Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Bạn chưa có thông báo
Tuần 2 tháng 12.2022: Thanh khoản tiếp tục được cải thiện, dòng tiền liệu có trở lại thị trường?

Tuần 2 tháng 12.2022: Thanh khoản tiếp tục được cải thiện, dòng tiền liệu có trở lại thị trường?

Dũng Trần12/12/2022

VN-Index điều chỉnh giảm nhẹ -28 điểm (~2,6%) trong tuần giao dịch thứ 2 của tháng 12 [28.11 – 02.12]

Đáng chú ý thanh khoản thị trường tiếp tục được duy trì ở mức cao, ~13 nghìn tỷ/phiên cho thấy dòng tiền đang dần quay trở lại thị trường.

Trong đó, nhóm Năng lượng điều chỉnh mạnh nhất khi giá dầu tuần qua cũng đã giảm đáng kể.

Bạn có bỏ lỡ những thông tin quan trọng dưới đây?

  • Tuần lao dốc của giá dầu thế giới
  • Làn sóng “giảm lãi suất cho vay” lan rộng
  • Tín hiệu tốt từ việc Trung Quốc nới lỏng chống dịch

Các cổ phiếu có liên quan

  • CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR)
  • Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã: ACB)
  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Mã: VCB)

Tuần lao dốc của giá dầu thế giới

Giá dầu ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất trong nhiều tháng, giảm hơn 11% do lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng bất chấp nhiều yếu tố tăng giá.

Phiên đầu tuần 5.12 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới giảm vì hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ mạnh hơn dự kiến trong tháng 11. Điều này làm tăng những lo ngại rằng Fed sẽ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Đây là lần thứ hai giá dầu Brent giảm xuống dưới ngưỡng 80 USD/thùng trong năm nay, khi các nhà đầu tư rời khỏi thị trường đầy biến động trong bối cảnh kinh tế nhiều bất ổn.

Tính chung cả tuần, giá dầu WTI kỳ hạn đã mất 11.2% còn giá dầu Brent cũng mất 11.1%.

Đây là mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 4.2022 đối với dầu WTI và kể từ đầu tháng 8 đối với dầu Brent.

Trong nước, ngày 12.12, giá bán lẻ xăng dầu sẽ được điều chỉnh theo chu kỳ tại kỳ điều hành giá của Liên Bộ Tài Chính – Công Thương.

Theo nhiều dự kiến, giá xăng sẽ giảm khoảng 1,300 – 1,500 đồng/lít. Nếu trích quỹ bình ổn, mặt hàng này có thể giảm ít hơn.

Như vậy là, tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng đã trải qua 32 lần điều chỉnh giá, trong đó có 17 lần tăng và 14 lần giảm và một lần giữ nguyên.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 11.12 cụ thể như sau:

  • Xăng E5 RON 92 không quá 21,679 đồng/lít;
  • Xăng RON 95 không quá 22,704 đồng/lít;
  • Dầu Diesel không quá 23,213 đồng/lít;
  • Dầu hỏa không quá 23,562 đồng/lít
  • và, Dầu mazut không quá 13,953 đồng/kg.

🧐 Góc nhìn Simplize:

Đây là tín hiệu rất tốt cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán…

…khi mà nguyên lớn nhất dẫn đến lạm phát toàn cầu trong thời gian vừa qua là giá năng lượng và cước container tăng cao.

Theo Simplize, nếu giá năng lượng tiếp tục duy trì ở ngưỡng dưới 80$/thùng thì lạm phát sẽ đạt đỉnh và có thể kết thúc chu kỳ tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Với cổ phiếu BSR của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn rất có thể sẽ duy trì ở vùng giá thấp trong năm 2023 khi Crack Spead (biên lợi nhuận của nhà máy lọc dầu) đang trở lại vùng ổn định nhiều năm và nhà máy sẽ tạm dừng bảo dưỡng lớn trong năm 2023.

Do đó bạn nên cẩn trọng trong việc nắm giữ các doanh nghiệp dầu khí!!!

Khi hiệu quả hoạt động của nhóm cổ phiếu này thường rất thấp (ROE < 15%) và nhiều khả năng giá dầu trở về mức trung bình nhiều năm.

********

Làn sóng “giảm lãi suất cho vay” lan rộng

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng thêm 1.5% – 2%, đã có thêm nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất vay với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp.

Ví dụ như, ngân hàng SHB công bố chương trình giảm lãi suất lên tới 2%/năm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm.

Bên cạnh giảm lãi suất, ngân hàng này còn miễn/giảm phí trả nợ trước hạn, ưu đãi các phí dịch vụ, linh hoạt về thủ tục, hồ sơ vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân…

…nhằm tạo thuận lợi, giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất dịp cận Tết.

Trước đó, nhiều đơn vị như ACB, Agribank, Vietcombank, Sacombank và HDBank cũng đều đã có những chương trình giảm lãi suất cho vay thiết thực.

