Mục lục
Là một nhà đầu tư việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, giữa muôn vàn chỉ số tài chính phức tạp, đâu là thước đo chính xác nhất để phản ánh khả năng sinh lời cốt lõi, sức mạnh dòng tiền của doanh nghiệp?
Câu trả lời chính là…
Chỉ số EBIT.
Đây là chỉ số mà tôi luôn quan tâm hàng đầu và tôi luôn phân tích chỉ số này mỗi khi tìm hiểu một cơ hội đầu tư mới.
Vậy EBIT là gì? Tại sao EBIT được xem là chỉ số quan trọng trong đánh giá doanh nghiệp?
Thông qua bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu sâu về EBIT, bao gồm định nghĩa, cách tính, ý nghĩa và ứng dụng cụ thể trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy…
EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. EBIT là viết tắt của từ:
Bạn có thể hiểu EBIT là thước đo lợi nhuận cốt lõi của doanh nghiệp, thể hiện khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh trước khi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như chi phí vay vốn và thuế thu nhập doanh nghiệp.
EBIT cung cấp cho chúng ta cái nhìn cụ thể về sức mạnh dòng tiền mà doanh nghiệp đã tạo ra được từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
Chính vì đặc điểm này mà EBIT trở thành công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư, nhà phân tích và ban lãnh đạo dễ dàng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Do đó, EBIT được tính bằng công thức sau:
EBIT = (Lợi nhuận trước thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp) + Chi phí lãi vay
Hay
EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay
Việc tính chỉ số này rất dễ vì các con số đều đã được trình bày sẵn trên báo cáo tài chính cụ thể là trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Do đó, để tính chỉ số này, bạn chỉ cần mở báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tính tổng của 2 chỉ số trên là xong.
Ví dụ:
Tôi muốn tính chỉ số EBIT của FPT trong năm 2023.
Khi đó:
EBIT của FPT 2023 = 6.729 tỷ + 338 tỷ = 7.067 tỷ đồng.
Trong năm 2023, FPT đã tạo ra 7.067 tỷ đồng tiền lợi nhuận trước khi trả lãi vay và nộp thuế cho nhà nước.
Có rất nhiều lý do khiến chỉ số EBIT trở nên hữu ích trong việc giúp nhà đầu tư đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc EBIT đã loại bỏ đi hai yếu tố ảnh hưởng bên ngoài là:
Đã giúp cho EBIT phản ánh chính xác về khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và cho phép so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp khác nhau một cách khách quan hơn.
Giả sử bạn đang phân tích 2 doanh nghiệp và bạn thấy rằng:
Doanh nghiệp A | Doanh nghiệp B | |
[1] Chi phí lãi vay | 1,500 tỷ | 3,000 tỷ |
[2] Lợi nhuận trước thuế | 3,500 tỷ | 2,000 tỷ |
[3] Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp | 500 tỷ | 500 tỷ |
EBIT = [1] + [2] | 5,000 tỷ | 5,000 tỷ |
Lợi nhuận sau thuế = [2] – [3] | 4,000 tỷ | 1,500 tỷ |
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp A lớn hơn doanh nghiệp B và nếu như…
…bạn chỉ nhìn vào lợi nhuận sau thuế và kết luận rằng doanh nghiệp A có hiệu quả hoạt động kinh doanh cốt lõi tốt hơn B thì bạn đã SAI.
Vì sao?
Vì… EBIT của 2 doanh nghiệp này bằng nhau.
Điều đó chứng tỏ, doanh nghiệp B cũng có năng lực tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi tương đương với doanh nghiệp A.
EBIT là chỉ số rất hay giúp bạn đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp.
Vì sao?
Doanh nghiệp có EBIT cao thường có khả năng tái đầu tư lợi nhuận cao hơn, dẫn đến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
Quay lại với ví dụ trên.
Việc chi phí lãi vay của doanh nghiệp B nhiều hơn doanh nghiệp A có thể cho thấy rằng nguồn vốn của doanh nghiệp B còn nhiều hạn chế hay nói cách khác là vốn chủ sở hữu không đủ để sản xuất kinh doanh. Thế nên, doanh nghiệp B đã đi vay thêm.
Nếu không xét về sức khỏe tài chính thì doanh nghiệp B thực sự rất tiềm năng và lợi nhuận của doanh nghiệp B sẽ bứt phá hơn doanh nghiệp A rất nhiều nếu như doanh nghiệp B giải quyết được vấn đề về nguồn vốn.
EBIT cao thể hiện doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận cao, từ đó có khả năng thanh toán nợ vay và nghĩa vụ tài chính tốt hơn.
Ví dụ:
Doanh nghiệp có EBIT cao sẽ có khả năng bao phủ lãi vay (Interest Coverage Ratio) cao, tỷ lệ này cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng dòng tiền để thanh toán lãi vay đến hạn.
Thế nên, EBIT càng cao thì càng tốt.
EBIT Margin hay còn gọi là biên EBIT, được định nghĩa là biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
Đây là chỉ số được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả quản lý của mọi chi phí liên quan đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.
Vậy làm sao để tính EBIT Margin? Bạn chỉ cần… lấy EBIT chia cho doanh thu thuần là được.
EBIT Margin = EBIT / Doanh thu thuần
Nhìn vào EBIT Margin bạn sẽ biết được với 1 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
Vậy chỉ số này cao bao nhiêu là tốt.
Trên thực tế, chỉ cần trên 15% thì được xem là tốt.
Bất kỳ doanh nghiệp nào có EBIT Margin trên 15% trong vòng nhiều năm liền thì được xem là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Ví dụ như FPT:
Trong hơn 5 năm liên tiếp, EBIT Margin (Biên EBIT) của FPT luôn lớn hơn 15%. Đây là một dấu hiệu cực kỳ tốt cho thấy FPT đang hoạt động rất hiệu quả trong nhiều năm.
Trong phần trước tôi đã chia sẻ rằng… EBIT được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nợ vay.
EBIT cao thể hiện doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận cao, từ đó có khả năng thanh toán nợ vay và nghĩa vụ tài chính tốt hơn.
Và đây chính là công thức tính:
Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu lần lợi nhuận EBIT có thể trang trải chi phí lãi vay. Do đó, chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay tốt hơn và rủi ro vỡ nợ thấp hơn.
Ví dụ:
Đây là chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của cổ phiếu FPT:
Và đây là chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của cổ phiếu RAL:
Như bạn thấy, Khả năng thanh toán lãi vay của FPT luôn duy trì trên 15 lần trong vòng nhiều năm do đó, khả năng thanh toán lãi vay của FPT vượt trội hơn RAL rất nhiều.
Mặc dù, EBIT Margin là một chỉ số quan trọng giúp bạn dễ dàng đánh giá khả năng thanh toán lãi vay thông quan chỉ số Khả năng thanh toán lãi vay.
Tuy nhiên, chỉ số này chỉ là một thước đo tương đối. Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như dòng tiền, thanh khoản, triển vọng kinh doanh,…
Do đó, trong quá trình phân tích đầu tư, bạn cần so sánh chỉ số này với mức trung bình ngành và các doanh nghiệp cùng ngành.
Thêm vào đó, cần kết hợp tỷ số này với các chỉ số tài chính khác để có đánh giá toàn diện về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
EBIT đóng một vai trò rất quan trọng trong mô hình Dupont 5 nhân tố.
Mô hình này được ví như “lăng kính đa chiều” giúp nhà đầu tư và nhà quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện và sâu sắc.
Vậy…
Mô hình Dupont 5 nhân tố là gì?
Mô hình Dupont 5 nhân tố, còn được gọi là phân tích Dupont, là một công cụ phân tích tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp bằng cách phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành 5 yếu tố chính:
Vì vậy, việc phân tích chi tiết ROE sẽ giúp bạn hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua phân tích ROE thành 1 chuỗi các tỷ số tài chính.
Bằng việc bóc tách các yếu tố, bạn sẽ biết ROE hay kết quả hoạt động tăng về lý do gì.
Ví dụ:
Đây là mô hình phân tích Dupont 5 yếu tố của công ty FPT trong 5 năm qua.
Nhìn vào số liệu trên, chúng ta hãy cùng phân tích 5 nhân tố ảnh hưởng đến ROE của FPT trong 5 năm qua.
Giá trị của nó phản ánh mức thuế mà doanh nghiệp phải chịu, và chính sách của doanh nghiệp sẽ là cố gắng tối thiểu hóa gánh nặng thuế. Giá trị cao nhất và tốt nhất này có thể đạt được là 1.
Ví dụ trên, năm 2023, FPT chịu mức thuế suất thuế TNDN là 20%. Tương đương những công ty khác.
Và… chỉ số này càng tăng càng tốt và trong 2 năm gần đây hệ số này đang có xu hướng tăng lên chứng tỏ chính sách của công ty đang ngày càng hoàn thiện để giảm thiếu gánh nặng từ thuế.
Dễ thấy, LNTT/EBIT của doanh nghiệp lớn nhất khi không có các khoản thanh toán lãi vay cho chủ nợ (không vay nợ). Khi đó, giá trị cao nhất và tốt nhất mà hệ số này có thể có được là 1. Do đó, doanh nghiệp nào có chỉ số gánh nặng lãi vay có xu hướng tăng thể hiện doanh nghiệp không cần vay nợ những vẫn hoạt động hiệu quả.
Đòn bẩy tài chính càng thấp, hệ số IB sẽ càng cao, và rủi ro tài chính cho các cổ đông sẽ nhỏ.
Trong 5 năm qua, có thể thấy xu hướng của tỷ lệ này ở FPT luôn ~ 0.92 đến 0.93 và trong 2 năm gần đây, hệ số gánh nặng lãi vay đang có xu hướng giảm dần, chứng tỏ doanh nghiệp đang phải trả nhiều lãi vay hơn những năm trước.
Như đã trình bày ở trên, chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm soát các loại chi phí của doanh nghiệp tốt đến đâu như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN… Doanh nghiệp nào có chỉ số EBIT margin có xu hướng tăng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả.
EBIT margin 3 năm gần đây của FPT có xu hướng tăng (mặc dù năm 2022 có giảm so với 2021 nhưng đã tăng lại vào năm 2023), thể hiện việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp ngày càng tốt.
Như vậy, nhờ kiểm soát hiệu quả chi phí hoạt động cộng với chi phí lãi vay giảm, sẽ tạo tiền đề gia tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu (cổ đông) của FPT.
Tỷ lệ này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Từ 1 đồng tài sản, doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu?
Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả, năng lực quản lý tốt.
Hiệu quả sử dụng tài sản của FPT đang cho thấy sự cải thiện rõ rệt, khi mà hiệu quả năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2023, 1 đồng tài sản có thể tạo ra 0.94 đồng doanh thu cho FPT.
Thể hiện đòn bẩy tài chính doanh nghiệp, tỷ lệ này còn có thể được viết lại như sau:
Với cùng 1 lượng tài sản, doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính phù hợp trong cơ cấu tài sản có thể tạo ra 1 tỷ suất sinh lời ROE cao hơn 1 doanh nghiệp không dùng đòn bẩy.
Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính sẽ làm tăng rủi ro. Nợ vay làm cho doanh nghiệp dễ nhạy cảm hơn với chu kỳ kinh tế, nhất là trong giai đoạn khó khăn, doanh thu giảm.
Trên thực tế, hệ số tài chính càng giảm thì càng tốt và khi nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy rõ hệ số đòn bẩy tài chính của FPT đang có xu hướng giảm dần theo thời gian và năm 2023 hệ số này đã đạt 2.02. Chứng tỏ, doanh nghiệp luôn nỗ lực giảm vốn vay từ đó giảm các chi phí về lãi vay và mang về nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Tóm lại.
Sau khi sử dụng mô hình Dupont, với trường hợp của FPT, chúng ta có thể thấy rõ rằng:
Chỉ tiêu ROE tăng qua các năm và đạt mức 28.2% – 2023, xuất phát từ việc:
Đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng EBIT để định giá doanh nghiệp thông qua chỉ số EV/EBIT:
Trong đó:
EV được tính bằng công thức sau:
EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu lưu hành) + Vay ngắn hạn và dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường của CP ưu đãi – Tiền và các khoản tương đương tiền
Trên thực tế, chỉ số EV/EBIT được dùng để so sánh toàn bộ giá trị của một doanh nghiệp với phần lợi nhuận EBIT kiếm được hàng năm.
Do đó, thông qua chỉ số này bạn sẽ biết được:
Bạn phải mất bao lâu để bù đắp các chi phí từ việc mua lại doanh nghiệp với mức EBIT không đổi.
Ví dụ:
Bạn đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp có EV/EBIT = 7 thì có nghĩa là bạn cần mất 7 năm để thu hồi được vốn.
Do vậy, chỉ số EV/EBIT càng thấp thì càng tốt vì khi chỉ số này càng thấp thì doanh nghiệp càng rẻ.
Để sử dụng chỉ số này hiệu quả, bạn nên so sánh với quá khứ và với các cổ phiếu cùng ngành.
EBIT là một chỉ số tài chính quan trọng giúp nhà đầu tư, nhà phân tích và ban lãnh đạo dễ dàng đánh giá sức mạnh dòng tiền và hiệu quả hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Trong đầu tư, chỉ số EBIT thường được dùng để:
Tuy nhiên, EBIT chỉ là một trong nhiều yếu tố cần được xem xét khi đánh giá doanh nghiệp. Nhà đầu tư cũng cần phải xem xét các yếu tố khác như tình hình tài chính, chiến lược kinh doanh, triển vọng ngành,… để có đánh giá toàn diện.
Chúc bạn đầu tư thành công.
Tham khảo thêm:
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize