Mục lục
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo, đo lường sức khỏe của nền kinh tế, đóng vai trò then chốt trong việc định hướng thị trường chứng khoán và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của mỗi nhà đầu tư.
Bài viết này sẽ cùng bạn hiểu rõ với những biến động của CPI, phân tích mối quan hệ mật thiết giữa CPI và thị trường chứng khoán, đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướng của thị trường trong tương lai.
Hãy cùng khám phá những góc nhìn mới mẻ về CPI và tầm ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế!
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo mức độ thay đổi về giá của rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
CPI thường được tính theo tháng, quý và năm, giúp phản ánh xu hướng biến động giá cả và đánh giá lạm phát.
Ví dụ:
Điều này có nghĩa rằng rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu đã đăng giá so với cùng kỳ. Bạn sẽ phải trả tiền nhiều hơn để mua cùng một số lượng hàng hóa tương đương.
Bạn cần chú ý tới gốc so sánh của chỉ số CPI để tránh nhầm lẫn vì thường số liệu so sánh với tháng trước tương đối nhỏ nhưng khi so sánh với cùng kỳ thì đây lại là con số lớn.
CPI có nhiều ứng dụng và ý nghĩa rất quan trọng, điển hình như:
Có nhiều bạn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm cơ bản này. Bạn có thể hiển đơn giản rằng:
Tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của CPI cả từ một thời kỳ sang thời kỳ tiếp theo, hay:
Tỷ lệ lạm phát (%) = ((CPI cuối kỳ – CPI đầu kỳ)/CPI đầu kỳ) x 100
Như vậy, ví dụ khi một ai đó nói lạm phát tăng 4% trong năm 2023 sẽ gần như đồng nghĩa với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 là 104 điểm, tăng 4% so với năm 2022 là 100 điểm.
Tìm hiểu thêm: Lạm phát là gì? 4 cách bảo vệ danh mục đầu tư trước lạm phát
Sức khỏe nền kinh tế là trạng thái hoạt động của nền kinh tế, được đánh giá dựa trên các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, v.v.
CPI cao đồng nghĩa lạm phát cao và có thể cho thấy nền kinh tế đang gặp bất ổn, vì:
CPI đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Chính phủ sử dụng CPI để đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế và điều chỉnh cho phù hợp.
Ví dụ:
Năm 2022 – 2023 lạm phát liên tục tăng cao (~ 8.3%) tại Mỹ do ảnh hưởng của nhu cầu phục hồi mạnh sau dịch Covid – 19
Biểu số số liệu lạm phát của Mỹ, nguồn: Biểu đồ kỹ thuật – Simplize
Từ đó khiến Cục dự trữ liên bang (FED) phải nâng lãi suất 10 lần liên tiếp trong 2022 – 2023 đạt 5.3%/năm.
Công thức tính CPI:
CPI = (Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm t / Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm cơ sở) x 100
Trong đó:
Ví dụ ở đây chúng ta sẽ xây dựng một giỏ hàng hóa mẫu với 4 loại mặt hàng cơ bản và số lượng sử dụng tương ứng của một người trong 1 tháng là:
Năm cơ sở là tháng 1/2023.
Giỏ hàng hóa mô phỏng của Simplize
Như bạn có thể thấy trên bảng, để sinh hoạt hàng tháng bạn sẽ cần mua 1 rổ hàng hóa vào tháng 1/2023 mất khoảng 2,3 triệu đồng.
Tuy nhiên tới tháng 1/2024:
Bạn sẽ phải mất 2,695 triệu đồng để cũng mua số lượng hàng hóa tương tự.
Lúc này CPI sẽ được tính bằng:
= (Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm t / Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm cơ sở) x 100
= (2.695.000 / 2.300.000)*100 = 117.2 tương ứng tăng 17.2% so với tháng 1/2023.
Trên thực tế, tổng cục thống kê sẽ xây dựng rổ hàng hóa và trọng số tương ứng để tính CPI. Bạn có thể theo dõi trực tiếp rổ hàng hóa này để tham khảo các tính CPI:
Và khi giá cả hàng hóa thực tế thay đổi, tổng cục sẽ tính toán ra được số liệu CPI thực tế
Cấu phần thực tế của CPI bao gồm 8 nhóm ngành chính sau:
Ngoài 8 nhóm ngành chính trên, CPI còn có thể được chia thành các nhóm ngành nhỏ hơn để phản ánh chi tiết hơn mức giá của các mặt hàng và dịch vụ trong nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tồn tại khá nhiều vấn đề mà khi phân tích bạn cần tìm hiểu kỹ:
Như đã biết, CPI được tính toán dựa trên một rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhất định.
Rổ hàng hóa này được cập nhật định kỳ để phản ánh thói quen tiêu dùng của người dân.
Tuy nhiên, rổ hàng này không thể bao gồm tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà người dân tiêu dùng. Do đó, CPI có thể không phản ánh đầy đủ mức độ lạm phát trong nền kinh tế.
Ví dụ bất động sản tăng giá trung bình 20%/năm Tuy nhiên, giá cả của các mặt hàng trong rổ hàng CPI chỉ tăng 5%.
Trong trường hợp này, CPI sẽ chỉ phản ánh mức độ lạm phát là 5%, mặc dù mức độ lạm phát thực tế mà người dân phải đối mặt cao hơn nhiều do giá bất động sản tăng cao.
CPI được tính toán dựa trên dữ liệu thu thập từ một số lượng nhất định các hộ gia đình. Tuy nhiên, mức độ tiêu dùng của các hộ gia đình có thể khác nhau do:
Do đó CPI chỉ mang tính chất tương đối khi đo lường lạm phát.
Cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để đầu tư chứng khoán
Nếu để ý bạn sẽ thấy khá nhiều bài báo gần đây (đầu năm 2024) kiểu như:
Sở dĩ có điều này vì các nhà điều hành chính sách rất sợ Lạm phát và CPI là chỉ số đo lường lạm phát.
Do đó các chính sách vĩ mô lớn như lãi suất sẽ được điều chỉnh sao cho đạt được lạm phát mục tiêu (ở Mỹ là ~ 2%).
Biểu số số liệu lạm phát của Mỹ và chỉ số Dow Jones, nguồn: Biểu đồ kỹ thuật – Simplize
Thị trường chứng khoán vốn rất nhạy cảm với lãi suất ngân hàng và lạm phát lại là chỉ báo sớm để dự báo chính sách lãi suất sắp tới của Ngân hàng trung ương:
CPI là dữ liệu để đo lường lạm phát, do đó CPI rất quan trọng mà các nhà điều hành thường sử dụng để đưa ra các chính sách vĩ mô kịp thời.
Các nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể dựa vào CPI để dự báo chính sách vĩ mô trong tương lai và đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác nhất.
Tóm lại, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo mức độ thay đổi về giá của rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
CPI có nhiều ứng dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong việc:
Khi phân tích CPI bạn cần chú ý các điểm sau:
Nếu hiểu rõ CPI bạn hoàn toàn có thể dự báo được lạm phát, tốc độ tăng của lạm phát và dự phóng các chính sách vĩ mô liên quan.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize