Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Báo cáo kết quả kinh doanh và 4 điều phải biết khi phân tích

Báo cáo kết quả kinh doanh và 4 điều phải biết khi phân tích

Dũng Trần28/01/2024
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia

Khánh Phan, FRM

Anh Khánh Phan, FRM có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, quản trị rủi ro tài chính, và đầu tư chứng khoán. Anh có hơn 5 năm ở vị trí quản lý cấp cao ở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), hơn 5 năm ở vị trí Giám đốc quỹ đầu tư, và gần 2 năm làm việc ở vị trí Kiểm toán viên ở KPMG (Big4 Kiểm toán). Anh tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế đối ngoại và Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng – Đại học Ngoại thương Hà Nội. Anh là 1 trong 10 người đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành chứng chỉ FRM và là Supervisor đại diện của GARP tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2020.
Xem chi tiết
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia
Khánh Phan, FRM

Báo cáo kết quả kinh doanh là một bộ phận của báo cáo tài chính, có thể nói đây là phần quan trọng nhất trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Hệ thống này bao gồm:

Báo cáo KQKD luôn được nhà đầu tư mong đợi hàng quý vì nó phản ánh toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Nắm bắt được tình hình doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác hơn.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về báo cáo kết quả kinh doanh ngay sau đây…

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Báo cáo KQKD là một báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

Báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo chuẩn mực kế toán và được trình bày theo mẫu quy định của pháp luật.

Kỳ kế toán theo quy định của các doanh nghiệp niêm yết thường là hàng quý và hàng năm.

Ví dụ:

Sau mỗi quý 20 ngày thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đều công bố báo cáo bài chính, trong đó có báo cáo kết quả kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động của HPG quý 2/2023, nguồn: Simplize

Đây là mẫu báo cáo kết quả doanh của một doanh nghiệp sản xuất thông thường. Với các doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm sẽ có sự khác biệt.

Tuy nhiên trong nội dung bài viết này, tôi sẽ không đề cập tới các doanh nghiệp tài chính.

Ý nghĩa của báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh rất quan trọng đối với nhà đầu tư chứng khoán vì nó cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có quyết định đầu tư phù hợp.

Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu HPG, nguồn: Simplize

Ví dụ giá cổ phiếu HPG tăng rất mạnh trong năm 2021 do kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc.

Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều đối tượng khác, như:

  • Nhà quản trị doanh nghiệp: Báo cáo kết quả kinh doanh giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định điều hành phù hợp.
  • Đối tác: Báo cáo kết quả kinh doanh giúp khách hàng đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có quyết định mua – bán hàng, công nợ phù hợp.
  • Cơ quan quản lý nhà nước: Báo cáo kết quả kinh doanh giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.

Xem báo cáo kết quả kinh doanh ở đâu?

Bạn có thể xem báo cáo kết quả kinh doanh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Để tải báo cáo tài chính doanh nghiệp, bạn nên truy cập website uy tín như Simplize.

Báo cáo tài chính của cổ phiếu HPG, nguồn: Simplize

Ngoài ra bạn cũng có thể xem nhanh hoặc xuất excel để tự mình tính toán các chỉ số trên báo cáo tài chính tại Simplize qua phần Số liệu tài chính…

Báo cáo kết quả hoạt động của HPG qua các quý, nguồn: Simplize

Toàn bố số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã được Simplize tổng hợp và hiển thị trực quan.

Các chỉ tiêu chính của báo cáo kết quả kinh doanh

Các chỉ tiêu chính của báo cáo kết quả kinh doanh cực kỳ quan trọng.

Tôi khuyên bạn nên nắm thật rõ và hiểu tường tận từng khoản mục doanh để đánh giá báo cáo kết quả kinh chính xác nhất.

Khi có bất kỳ chỉ tiêu nào trên báo cáo thu nhập biến động mạnh bạn cần hiểu rõ chỉ tiêu đó là gì? Có ý nghĩa như nào…

Các chỉ tiêu này bao gồm:

  • Doanh thu thuần:Doanh thu thuần là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.
    Doanh thu thuần là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có doanh thu thuần cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có thị phần lớn.
  • Giá vốn hàng bán là tổng số tiền mà một doanh nghiệp chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Giá vốn hàng bán được tính bằng công thức:Một doanh nghiệp có lợi nhuận gộp cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có khả năng sinh lời tốt.
  • Lợi nhuận gộp: Là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí sản xuất kinh doanh.
    Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
  • Doanh thu tài chính là phần lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tài chính, bao gồm các khoản như:
    • Lãi tiền gửi tiết kiệm, đầu tư trái phiếu, chứng khoán
    • Lãi từ hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết
    • Lãi từ hoạt động hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Chi phí hoạt động tài chính là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chịu liên quan đến các hoạt động tài chính, bao gồm:
    • Chi phí lãi vay ngân hàng
    • Chi phí chiết khấu thanh toán cho khách hàng
    • Lỗ từ hoạt động đầu tư chứng khoán
    • Lỗ hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết
    • Lỗ từ hoạt động hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chịu liên quan đến quá bán hàng. Ví dụ:
    • Chi phí nhân viên, khấu hao cho hoạt động bán hàng
    • Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
    • Chi phí tiếp thị, marketing
    • Chi phí chiết khấu cho nhà phân phối
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chịu liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp, bao gồm:
    • Chi phí nhân viên, khấu hao dùng cho hoạt động quản lý
    • Chi phí dịch vụ mua ngoài
    • Chi phí khác như hội thảo, tiếp khách,..
  • Doanh thu khác và chi phí khác là loại doanh thu và chi phí phát sinh ngoài các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận trước thuế: Là phần chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước.
  • Lợi nhuận sau thuế: Là phần chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đây đều là lý thuyết cơ bản nhất trên báo cáo kết quả kinh doanh mà bạn nên học thuộc lòng khi muốn phân tích cổ phiếu tốt trên thị trường chứng khoán.

Khi có bất kỳ chỉ tiêu nào trên báo cáo thu nhập biến động mạnh bạn sẽ hiểu rõ bản chất của các khoản biến động hơn.

Các chỉ số tài chính quan trọng báo cáo kết quả kinh doanh

Sau khi đã hiểu kỹ bản chất của từng tiêu chí, bạn sẽ cần đánh báo cáo kết quả kinh thông qua các chỉ số tài chính quan trọng sau:

#1: Biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) là tỷ lệ phần trăm của doanh thu được chuyển thành lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận còn lại từ doanh thu sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán. Biên lợi nhuận gộp càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt từ hoạt động kinh doanh chính của mình.

Công thức tính biên lợi nhuận gộp như sau:

Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu) * 100%

Ví dụ:

Một doanh nghiệp có doanh thu là 100 triệu đồng và giá vốn hàng bán là 60 triệu đồng thì lợi nhuận gộp là 40 triệu đồng.

Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này là:

(40 triệu đồng / 100 triệu đồng) * 100% = 40%

Như vậy, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này là 40%. Điều này có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp này tạo ra được 40 đồng lợi nhuận gộp.

Thông thường, các doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao hơn được coi là có hiệu quả hoạt động tốt hơn và có lợi thế cạnh tranh lớn.

#2: Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin) cho biết với mỗi 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu được mấy đồng lợi nhuận ròng .

Biên lợi nhuận ròng càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh rất lớn..

Công thức tính biên lợi nhuận ròng như sau:

Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu) * 100%

Ví dụ:

Một doanh nghiệp có doanh thu là 100 triệu đồng và lợi nhuận ròng là 20 triệu đồng thì biên lợi nhuận ròng là 20%.

Biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này là:

(20 triệu đồng / 100 triệu đồng) * 100% = 20%

Như vậy, biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này là 20%. Điều này có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp này tạo ra được 20 đồng lợi nhuận ròng.

Biên lợi nhuận ròng có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Thông thường, các doanh nghiệp có biên lợi nhuận ròng cao hơn được coi là có hiệu quả hoạt động tốt hơn.

#3: Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận thể hiện khả năng phát triển của doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu cho thấy mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp về quy mô, về số lượng khách hàng, về thị trường. Tốc độ tăng trưởng doanh thu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô kinh doanh, thâm nhập thị trường tốt.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp, là thước đo hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt, từ đó có thể nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng doanh thu (lợi nhuận) như sau:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu = (Doanh thu kỳ hiện tại – Doanh thu kỳ trước) / Doanh thu kỳ trước * 100%

Ví dụ:

Doanh thu của một doanh nghiệp trong năm 2022 là 100 tỷ đồng và doanh thu của doanh nghiệp này trong năm 2021 là 80 tỷ đồng

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp này trong năm 2022 là:

(100 tỷ đồng – 80 tỷ đồng) / 80 tỷ đồng * 100% = 25%

Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cao là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều nhà đầu tư, nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường.

Báo cáo kết quả hoạt động của HPG qua các quý, nguồn: Simplize

Ngoài cách tự tính tay, bạn hoàn toàn có thể sử dụng số liệu được tính toán sẵn của Simplize.

Những chú ý khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động 

Báo cáo kết quả hoạt động là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Để có được phân tích báo cáo kết quả hoạt động chính xác và hiệu quả, cần lưu ý những điều sau:

#1: Xác định mục tiêu phân tích 

Trước khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động, cần xác định rõ mục đích phân tích là gì. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như:

  • Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
  • So sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng ngành
  • Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh trong tương lai

Với mỗi mục đích khác nhau bạn sẽ có một chiều hướng phân tích khác nhau.

Ví dụ để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bạn đánh giá báo cáo hoạt động trong nhiều năm trong quá khứ.

Ngược lại, để dự báo hoạt động trong tương lai, bạn cần chú ý hơn tới báo cáo hoạt động kỳ gần nhất của doanh nghiệp.

#2: Xem xét bối cảnh kinh tế

Báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp cần được xem xét trong bối cảnh kinh tế chung.

Các yếu tố kinh tế chung, chẳng hạn như tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách của chính phủ, có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 Chính phủ Việt Nam đã áp dụng hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn 2020-2021, chẳng hạn như giảm thuế, giãn, hoãn nộp thuế, cho vay ưu đãi,…

Các chính sách này đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Điều này thể hiện qua báo cáo kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong giai đoạn này, khi doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng rất mạnh:

Báo cáo kết quả hoạt động của HPG qua các quý, nguồn: Simplize

Doanh thu, lợi nhuận của HPG tăng trưởng rất mạnh trong 2020 – 2021 và giảm mạnh trong năm 2022 khi các biệt pháp hỗ trợ không còn

#3: Cần đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình hình kinh tế vĩ mô, biến động giá cả, các sự kiện bất ngờ,…

Do đó, chỉ đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn sẽ không thể cung cấp một bức tranh toàn diện về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Để có được đánh giá chính xác và toàn diện về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bạn cần đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn.

#4: Chú ý liên kết báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo tài chính khác

Báo cáo kết quả kinh doanh là một bộ phận không thể tách rời của báo cáo tài chính và có liên kết rất mật thiết tới:

Do đó để hiểu báo cáo kết quả kinh doanh rõ nhất, bạn cũng cần hiểu 2 báo cáo trên.

Có rất nhiều khoản mục có liên hệ với nhau của 3 báo cáo này.

Ví dụ theo nguyên tắc kế toán, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp hoàn có thể bị làm giả thông qua nghiệp vụ bán hàng chịu và hình thành khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán.

Do đó nếu chỉ dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá tình hình hoạt động thì rất có thể bạn sẽ những doanh nghiệp có ý đồ xấu lừa.

Kết luận

Tóm lại, báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

Đọc và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh rất quan trọng đối với nhà đầu tư chứng khoán vì nó cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có quyết định đầu tư phù hợp.

Đọc thêm chủ đề đọc và phân tích BCTC như nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Simplize Learn:

Giá cổ phiếu thường biến động theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ số tài chính quan trọng trong báo cáo kết quả kinh doanh:

Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh bạn cần chú ý:

  • Xác định mục tiêu phân tích
  • Xem xét bối cảnh kinh tế
  • Cần đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn
  • Chú ý liên kết báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo tài chính khác

Chúc bạn đầu tư thành công

Chia sẻ bài viết

Dũng Trần

Dũng Trần là 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán. Anh đi theo triết lý đầu tư giá trị tăng trưởng kết hợp của Warren Buffett và Philip Fisher. Anh đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi về đầu tư tại Việt Nam. Cổ phiếu của anh tập trung vào những ngành tăng trưởng như thép, bán lẻ, công nghệ, logistics... Với anh, mỗi cơ hội đầu tư giá trị được tìm thấy giống như 1 sự tận hưởng chiến thắng khi khác biệt với đám đông

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668

Thợ săn cổ phiếu 2.0

Thị trường bùng nổ, cổ phiếu nào sẽ tăng+200% +300%trong năm 2024?