Mục lục
Phân tích kỹ thuật là một thuật ngữ rất phổ biến trong giới đầu tư nói chung mà chắc hẳn bạn đã nhiều lần được nghe mọi người nhắc tới.
Tuy nhiên, trái với phương pháp Phân tích cơ bản được gần như toàn bộ mọi ủng hộ và tôn trọng thì…
…Phân tích kỹ thuật bị một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư gọi là tập hợp của những mánh khóe bịp bợm.
Vậy Phân tích kỹ thuật là gì? Tại sao lại có những quan điểm có phần gay gắt thái quá như vậy?
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé…
Phân tích kỹ thuật là sự ghi nhận lại những thay đổi về giá, khối lượng giao dịch trong quá khứ của một tài sản. Sau đó dựa trên bức tranh quá khứ đó để suy luận ra xu thế có thể xảy ra trong tương lai.
Ví dụ: Công ty cổ phần nông sản Quảng Ngãi (Mã: APF)
Biểu đồ phân tích kỹ chuật cổ phiếu APF
Bằng cách xem lại lịch sử thay đổi về giá (điểm số 1 và 2), chúng ta có dễ xác định được xu hướng tăng của cổ phiếu.
Từ việc xác định được xu hướng của cổ phiếu bạn có thể dễ dàng xác định điểm mua hoặc bán hiệu quả hơn.
Biểu đồ phân tích kỹ chuật cổ phiếu APF
Trở lại ví dụ về cổ phiếu APF, bạn sẽ dễ dàng chọn được điểm mua cổ này ở điểm số 3 và 4 sau khi đã xác định được xu hướng tăng.
Đấy là điều hết sức tuyệt vời với những người mới bước chân vào thị trường chứng khoán khi bạn chỉ cần nhìn vào biểu đồ giá là chúng ta có thể xác định được luôn hành động tiếp theo của mình.
Khác với phương pháp Phân tích cơ bản bạn cần khá nhiều kiến thức tài chính để phân tích, dự phóng kết quả kinh doanh và cuối cùng là xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp…
Phân tích kỹ thuật tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn với những bạn mới làm quen với thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật cũng tồn tại rất nhiều điểm hạn chế mà bạn cần biết trước khi sử dụng…
Phân tích kỹ thuật được sử dụng rất rộng rãi trong việc xác định điểm mua bán cổ phiếu.
Tuy nhiên việc này tùy thuộc vào phong cách đầu tư của bạn…
…hay nói chính xác hơn bạn phải tự xác định mình thuộc tuýp nhà đầu tư nào.
Một trong những sai lầm phổ biến của các bạn mới tham đầu tư chứng khoán là không biết mình đang sử dụng phương pháp nào mà chỉ nghe hô hào từ người khác.
Bạn là:
Nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản thường nắm giữ lâu dài, chỉ mua cổ phiếu khi cổ phiếu thực sự rẻ mà tiếp tục mua thêm khi cổ phiếu giảm thêm.
Phân tích kỹ thuật thì khác, bạn không quan tâm gì tới định giá cổ phiếu và thường bán ngay nếu như cổ phiếu không duy trì được xu hướng và cắt lỗ ở mức 7 – 10%.
Ví dụ như trong trường hợp cổ phiếu của CTCP nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Mã: HDC).
Nếu cổ phiếu giảm khoảng 10% từ đỉnh 56.000 đ/cp về mức khoảng 51.000 đ/cp và bạn là nhà đầu tư phân tích kỹ thuật thì hành động đúng phải là bán cắt lỗ cổ phiếu.
Biểu đồ phân tích kỹ chuật cổ phiếu HDC
Tuy nhiên rất nhiều bạn mới rất sợ cắt lỗ và khi đã lỗ họ lại dựa vào những yếu tố cơ bản để tiếp tục nắm giữ hy vọng cổ phiếu sẽ tăng trở lại để bán hóa vốn.
“À, doanh nghiệp đó tốt mà, rồi nó sẽ tăng lại thôi”
Hay đúng như mọi người vẫn thường nói:
“Vô tình lướt sóng thành cổ đông”
Việc không tuân thủ nguyên tắc đã đặt ra có thể khiến bạn bị trôn vốn đầu tư rất lâu để cổ phiếu đó trở lại vùng giá bạn mua ban đầu vì PTKT không quan tâm tới định giá doanh nghiệp.
Đồ thị nến Nhật là biểu đồ thể hiện sự biến động và thay đổi giá cả trong một phiên giao dịch nhất định.
Thông thường mỗi cây nến có cấu tạo gồm hai phần là thân nến và bóng nến.
Dựa vào hình dạng và kích thước của cây nến (thân nến, râu nến), nhà đầu tư có thể biết được phe nào đang nắm giữ thị trường và mức độ biến động trong phiên giao dịch ra sao.
Ví dụ như ở cây nến Hammer…
Bóng nến dài cho thấy phiên giao dịch đó biến động mạnh.
Cứ 1 phe bán xuống lại có 1 phe bắt đáy, càng về cuối phiên nếu giá đóng cửa càng sát giá mở cửa thì chứng tỏ 2 phe đều rất quyết liệt, không phe nào thắng phe nào.
Đây là mô hình phổ biến được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng:
Hỗ trợ là vùng giá của cổ phiếu mà ở đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng. Tại vùng giá này, lực mua cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế so với lực bán của cổ phiếu.
Biểu đồ phân tích kỹ chuật cổ phiếu HDC
Kháng cự là vùng giá của cổ phiếu mà ở đó xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm. Tại vùng giá này, lực bán của cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế so với lực mua của cổ phiếu đó.
Ví dụ:
Sau khi bứt phá khỏi vùng kháng cự khoảng 12.700 đ/cp, HDC đã tăng giá rất mạnh.
Theo phương pháp phân tích kỹ thuật khi giá cổ phiếu vượt qua mức kháng cự (hoặc hỗ trợ) sẽ tạo tín hiệu mua (hoặc bán) rất mạnh, bạn có thể quyết định mua bán theo các tín hiệu này.
Chỉ báo kỹ thuật là những công thức tính toán hay dự báo giá dựa trên các thông số trong quá khứ như giá, khối lượng hay nhu cầu mua bán của một cổ phiếu.
Có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật được các nhà nghiên cứu phát triển để hỗ trợ giao dịch.
Một số chỉ báo tập trung chủ yếu vào việc xác định xu hướng thị trường hiện tại, bao gồm các khu vực hỗ trợ và kháng cự.
Các chỉ báo khác tập trung vào việc xác định sức mạnh của xu hướng và khả năng tiếp tục.
Các chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản thường được nhà đầu tư sử dụng gồm:
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize