Mục lục
Bảng giá chứng khoán thể hiện diễn biến giao dịch của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đây là thông tin quan trọng mà bạn không được phép bỏ qua vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi ra quyết định đầu tư.
Nó sẽ giúp bạn trả lời 2 câu hỏi:
Cổ phiếu đang được giao dịch ở mức giá nào?
Nếu bây giờ mua/bán cổ phiếu, thì bạn nên mua/bán ở mức giá nào?
Biết đọc bảng giá chứng khoán sẽ giúp bạn theo dõi được tình hình thị trường và ra quyết định đặt lệnh phù hợp hơn.
Vì thế, Kỹ năng đọc bảng giá chứng khoán là một trong những kỹ năng “vỡ lòng” mà bất cứ một nhà đầu tư nào cũng phải biết khi đầu tư chứng khoán.
Trước khi tiếp tục, bài viết này sẽ khá dài bởi đây là bài viết chi tiết và đầy đủ nhất về Kỹ năng đọc bảng giá chứng khoán mà bạn có thể tìm thấy trên mạng…
…và đừng bỏ lỡ những tip, tricks mà Simplize chia sẻ ở từng mục trong bài viết này nhé 😉
Ở Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Mỗi Sở sẽ có 1 bảng giá chứng khoán riêng (đại diện cho 2 sàn HOSE và HNX)
Bảng giá chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE):
Bảng giá chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX):
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng có bảng giá cổ phiếu riêng mình, nhằm phục vụ nhóm khách hàng của họ.
Và tất nhiên, nguồn dữ liệu của các công ty chứng khoán sẽ được lấy từ Sở giao dịch…
…nên về cơ bản, bạn sẽ thấy bảng giá chứng khoán là HOÀN TOÀN GIỐNG NHAU. Có khác nhau đôi chút về giao diện.
Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng Bảng giá chứng khoán SSI để làm ví dụ.
Bây giờ tôi sẽ đi chia nhỏ các thành phần của một giá chứng khoán và giải thích ý nghĩa của từng phần. Những hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu cách đọc và diễn giải bảng giá chứng khoán, để bạn có thể tự tin đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua hoặc bán cổ phiếu.
Dưới đây là các thành phần của một bảng giá chứng khoán:
Mã chứng khoán (cột CK) là cột bên trái ngoài cùng của bảng giá chứng khoán.
Mỗi công ty khi niêm yết trên sàn chứng khoán đều sẽ được cấp 1 mã giao dịch chứng khoán riêng, gồm 3 ký tự. Thông thường là tên viết tắt của công ty đó.
Ví dụ: Công ty cổ phần FPT đang được giao dịch với mã chứng khoán là FPT
Muốn tìm Mã giao dịch của công ty niêm yết nào, bạn nhập mã chứng khoán của công ty vào ô “Tìm kiếm CK”
Bên cạnh 3 chữ cái thể hiện mã cổ phiếu đang niêm yết, khi đọc bảng giá chứng khoán bạn sẽ bắt gặp một dạng mã có nhiều chữ cái hơn, thể hiện cho các chứng chỉ quỹ (ví dụ E1VFVN30 là mã chứng khoán của 1 quỹ hoán đổi danh mục ETF)
…hay các mã chứng quyền do công ty chứng khoán phát hành (ví dụ mã chứng quyền CVNM2211)
Đây đều là các loại chứng khoán mà bạn có thể mua/bán trên thị trường, giống như cổ phiếu công ty.
Không chỉ vậy, khi click vào 1 mã cổ phiếu cụ thể trên bảng giá chứng khoán, giao diện bảng giá của SSI sẽ cung cấp thêm cho bạn các thông tin về cổ phiếu đó như: đồ thị giá, độ sâu thị trường, hay lịch sử khớp lệnh của cổ phiếu.
Bên cạnh cột mã CK là 3 cột Trần, Sàn và TC. Đây là 3 mốc giá quan trọng của cổ phiếu trong ngày giao dịch mà bạn cần chú ý.
Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa tại ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ một số trường hợp đặc biệt).
Riêng các cổ phiếu ở sàn UPCOM, giá tham chiếu được được bằng Bình quân gia quyền của giá cổ phiếu phiên giao dịch gần nhất.
Ví dụ: Thứ 5, ngày 10/11/2022, bảng giá chứng khoán đang hiển thị cổ phiếu ACB có giá tham chiếu (màu vàng) là 20.75. Có thể hiểu là, cổ phiếu ACB phiên ngày thứ 4 (09/11/2022) đã đóng cửa (kết thúc giao dịch) ở mức giá 20,750 đồng/CP
Giá tham chiếu sẽ được sử dụng để làm cơ sở xác định Giá trần và Giá sàn cho cổ phiếu.
Giá trần là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua, hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
Mức giá trần sẽ phụ thuộc vào việc cổ phiếu đó đang được niêm yết trên sàn nào?
Tiếp tục ví dụ trên, cổ phiếu ACB có giá tham chiếu 20.75 và vì đang được niêm yết trên sàn HOSE nên mức giá trần của ACB trong ngày giao dịch sẽ được tính bằng: 20.75 x (1 + 7%) = 22.20
Ngược lại với giá trần, Giá sàn là mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua, hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
Mức giá sàn sẽ phụ thuộc vào việc cổ phiếu đó đang được niêm yết trên sàn nào?
Như vậy, mức giá sàn của cổ phiếu ACB trong ngày giao dịch 10/11/2022 sẽ được tính bằng: 20.75 x (1 – 7%) = 19.30
Mức giá sàn, giá trần này sẽ xác định khoảng giao dịch (hay biên độ giao dịch) trong ngày của cổ phiếu.
Tức là bạn chỉ được phép đặt giá mua/bán nằm trong khoảng (giá sàn, giá trần) này. Nếu đặt giá ngoài khoảng dao động này, lệnh của bạn sẽ không được thực hiện.
Khi đọc bảng giá chứng khoán, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp 5 màu sắc đặc trưng.
Cụ thể:
Các cột Bên mua thể hiện các lệnh đặt mua (giá và khối lượng) đang chờ khớp lệnh.
Trên bảng giá chứng khoán, các cột bên mua sẽ chỉ hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất (giá mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Trong đó:
Như hình trên, 3 mức giá mua cao nhất mà nhà đầu tư đang đặt mua cho cổ phiếu ACB lần lượt là: 19.90 (Giá 1), 19.80 (Giá 2) và 19.75 (Giá 3)
*Lưu ý: Bảng giá chứng khoán SSI (mặc định): Giá x 1,000 vnđ.
Ngược lại bên mua, các cột Bên bán thể hiện các lệnh đặt bán (giá và khối lượng) đang chờ khớp lệnh.
Trên bảng giá chứng khoán, các cột bên bán cũng sẽ chỉ hiển thị 3 mức giá đặt bán tốt nhất (giá bán thấp nhất) và khối lượng đặt bán tương ứng. Trong đó:
Như hình trên, 3 mức giá bán thấp nhất mà nhà đầu tư đang đặt bán cho cổ phiếu FPT lần lượt là: 20.00 (Giá 1), 20.05 (Giá 2) và 20.10 (Giá 3)
Các mức giá đặt mua, đặt bán sẽ thay đổi liên tục trong phiên giao dịch, và sẽ dừng lại khi kết thúc phiên.
Đặc biệt, có 1 số thời điểm, bạn sẽ gặp phải tình huống các cột bên mua, hoặc bên bán không có số liệu.
Đó là vì cổ phiếu đó hiện không có ai đặt lệnh mua (trắng bên mua), hoặc không có ai đặt lệnh bán (trắng bên bán).
Cột khớp lệnh được đặt ở vị trí chính giữa bảng giá, thể hiện:
Cột Tổng khối lượng (Tổng KL) thể hiện khối lượng cổ phiếu đã được giao dịch trong ngày giao dịch. Cột này sẽ cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.
Các cột này thể hiện mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất được khớp trong phiên.
Lưu ý là: Giá cao nhất, Giá thấp nhất này chưa chắc đã là Giá trần, Giá sàn nhé!
Cột Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thể hiện khối lượng cổ phiếu mà Nhà đầu tư nước ngoài đã khớp lệnh trong ngày.
Trong đó:
Ở đây bạn sẽ thấy, ACB hay FPT đều là những cổ phiếu đã “hết room” (cột Room trống). Tức là nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể mua cổ phiếu trực tiếp trên sàn nữa, nếu muốn mua cổ phiếu, họ chỉ có thể giao dịch thỏa thuận (trao tay) với nhau mà thôi.
Vì thế cổ phiếu FPT, hơn 1.3 triệu cổ phiếu này là giao dịch (trao tay) thỏa thuận giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhau, chứ không phải là khớp trực tiếp trên sàn.
Các cổ phiếu còn nhiều room có thể kể đến như: HPG, GAS hay NVL…
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là một thông tin quan trọng mà bạn cần quan tâm khi đọc bảng giá chứng khoán.
Bởi ở thị trường Việt Nam hiện tại, dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài ảnh hưởng lớn đến biến động giá cổ phiếu.
Nếu bạn thấy một cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào với khối lượng lớn, liên tục trong nhiều ngày, thì đó có vẻ là 1 dấu hiệu tích cực.
Ngược lại, nếu nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ra, HÃY CẨN THẬN và tìm hiểu kỹ xem điều gì đang xảy ra.
Bên cạnh việc nắm bắt thông tin giao dịch của cổ phiếu…
Đọc bảng giá chứng khoán còn giúp bạn nắm bắt được biến động thị trường, thông qua các chỉ số thị trường (hay chỉ số Index). Chỉ số này được tính toán dựa trên mức biến động giá (theo vốn hóa) của các cổ phiếu nằm trong rổ tính toán.
6 chỉ số thị trường phổ biến nhất trên bảng giá chứng khoán gồm:
Trong đó chỉ số VN-Index được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Bởi nhóm cổ phiếu trên sàn HOSE có mức vốn hóa lớn, và thu hút nhiều ánh mắt của nhà đầu tư.
Ví dụ về chỉ số VN-Index:
Từ các thông tin này, bạn có thể đưa ra một vài đánh giá:
Chỉ số thị trường sẽ giúp bạn có một góc nhìn tổng quan về toàn bộ thị trường:
- Thị trường đang tăng hay giảm?
- Khối lượng giao dịch ra sao?
- Giá trị giao dịch bao nhiêu?
- Tâm lý nhà đầu tư thế nào (dựa trên số lượng mã tăng/giảm)?
Khi xem chỉ số thị trường, bạn nên kết hợp biến động lớn của chỉ số (như điểm số tăng/giảm trên 1%, hoặc hơn) kèm theo khối lượng giao dịch lớn hơn so với ngày thường:
Đơn giản, bạn chỉ việc di chuột vào phần Tab VN30 trên bảng giá chứng khoán SSI và chọn rổ chỉ số muốn xem
Bạn cũng có thể tùy chỉnh các biểu đồ bằng cách click vào biểu tượng “mũi tên” hoặc “bánh răng” và lựa chọn chỉ số thị trường mà mình muốn theo dõi.
Như vậy là Simplize vừa giới thiệu đến bạn cách đọc bảng giá chứng khoán hiệu quả nhất.
Với những thông tin về cách đọc bảng chứng khoán trong bài viết này, Simplize hy vọng bạn đã hiểu thêm về các thuật ngữ, thông tin trên bảng giá chứng khoán để từ đó có những phán đoán về thị trường hợp lý và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize