng tỷ trọng khi giá cổ phiếu giảm thêm (giúp tăng tỷ suất cổ tức).
Với tình hình hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực, lợi thế cạnh tranh từ vị trí địa lý và công suất phát điện, cùng với sức khỏe tài chính vững mạnh và chính sách cổ tức hấp dẫn…
…tôi đánh giá cổ phiếu QTP của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh sẽ là một cơ hội đầu tư hấp dẫn trong 2 năm tới.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize