Mục lục
Trong tuần giao dịch thứ 3 tháng 12 [19.12 – 23.12] Vn-Index tiếp tục điều chỉnh giảm 32 điểm (~ 3%) tiến sát về mốc kháng cự mạnh 1,000 điểm.
Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm điểm kéo theo sự quay đầu của đa số nhóm ngành lớn…
Có thể kể tới như:
Thị trường phản ứng tiêu cực khi Mỹ công bố số liệu tăng trưởng GDP chính thức quý 3/2022 tốt hơn thực tế…
Qua đó dấy lên nỗi lo Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục kéo dài đà tăng lãi suất trong thời gian tới.
Sáng 23/12, Samsung Việt Nam đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội. Đây là trung tâm lớn nhất của tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á.
Trung tâm R&D mới của Samsung Việt Nam có quy mô đầu tư 220 triệu USD, là tòa nhà cao tầng có quy mô lớn chuyên về phát triển công nghệ đầu tiên tại Việt Nam được thành lập bởi một doanh nghiệp FDI.
Thông qua Trung tâm R&D, Samsung hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của lĩnh vực phần cứng (H/W), phần mềm (S/W) phù hợp lĩnh vực công nghệ thông tin tiên tiến và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.
Samsung có kế hoạch nâng tầm vị thế của Việt Nam vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất toàn cầu để trở thành cứ điểm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của Samsung trên toàn cầu
Cụ thể:
Samsung đề ra kết hoạch phát triển Trung tâm R&D tại Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển số một toàn cầu thông qua:
Bên cạnh đó là gia tăng hỗ trợ bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin (IT) của Việt Nam.
Samsung đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam và có mối quan hệ bền chặt, cùng có lợi với đất nước.
Với việc đặt trung tâm nghiên cứu (R&D) tại Việt Nam cũng như tích cực mở rộng hỗ trợ các nhà cung ứng nội địa, liên tục mở rộng đầu tư cho thấy tình cảm, chia sẻ lợi ích hài hòa giữa 2 quốc gia.
Simplize tin rằng mối quan hệ giữa Việt Nam với Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường trong tương lai nhờ điều kiện chính trị ổn định và nhân công giá rẻ của Việt Nam, cũng như sự tương đồng về văn hóa và ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Về Việt Nam, chúng ta nên tập trung vào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và các ngành sản xuất và dịch vụ để tận dụng các cơ hội tăng trưởng.
Đây là thời điểm tốt để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng Việt Nam cũng phải giải quyết những điểm yếu của mình, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh, để phát huy hết tiềm năng của mình như một con rồng mới của nền kinh tế châu Á.
********
Trong tuần từ 19 – 23/12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng từ thị trường gần 94,034 tỷ đồng.
Cụ thể:
Hoạt động hút tiền của NHNN diễn ra trong bối cảnh trong hai tuần liền trước, NHNN đã có hoạt động bơm tiền trên thị trường mở với kỳ hạn dài qua Tết sau khi nâng room tín dụng (thêm 1.5 – 2% lên 15.5 – 16%) cho các nhà băng và khuyến khích đẩy vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh dịp cuối và đầu năm mới.
NHNN hút tiền mạnh trở lại khi tỷ giá có dấu hiệu quay đầu tăng sau một đợt hạ nhiệt và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn có tín hiệu khá “diều hâu”.
Hoạt động hút tiền của NHNN đã kéo tỷ giá xuống trở lại. Từ mức 24,888 đồng/USD (Vietcombank – hồi T10/2022) về mức 23,860 đồng/USD hôm 21/12, 23,820 đồng/USD hôm 22/12 và 23,750 đồng/USD vào chiều 23/12.
Trên thực tế, tỷ giá USD/VND gần đây đã tương đối ổn định. VND cũng là một trong những đồng tiền giảm ít nhất so với USD.
Lạm phát ổn định và tỷ giá hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước có tiếp tục tăng lãi suất?
Simplize cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang có tín hiệu chuyển chính sách tiền tệ từ trọng tâm ổn định tỷ giá, lạm phát sang hỗ trợ thanh khoản và góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Động thái lấy ý kiến về việc sửa đổi Nghị định 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp:
Đây đều hành động giúp tháo gỡ những điểm nghẽn chính.
Nó giúp giãn 1 lượng lớn trái phiếu đáo hạn trong 2023 – 2024 sang 2025 – 2024 (thanh khoản bớt áp lực ngắn hạn). Và giúp có thêm nguồn lực tham gia vào thị trường trái phiếu
Bởi trên thực tế trong thời gian vừa qua rất rất khó để được công nhận là Nhà đầu tư chuyên nghiệp để mua trái phiếu vì thiếu hướng dẫn liên quan và tâm lý ngại ngần, sợ trách nhiệm.
Ngoài ra, theo Simplize, Chính Phủ cũng sẽ tìm cách để đẩy mạnh Đầu tư công trong năm 2023. Với ngân sách hơn 700,000 tỷ sẽ giúp tăng tổng cầu, nền kinh tế tăng trưởng bền vững và giảm áp lực thanh khoản trong dài hạn.
Một mũi tên trúng rất nhiều đích!
Giá vật liệu xây dựng trong năm 2023 cũng đã giảm mạnh so với 2021 – 2022 và nguồn vật liệu đóng vai trò cốt liệu (cát, đá, sỏi) cũng đã được cấp phép mở rộng công suất để đáp ứng nhu cầu cho các dự án trọng điểm sẽ giúp năm 2023 có thể là năm giải ngân đầu tư công lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Về khía cạnh đầu tư, Simplize chưa thấy doanh nghiệp thuộc nhóm thi công dự án đầu tư công nào xứng đáng xuống tiền.
Theo đó, bạn có thể để ý tới những doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng có lợi thế cạnh tranh lớn và chỉ số tài chính lành mạnh như:
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize