Mục lục
Sau nhiều lần đọc và phân tích báo cáo tài chính. Tôi nhận ra rằng Tài sản cố định không phải là một con số bình thường.
Mà… Tài sản cố định chính là nơi ẩn chứa sức mạnh tiềm ẩn, là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp.
Tôi tin rằng, biết cách phân tích tài sản cố định không chỉ giúp bạn đánh giá hiệu quả hoạt động, rủi ro tài chính, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đúng hơn mà còn giúp bạn ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Chính vì thế, tài sản cố định là một trong những chỉ tiêu quan trọng bạn nhất định phải nắm rõ khi đầu tư.
Thông qua bài viết ngày hôm nay, tôi chia sẻ tất cả mọi thứ bạn cần biết về tài sản cố định, cụ thể:
Vậy…
Tài sản cố định là loại tài sản dài hạn có giá trị lớn, được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh và sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Ví dụ như:
Giá trị tài sản cố định được trình bày trên bảng cân đối kế toán tại phần Tài sản cố định trong mục Tài sản dài hạn.
Vì loại tài sản này có giá trị lớn do đó doanh nghiệp phải tốn rất nhiều tiền để đầu tư.
Do đó, để đảm bảo yếu tố cân bằng và hợp lý của các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính, tài sản cố định sẽ được quy định thời gian sử dụng và sẽ được khấu hao thành chi phí theo khoảng thời gian đó.
Theo Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định bắt buộc phải đáp ứng thỏa mãn 3 yếu tố dưới đây:
Nếu một tài sản đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, thì tài sản đó được ghi nhận là tài sản cố định.
Thực tế, tài sản cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.
Bởi… loại tài sản này được ví như “cần câu cơm” của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có nhà máy có quy mô lớn, nhiều công cụ, máy móc hiện đại hơn thì chắc chắn sẽ có năng lực sản xuất tốt hơn và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.
Lấy ví dụ thực tế:
Trong ngành bia, có 2 doanh nghiệp vô cùng nổi tiếng là bia Hà Nội (Cổ phiếu BHN) và bia Sài Gòn (Cổ phiếu SAB).
Khi nhìn vào giá trị tài sản cố định của 2 doanh nghiệp trên (Báo cáo tài chính tại ngày 31/12/2023).
Bạn sẽ thấy quy mô của SAB lớn hơn BHN rất nhiều. Khi mà, giá trị của tài sản cố định của SAB lớn gấp 2,6 lần so với BHN.
Do đó, sẽ không quá bất ngờ khi lợi nhuận sau thuế của SAB cao hơn BHN gấp ~ 12 lần.
Thế nên, tài sản cố định là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có giá trị tài sản càng lớn chứng tỏ:
Vượt trội hơn những doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
Khi bạn đọc báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, bạn sẽ thấy doanh nghiệp thường bóc tách tài sản cố định ra thành 3 loại sau:
Đúng như tên gọi của nó, tài sản cố định hữu hình là những tài sản vật chất có hình dạng cụ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy, cầm nắm được. Ví dụ như:
Thực tế, loại tài sản này có thể do doanh nghiệp tự mua, tự xây dựng hoặc đi thuê dài hạn.
Tài sản cố định vô hình là loại tài sản không có hình thái vật chất cụ thể. Do đó, chúng ta không thể nhìn thấy và cũng không thể sờ hay cầm nắm được.
Tuy nhiên, nó có đủ đặc điểm của tài sản cố định như có giá trị lớn, sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh và có thể mang lại lợi ích kinh tế.
Ví dụ:
Cho đến thời điểm hiện tại, bằng sáng chế không phải là loại tài sản cố định vô hình phổ biến ở Việt nam. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì loại tài sản cố định này lại phổ biến hơn.
Ví dụ như trong ngành dược phẩm, vaccine AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna là những loại vaccine được cấp bằng sáng chế và những quốc gia phát triển loại vaccine này đã thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ vào thời điểm đại dịch covid-19 xảy ra.
