Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách ứng dụng hiệu quả nhất

Kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách ứng dụng hiệu quả nhất

Simplize team21/10/2022

Kháng cự và hỗ trợ là thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong phân tích giao dịch chứng khoán.

Mặc dù vậy…

Vẫn còn rất nhiều bạn mới tham gia vào thị trường tỏ ra lạ lẫm trước một công cụ cực kỳ lợi hại này.

Hãy cùng Simplize tìm hiểu về Kháng cự và Hỗ trợ qua bài viết này nhé.

Kháng cự và hỗ trợ là gì?

Vùng kháng cự và hỗ trợ là 2 thuật ngữ chỉ vùng giá tại đó sẽ xuất hiện rất nhiều người mua hoặc bán cổ phiếu…

…qua đó giá cổ phiếu sẽ di chuyển chậm lại và có thể đảo chiều xu hướng trước đó.

Simplize_Vùng kháng cự và hỗ trợ
Vùng hỗ trợ – kháng cự cổ phiếu VIC

Bạn chú ý rằng: kháng cự và hỗ trợ không phải 1 mức giá cụ thể mà là một vùng giá.

Việc xác định tốt vùng kháng cự và hỗ trợ sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận của mình trong những giao dịch ngắn hạn (dưới 12 tháng) bởi nhiều khả năng tại vùng giá đó,  xu hướng cổ phiếu nhiều khả năng sẽ đổi chiều.

Vùng hỗ trợ là gì?

Hỗ trợ là vùng giá của cổ phiếu mà ở đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng. 

Vùng giá thấp nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng hỗ trợ

Tại vùng giá này, lực mua cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế so với lực bán của cổ phiếu.

Simplize_Vùng hỗ trợ và kháng cự
Vùng hỗ trợ cổ phiếu VIC

Các nhà đầu tư thường mua vào ở những điểm nằm trong vùng hỗ trợ của cổ phiếu và kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại.

Ngược lại, họ cũng sẽ có xu hướng bán cổ phiếu nếu như giá cổ phiếu xuyên thủng vùng hỗ trợ này.

Vùng kháng cự là gì?

Ngược lại…

Kháng cự là vùng giá mà ở đó đang có xu hướng tăng được dự đoán sẽ đảo chiều giảm.

Vùng giá cao nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng được xác định là vùng kháng cự. 

Đây cũng là vùng giá mà các nhà đầu tư thường kỳ vọng giá sẽ giảm thấp và bán cổ phiếu khi giá chạm những vùng kháng cự này.

Yếu tố hình thành vùng kháng cự và hỗ trợ

Theo Simplize, kháng cự và hỗ trợ được hình thành chủ yếu do tâm lý của nhà đầu tư.

Simplize_Vùng kháng cự và hỗ trợ
Vùng kháng cự cổ phiếu VIC – Chart kỹ thuật TradingView

Trở lại với ví dụ về Công ty cổ phần tập đoàn Vingroup (Mã: VIC)

Nếu bạn là một nhà đầu tư mua vào cổ phiếu của công ty này vào tháng 6/2022 với giá 110.000 đ/cp…

Sau đó giá cổ phiếu giảm về 85.000 đ/cp (- 22.7%) và bạn vẫn chấp nhận gồng lỗ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu của Vingroup.

Vậy bạn sẽ làm gì nếu giá cổ phiếu VIC vào tháng 12/2021 quay trở lại vùng 110.000 đ/cp?

Có nhiều bạn sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu VIC nhưng cũng sẽ có rất nhiều bạn sẽ quyết định bán hòa vốn vì bạn đã quá sợ nhịp giảm hơn 20% vừa rồi và chỉ hy vọng hòa vốn.

Chính tâm lý này tạo ra 1 lực bán mạnh hơn bình thường làm chậm đà tăng hoặc đảo chiều giảm giá cổ phiếu.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự và ứng dụng trong phân tích chứng khoán

Kháng cự và hỗ trợ là một vùng

Kháng cự và hỗ trợ là một vùng giá chứ không phải một mức giá cụ thể.

Để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự bạn có thể lấy khoảng giá từ bóng nến hay râu nến tới giá đóng cửa

Trong nến nhật bóng nến là phần lực mua bắt đáy (hoặc bán chốt lời) chiếm ưu thế, chiến thắng đà giảm (tăng ban đầu).

Simplize_Vùng kháng cự và hỗ trợ

Tại vùng đỉnh, vùng kháng cự là khoảng cách giữa giá cao nhất đến giá đóng/mở cửa. Nếu càng nhiều nến tạo nên vùng kháng cự, thì đó là vùng kháng cự mạnh, giá sẽ khó bứt phá khỏi vùng này.

Ví dụ như trên hình…

Vùng kháng cự này đã 4 lần đánh bật cổ phiếu quay trở lại, đây được coi như vùng kháng cự mạnh.

Ngược lại, vùng hỗ trợ là khoảng cách giữa giá thấp nhất đến giá đóng/mở cửa. Nếu càng nhiều nến tạo nên vùng hỗ trợ, thì đó là vùng hỗ trợ mạnh, giá sẽ khó giảm qua vùng này.

Note: Simplize đã tích hợp Biểu Đồ của TradingView để cung cấp một trải nghiệm mạnh mẽ cho nhà đầu tư, giúp bạn có những trải nghiệm tốt hơn với biểu đồ tùy chỉnh, sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật như đường xu hướng, đường trung bình giá, RSI, MACD và nhiều chỉ báo khác trực tiếp trên biểu đồ.

Sử dụng đường xu hướng (trendline)

Ngoài cách xác định vùng kháng cự, hỗ trợ bằng kẻ trong vùng bóng nến, bạn cũng có thể sử dụng đường xu hướng…

Bởi giá của cổ phiếu thường biến đổi theo xu hướng đi lên hoặc đi xuống…

…vậy nên đường xu hướng trong tường hợp này cũng đóng vai trò như ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ của cổ phiếu.

Simplize_Vùng kháng cự và hỗ trợ
Đường xu hướng cổ phiếu VNM

Như hình bên trên, trong một xu hướng giảm của cổ phiếu, việc nối 2 đỉnh của cổ phiếu VNM trong một khoảng thời gian (vòng tròn số 1&2) sẽ tạo ra đường xu hướng hay kháng cự mà ở đó áp lực bán sẽ gia tăng khi VNM chạm phải (vòng tròn số 3)

Và ngược lại trong một xu hướng tăng, việc nối các mức giá thấp nhất của giá sẽ tạo ra đường xu hướng tăng hay đường hỗ trợ. Khi giá giảm về đường hỗ trợ, áp lực mua sẽ gia tăng từ đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều tăng trở lại.

Sử dụng đường trung bình giá

Cũng như đường xu hướng, chúng ta có thể sử dụng đường trung bình giá (Moving average) để làm đường hỗ trợ và kháng cự, đường trung bình giá sẽ làm phẳng đi các tín hiệu nhiễu của giá trong ngắn hạn.

Simplize_Vùng kháng cự và hỗ trợ
Đường trung bình cổ phiếu VNM

Như hình trên, khi giá tăng vượt đường trung bình giá 60 (hoặc 240 ngày), đường trung bình giá sẽ là đường hỗ trợ mà ở đó khi giá giảm dần về đường trung bình thì lực mua sẽ gia tăng từ đó giá sẽ trở lại xu hướng tăng (mũi tên xanh).

Ngược lại…

Khi giá nằm dưới đường trung bình giá 60 ngày (hoặc 240), đường trung bình giá sẽ là đường kháng cự.

Khi giá dần tiến về đường trung bình giá thì áp lực bán sẽ gia tăng từ đó giá sẽ quay trở lại xu hướng giảm (mũi tên đỏ).

Việc chọn đường trung bình 5, 10, 20 hay 60, 240,… là tùy thuộc vào quan điểm của bạn. Đường trung bình càng dài thì độ trễ sẽ càng lớn nhưng bù lại đường kháng cự, hỗ trợ lúc này sẽ càng khỏe.

Theo kinh nghiệm của Simplize, sẽ không có công thức cụ thể nên dùng đường trung bình bao nhiêu?

Mỗi cổ phiếu sẽ nhạy với 1 đường trung bình riêng và việc của bạn là sẽ phải tự tìm đường trung bình cho phù hợp để đạt hiệu quả đầu tư cao nhất.

Những lưu ý khi sử dụng vùng hỗ trợ và kháng cự

Trong khi giao dịch trên thị trường, các nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng vùng hỗ trợ và kháng cự sau:

  • Hỗ trợ và kháng cự sẽ càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó
    Giá thường xuyên phản ứng tại một vùng kháng cự mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự đó được cho rằng càng mạnh. Vì theo các chuyên gia, giá sẽ không thể phá được vùng đó, điều này cũng ngược lại với hỗ trợ.
  • Khi kháng cự mạnh bị phá vỡ, sức mạnh của sự phá vỡ tỷ lệ với sức mạnh của kháng cự đó. Đơn giản hơn là, nếu kháng cự càng mạnh thì khi bị phá vỡ giá càng tăng mạnh và ngược lại.
  • Hỗ trợ và kháng cự cũng là các vùng nằm trên biểu đồ, đánh dấu các mức tâm lý giao dịch. Được sử dụng nhiều để thiết lập các điểm vào và ra trên biểu đồ.

Khi nào hỗ trợ / kháng cự được coi là bị phá vỡ?

Có nhiều thời điểm, bạn sẽ thấy một đường hỗ trợ bị xuyên thủng và bạn vội vàng bán cổ phiếu…

Nhưng ngay sau đó giá cổ phiếu lại tăng trở lại và nằm trong ngưỡng hỗ trợ an toàn.

Vậy khi nào thì hỗ trợ và kháng cự được xem là đã bị phá vỡ?

Câu trả lời đó là: Khi giá đóng cửa nến xuyên qua giá vùng hỗ trợ.

Hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự và ngược lại khi bị phá vỡ

Khi giá phá vỡ hỗ trợ sẽ thành kháng cự trong tương lai nếu giá giảm mạnh và ngược lại kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ nếu giá tăng mạnh.

Việc kháng cự trở thành hỗ trợ khi bị phá vỡ là điều rất cơ bản nhưng cũng có hiệu quả nhất định khi áp dụng vào thị trường giao dịch.

Kết luận

Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm quan trọng nhất, là nền tảng để hình thành nên các công cụ phân tích kỹ thuật khác trong chứng khoán.

Hỗ trợ được xem là vùng thấp nhất và kháng cự được xem là vùng cao nhất mà ở đó khi giá kiểm định các vùng này có thể được dự đoán là đảo chiều.

Việc xác định được ngưỡng hỗ trợ có thể giúp nhà đầu tư tối ưu hóa được lợi nhuận của mình khi giao dịch ngắn hạn, vì nó có thể giúp nhà đầu tư thấy được vùng giá thấp nhất mà ở đó giá có thể đảo chiều tăng trở lại.

Nhưng ngược lại, những ngưỡng kháng cự cũng có thể gây hại đến các vị thế dài hạn của nhà đầu tư vì ở đó được xác định là vùng giá cao nhất trong ngắn hạn.

Nhà đầu tư nên kết hợp việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự với các phương pháp khác như xác định xu hướng chung của ngành mà mình đang nắm giữ, định giá cổ phiếu,… để có kết quả tốt nhất.

Chia sẻ bài viết

Simplize team

Đội ngũ Phát triển sản phẩm của Simplize. Là những thành viên có nền tảng kiến thức chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668