Thanh khoản ngân hàng cũng là một trong những vấn đề được mổ xẻ trong vài tháng cuối năm 2022.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Ngân hàng Nhà nước đã giải quyết một số vấn đề rất tốt, chính sách tiền tệ hết sức hợp lý, từ đó ổn định thanh khoản.

Thanh khoản sẽ càng ổn định hơn kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố nới room tín dụng từ 1.5% – 2%. Nhờ đó, chỉ trong chưa đầy 1 tháng cuối năm 2022, có tới 240,000 tỉ đồng sẽ được bơm vào nền kinh tế.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến lo ngại dòng vốn tập trung vào những lĩnh vực không ưu tiên như bất động sản, chứng khoán.

Về vấn đề này, ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ các đối tượng được hưởng chính sách này.

Theo ông Tú, đối tượng cần được tập trung cho vay trước hết là lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ. Đặc biệt, vốn ưu tiên cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế trong lúc này.

Ngoài ra, để đảm bảo doanh nghiệp, người dân được hưởng dòng vốn rẻ hơn, Ngân hàng Nhà nước dành room tín dụng, ưu tiên thỏa đáng cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay.

🧐 Góc nhìn Simplize:

Theo Simplize, đây là tín hiệu rất tốt!

Tuy đối tượng tập trung vào nhóm sản xuất nhưng tác động sẽ lan tỏa tới nhiều ngành nghề, trong đó có cả Bất động sản…

…bởi thị trường trong thời gian vừa qua chủ yếu bị khủng hoảng niềm tin và thanh khoản bị “đóng băng”.

Ngoài ra hoạt động vay mua nhà để ở thuộc nhóm vay tiêu dùng không thuộc diện cho vay bất động sản nên nhu cầu mua nhà ở thực chắc chắn sẽ được cải hiện hơn trước.

Theo Simplize vấn đề cốt yếu vẫn là thanh khoản toàn hệ thống.

Nếu không giải quyết được vấn đề này thì mặt bằng lãi suất huy động rất khó hạ nhiệt kèo theo đó mặt bằng lãi suất cho vay vẫn sẽ tiếp tục tăng.

********

Tín hiệu tốt từ việc Trung Quốc nới lỏng kiểm soát dịch

Sau gần ba năm kiên trì với chính sách Zero COVID…

Trung Quốc trong tuần này tiếp tục công bố nới lỏng các biện pháp chống dịch. Động thái của quốc gia đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu khiến thế giới lạc quan.

“Chúng tôi rất hoan nghênh các hành động quyết đoán của chính quyền Trung Quốc trong việc điều chỉnh lại chính sách về dịch COVID-19 nhằm tạo động lực tốt hơn cho sự phục hồi tăng trưởng ở Trung Quốc.” – Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết.

Theo hãng tin Reuters tại các thành phố, nhịp sống đang dần trở lại dù người dân vẫn còn e ngại và các doanh nghiệp cũng đang quan sát tác động của việc nới lỏng chống dịch. Việc tìm kiếm thông tin du lịch cũng tăng mạnh.

Kỳ vọng khôi phục chuỗi cung ứng toàn cầu

Các tín hiệu từ Trung Quốc khiến thị trường toàn cầu lạc quan hơn, trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo sẽ đối mặt với viễn cảnh u ám hơn trong năm sau với tăng trưởng tiếp tục giảm.

Các nhà phân tích hy vọng việc nới lỏng các biện pháp chống dịch của Bắc Kinh sẽ giúp khôi phục chuỗi cung ứng toàn cầu và từ đó kiềm chế lạm phát.

“Nếu lạm phát giảm xuống, FED (Cục Dự trữ liên bang Mỹ) có thể tạm dừng tăng lãi suất”, Tim Ghriskey, chiến lược gia trưởng về đầu tư của tổ chức Inverness Counsel ở New York, nói về việc FED tăng lãi suất liên tục trong năm qua.

Trước mắt chuỗi cung ứng được nối lại có thể đẩy giá vận chuyển giảm mạnh trong vài tháng tới. Ngày 8-12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng nói rằng nút thắt chuỗi cung ứng được gỡ bỏ có thể giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới tránh được suy thoái.

🧐 Góc nhìn Simplize:

Quan hệ thương mại, du lịch của Việt Nam với Trung Quốc là rất lớn.

Nếu quốc gia này mở cửa sẽ là động lực quan trọng giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2023.

Chia sẻ bài viết

Dũng Trần

Dũng Trần là 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán. Anh đi theo triết lý đầu tư giá trị tăng trưởng kết hợp của Warren Buffett và Philip Fisher. Anh đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi về đầu tư tại Việt Nam. Cổ phiếu của anh tập trung vào những ngành tăng trưởng như thép, bán lẻ, công nghệ, logistics... Với anh, mỗi cơ hội đầu tư giá trị được tìm thấy giống như 1 sự tận hưởng chiến thắng khi khác biệt với đám đông

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668

undefined

Thợ săn cổ phiếu 2.0

Thị trường bùng nổ, cổ phiếu nào sẽ tăng+200% +300%trong năm 2024?