Tương tự với, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình cũng có thể do doanh nghiệp tự mua, tự tạo ra hoặc đi thuê dài hạn.
Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê từ công ty cho thuê tài chính để sử dụng trong thời gian dài (trên 12 tháng).
Ví dụ:
Với hình thức này, doanh nghiệp không cần phải đầu tư một khoản tiền lớn để mua tài sản thay vào đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh chính.
Mặc dù doanh nghiệp không thực sự sở hữu loại tài sản này nhưng trong thời gian thuê, doanh nghiệp cần phải tiến hành trích khấu hao cho nó.
Định kỳ kế toán sẽ thực hiện khấu hao tài sản cố định. Do đó, để xác định giá trị của tài sản cố định mà bạn thường thấy doanh nghiệp trình bày trên báo cáo tài chính, bạn cần tính theo công thức sau:
Giá trị còn lại = Nguyên giá năm (n) của tài sản cố định – Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định tính đến 31/12 năm (n).
Trong đó:
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, hiện nay có 3 phương pháp khấu hao tài sản cố định được áp dụng tại Việt Nam:
Khấu hao theo đường thẳng là phương pháp dựa trên nguyên tắc giá trị tài sản cố định được phân bổ đồng đều cho các kỳ tính khấu hao trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ / Thời gian sử dụng hữu ích còn lại
Khấu hao hàng tháng = Khấu hao hàng năm / 12
Trong trường hợp, tài sản cố định được mua về và dùng ngay trong tháng thì công thức khấu hao sẽ được tính như sau:
Mức trích khấu hao theo tháng = (Khấu hao hàng tháng / Tổng số ngày của tháng) x Số ngày sử dụng trong tháng
Trong đó:
Ngày 15/04/2024, Công ty May Mặc ABC mua một máy may công nghiệp hiệu Juki trị giá 500.000.000 đồng, chưa bao gồm thuế VAT. Máy được chiết khấu 20.000.000 đồng, chi phí vận chuyển và lắp đặt là 20.000.000 đồng. Máy được mua về và sử dụng ngay ngày hôm đó.
Được biết:
Nguyên giá = 500.000.000 – 20.000.000 – 20.000.000 = 500.000.000
Khấu hao hàng năm = Giá trị nguyên giá / Thời gian sử dụng hữu ích
= 500.000.000 / 5 năm =100.000.000 đồng/năm
Khấu hao hàng tháng = Khấu hao hàng năm / Số tháng trong năm
= 100.000.000 / 12 tháng = 8.333.333 đồng/tháng
Vì máy được mua và sử dụng từ 15/04 cho cần tính số ngày sử dụng thực tế trong tháng 4 để trích khấu hao.
Mức trích khấu hao trong tháng 4 = (Khấu hao hàng tháng / Tổng số ngày của tháng) x Số ngày sử dụng trong tháng
= (8.333.333 / 30) x 16 = 4.166.667 đồng
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các loại tài sản cố định có giá trị còn lại cao trong những năm đầu sử dụng và thấp dần trong những năm sau.
Phương pháp này giúp doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị còn lại của tài sản cố định theo thời gian và cho phép doanh nghiệp thu hồi nhiều chi phí khấu hao hơn trong những năm đầu tiên sử dụng tài sản.
Công thức:
Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại đầu năm x Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)
Theo đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh
Và…
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = (1 / Thời gian trích khấu hao) x 100
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ | Hệ số điều chỉnh |
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) | 1.5 |
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm ) | 2 |
Trên 6 năm (t > 6 năm) | 2.5 |
Ví dụ: Công ty May Mặc ABC mua một máy may công nghiệp hiệu Juki trị giá 500.000.000 đồng, chưa bao gồm thuế VAT.
Được biết:
Lúc này…
Mức trích khấu hao hàng năm của máy may công nghiệp được xác định cụ thể như sau:
Năm thứ | Giá trị còn lại đầu năm | Tính khấu hao hàng năm | Mức hấu hao hàng năm | Mức khấu hao hàng tháng | Khấu hao lũy kế cuối năm |
1 | 500,000,000 | =500.000.000 x 40% | 250,000,000 | 20,833,333 | 250,000,000 |
2 | 250,000,000 | =250.000.000 x 40% | 125,000,000 | 10,416,667 | 375,000,000 |
3 | 125,000,000 | =125.000.000 x 40% | 62,500,000 | 5,208,333 | 437,500,000 |
4 | 62,500,000 | =62.500.000 / 2 | 31,250,000 | 2,604,167 | 468,750,000 |
5 | 62,500,000 | =62.500.000 / 2 | 31,250,000 | 2,604,167 | 500,000,000 |
Có một điểm rất hay ở đây bạn cần chú ý:
Vì sao?
Tại phụ lục 2, Thông tư 45/2023 đã quy định rằng:
“Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.”
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc giá trị tài sản cố định được khấu hao theo số lượng sản phẩm được sản xuất hoặc khối lượng công việc được thực hiện trong từng kỳ tính khấu hao.
Công thức tính:
Mức trích khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng/năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm = Số lượng theo công suất thiết kế
Nếu công suất hoặc nguyên giá của tài sản cố định có thay đổi, doanh nghiệp cần phải xác định lại mức trích khấu hao.
Để khấu hao theo phương pháp này, doanh nghiệp cần xác định:
Ví dụ: Công ty May Mặc ABC mua một máy may công nghiệp hiệu Juki trị giá 500.000.000 đồng, chưa bao gồm thuế VAT.
Được biết:
Sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong năm 2023 là:
Bây giờ, ta sẽ tính được mức trích khấu hao bình quân cho 1 áo:
= 500.000.000/10.000.000 = 50 đồng/áo
Dựa vào số khấu hao bình quân, ta sẽ tính được mức khấu hao của máy may trong tháng và trong năm 2023.
Một số điểm bạn cần biết về khấu hao:
Phân tích tài sản cố định là một phần quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Việc phân tích này cần được thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết, bao gồm cả hai chiều dọc và chiều ngang.
Để giúp bạn biết cách phân tích thực tế, hãy cùng tôi phân tích tài sản cố định của cổ phiếu FPT.
Dựa vào số liệu tài sản cố định của FPT ở hình trên, ta có thể phân tích như sau:
Phân tích chiều dọc:
Trong 3 loại tài sản cố định, tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao nhất.
Đến Q4/2023, tổng số tiền mà doanh nghiệp đã chi để đầu tư vào tài sản cố định hữu hình (nguyên giá) là hơn 22 nghìn tỷ.
Tài sản cố định hữu hình đã khấu hao gần 10 nghìn tỷ và giá trị còn lại của tài sản cố định là hơn 12 nghìn tỷ.
Phân tích chiều ngang:
Phân tích theo chiều ngang, tức là ta sẽ xem và so sánh giá trị tài sản cố định quý/năm gần nhất với các quý/năm trước đây.
Khi phân tích chiều chiều ngang, bạn cần phân tích 2 điểm:
Tôi thường đầu tư vào những doanh nghiệp đang đầu tư, xây dựng tài sản cố định để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bởi…
…sau khi doanh nghiệp hoàn thành việc đầu tư và xây dựng xong tài sản cố định mới (như máy móc, nhà máy,…) thì khả năng doanh nghiệp tạo ra sự đột biến trong kết quả hoạt động kinh doanh rất cao.
Vậy làm sao để tìm ra những doanh nghiệp như vậy. Bạn có thể dùng bộ lọc đang xây nhà máy của Simplize.
Bộ lọc này sẽ giúp bạn tìm ra những doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng tài sản cố định.
Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Có 3 loại tài sản cố định bạn cần nắm rõ khi tìm hiểu về chủ đề này:
Việc hiểu và phân tích tài sản cố định một cách hiệu quả giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính, tiềm năng phát triển và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Tôi mong rằng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn phân tích cổ phiếu hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm:
Chúc bạn đầu tư thành công.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize