Mục lục
Nếu như bạn muốn sống một cuộc sống dư dã hơn, thoải mái hơn và tự do hơn bạn nhất định phải sở hữu thói quen tiết kiệm tiền mỗi ngày.
Vậy làm sao để bạn có thể sở hữu thói quen này…
Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé
Đúng vậy, hãy bắt đầu bằng những lý do, cụ thể là những lý do khiến bạn không thể duy trì thói quen tiết kiệm tiền mỗi ngày.
Bởi vì nếu như bạn không biết đâu là lý do khiến bạn không thể duy trì thói quen này bạn sẽ không thể sở hữu thói quen này được. Tại vì sao hả? tại vì giống như việc nếu như bạn không biết bạn đói bạn sẽ không ăn đúng không nào, do đó việc biết được lý do cực kỳ quan trọng.
Tiết kiệm tiền mỗi ngày đồng nghĩa với việc bạn phải cắt giảm một loại chi tiêu lặt vặt nhưng những khoản chi tiêu đó mang đến cho bạn sự thoải mái “tức thời” ví dụ như một ly trà sữa; áo quần, túi xách;…Và nếu như động lực tiết kiệm tiền của bạn không đủ để lấn án cơn thèm khát vào thời điểm “tức thời” ấy thói quen bạn tập tành bao lâu coi như “gãy”.
Bản kế hoạch giống như một sự cam kết, sự ràng buộc vô hình giữa hành động với ý muốn của bản thân. Do vậy nếu như bạn không lập kế hoạch chi tiêu mỗi ngày bạn sẽ vô tình đánh mất sự ràng buộc vô hình đó. Một khi không có sự ràng buộc bạn sẽ dễ dàng ra quyết định tiêu xài phung phí.
Mặt khác, kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn biết những khoản chi tiêu trong ngày từ đó giúp bạn tránh xa những khoản chi tiêu không cần thiết do cảm xúc mong muốn nhất thời gây ra.
Cảm xúc là một thứ gì đó cực kỳ khó kiểm soát. Khi đứng trước những món đồ mình mong muốn con người ta luôn nổi dẩy một khao khát phải sở hữu ngay lập tức, do vậy nếu bạn không kiểm soát tốt cảm xúc bản thân bạn sẽ rất dễ dàng phá vỡ thói quen tiết kiệm tiền mỗi ngày.
Chắc bạn đã từng nghe hoặc đọc qua câu nói sau: “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn dành thời gian nhiều nhất”. Không thể phủ nhận rằng yếu tố môi trường có sức ảnh hưởng rất lớn đến bản thân chúng ta và nếu như xung quanh bạn có nhiều người thích tiêu xài phung phí thì khả năng rất cao bạn cũng sẽ có xu hướng giống họ.
Vào mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy bạn hãy giành ra một vài phút để lập ra kế hoạch chi tiêu. Khi có bản kế hoạch chi tiêu bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn với những khoản mà mình sẽ chi trong ngày đồng thời nhờ vào bản kế hoạch chi tiêu bạn sẽ biết được mình nên chi vào những khoản gì và hạn chế chi tiêu vào những khoản chi không cần thiết do cảm xúc và cám dỗ gây ra.
Bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu vào Excel; vở;… và một số app trên điện thoại.
Lưu ý rằng, sau khi bạn đã lập xong kế hoạch chi tiêu cho bản thân thì bạn tuyệt đối không được chi thêm bất kỳ một khoản chi nào khác, tuyệt đối phải thực hiện theo những khoản chi mà mình đã liệt kê trừ những trường hợp bất khả kháng.
Mặt khác, việc lập kế hoạch chi tiêu mỗi ngày giúp bạn nâng cao chi số IQ tài chính.
Ghi chép chi tiêu mỗi ngày sẽ giúp bạn quan sát kết quả chi tiêu của mình. Cụ thể, thông qua việc ghi chép chi tiêu mỗi ngày, bạn sẽ biết được:
Mỗi khi tâm trí dụ dỗ bạn chi tiền tiêu vào những điều không cần thiết ví dụ như “chúng ta chỉ sống một lần trên đời, tận hưởng chút đi và hãy mua đi”;… nghe cũng rất thu hút đúng không nào và bạn hãy thử nghĩ xem, nếu mà những câu nói dang như vậy xuất hiện khi bạn đang đứng trước món đồ bạn cực kỳ yêu thích thì mình tin rằng bạn sẽ rất dễ ra quyết định chi tiêu vào những món đồ không cần thiết. Chính những lúc đó nếu bạn có một câu thần chú tiết kiệm tiền cho bản thân thì còn gì bằng. Đại khái tâm bạn bị chia thành hai thái cực.
Tâm chi tiêu: “chúng ta chỉ sống một lần thôi hãy phải tận hưởng, một ly thôi mà, hứa chỉ một ly thôi, lần cuối hứa đó. Hè nóng quá đi, uống trà sữa là tuyệt lắm á…”
Tâm tiết kiệm: “CHÊ”
Chúc các bạn sớm tìm được câu thần chú đỉnh của chóp cho bản thân và nhớ bình luận cho mình học hỏi với nhé.
Đúng vậy, hãy nói “không” nhiều hơn,
Nếu cách #3 Tạo ra câu thần chú tiết kiệm tiền cho bản thân giúp mình xua tan cám dỗ ngay trong tâm trí. Thì đối với cách #4 Tập nói “không” nhiều hơn sẽ giúp mình dễ dàng đối diện với những cám dỗ của những người xung quanh.
Không phải lời mời nào cũng thực sự quan trọng và bạn cũng biết rằng có một số lời mời nếu bạn không tham gia thì cũng chẳng sao. Cho nên, khi bạn cảm thấy không thấy thoải mái hoặc thấy lời mời nào không thực sự cần thiết thì hãy mạnh dạn nói “Không” bạn nhé vì trong một vài trường hợp bạn sẽ tiết kiệm được tới vài trăm, thâm chí vài triệu chỉ vơi một từ “không” thôi.
Sau khi có mục tiêu tiết kiệm tiền thì đừng ngần ngại mà hãy dùng thêm một tài khoản ngân hàng nữa, vì nếu bạn để tiền tiết kiệm và tiền dùng để chi tiêu vào chung một tài khoản ngân hàng thì sớm muộn gì tiền tiến kiệm cũng bị đổi tên qua tiền chi tiêu mà thôi.
Việc sử dụng thêm 1 tài khoản ngân hàng nữa sẽ giúp bạn phân biệt rõ đâu là tiền mình có thể tiêu xài và đâu là tiền mình đã tiết kiệm được. Đồng thời, việc tách biệt tài khoản chứa tiền dùng để tiêu với tiền dùng để tiết kiệm sẽ giúp bạn dễ dàng quản lí hơn.
Minh hoạ như sau:
Cách quản lý:
Ví dụ: Theo kế hoạch chi tiêu, hôm nay bạn có thể chi 50.000 VND/ ngày nhưng trong ngày bạn chỉ chi tiền mua cơm 20.000 VND thôi, do đó đến cuối ngày bạn còn dư 30.000 VND.
Bây giờ, bạn không nên để 30.000 VND ở lại tài khoản 1 nữa mà hãy chuyển nó qua tài khoản 2 ngay. Như vậy thì số tiền tiết kiệm của bạn sẽ được tăng lên và mục tiêu tài chính của bạn sẽ sớm chạm tới đúng không nào.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize