Mục lục
Khi đầu tư, có bao giờ bạn thắc mắc:
Nếu chỉ số VN-Index tăng 5%, 10% (hoặc ngược lại, giảm 5%, 10%…)
…thì cổ phiếu của bạn sẽ thay đổi như thế nào?
…nhưng lại chưa tìm thấy câu trả lời?!?
Nếu câu trả lời là CÓ!
Thì trong bài viết này, Simplize sẽ giới thiệu đến bạn một hệ số giúp trả lời được câu hỏi trên. Đó chính là hệ số Beta.
Hệ số Beta là gì? Hệ số này được tính toán như thế nào và có ý nghĩa ra sao trong đầu tư?
Hãy cùng Simplize tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Là một chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của một cổ phiếu (hay toàn bộ danh mục) của nhà đầu tư.
Hệ số này thể hiện mức độ tương quan giữa biến động giá cổ phiếu (hoặc danh mục) so với thị trường chứng khoán chung.
Beta = Covar(Ri, Rm) / Var(Rm)
Trong đó:
Khi thị trường tăng 1, cổ phiếu sẽ tăng bao nhiêu tương ứng? Covar(Ri, Rm) sẽ trả lời câu hỏi này.
Thị trường tăng giảm hàng ngày. Khi tăng thì bao nhiêu %, khi giảm thì bao nhiêu %. Var sẽ trả lời đến yếu tố này.
Từ công thức trên, bạn sẽ thấy Beta tính toán mức rủi ro mà một nhà đầu tư sẽ chịu đựng khi mua một cổ phiếu.
Beta cao, thì rủi ro cao nhưng lợi nhuận (kỳ vọng) cũng cao (khi so sánh với thị trường chung*)
*Chỉ số VN-Index thường được sử dụng đại diện cho thị trường chung. Bạn cũng có thể sử dụng các chỉ số khác (như VN30, …) để làm tham chiếu.
Công thức là vậy.
Nhưng thực tế khi giao dịch, bạn sẽ không cần phải tự tính hệ số này.
Bởi Beta được tính toán sẵn trên các website tài chính – chứng khoán như Simplize, investing.vn, cafef, vietstock…
Tuy nhiên, do cách chọn mốc thời gian khác nhau, nên kết quả tính có thể khác nhau đôi chút.
Trên Simplize còn cung cấp thêm số liệu về Beta ngành để bạn tham khảo.
Tất nhiên, trong trường hợp bạn muốn tự mình tính toán ra chỉ số Beta…
…thì có thể xem thêm Hướng dẫn tính toán bằng excel của Simplize ở phần cuối bài viết này nhé.
Thông thường, chúng ta so sánh Beta với 1 để xác định khẩu vị rủi ro của cổ phiếu.
Cụ thể:
Cổ phiếu khi đó sẽ chuyển động theo sát thị trường. Thị trường tăng 10%, thì cổ phiếu tăng 10%; Thị trường giảm 20% thì cổ phiếu của bạn cũng giảm 20%.
Ở trường hợp này, cổ phiếu có khả năng sinh lời cao hơn, nhưng tiềm năng rủi ro cũng sẽ lớn.
Ví dụ Beta của cổ phiếu = 1.5, điều này có nghĩa là mức độ rủi ro của cổ phiếu này cao hơn độ rủi ro của thị trường. Khi thị trường chung tăng 10%, thì cổ phiếu sẽ tăng 15%. Nhưng khi thị trường chung giảm 10%, thì cổ phiếu sẽ giảm 15%.
Ví dụ Beta cổ phiếu = 0.7 thì khi thị trường chung tăng 10%, cổ phiếu tăng 7%. Ngược lại, khi thị trường chung giảm 10% thì cổ phiếu chỉ giảm 7%.
Ngoài ra còn có trường hợp đặc biệt:
Dưới đây là một vài ứng dụng trong đầu tư mà bạn nên biết:
Nếu bạn là nhà đầu tư không quá mạo hiểm, chấp nhận rủi ro thấp, thì có thể lựa chọn nhóm cổ phiếu phòng thủ (điện, nước, hàng hóa thiết yếu…) có hệ số < 1.
Bởi khi thị trường tăng, nhóm cổ phiếu này có thể tăng chậm hơn thị trường chung…
…nhưng trong giai đoạn thị trường đi xuống, thì chúng cũng là nhóm cổ phiếu giảm ít hơn. Giúp bạn hạn chế được thua lỗ (so với các cổ phiếu có Beta > 1)
Còn nếu chiến lược đầu tư của bạn là chọn cổ phiếu ưu tiên tăng trưởng bùng nổ theo đà và ngắn hạn: Hãy chọn Beta cao.
Đọc thêm: Hướng dẫn phương pháp đầu tư tăng trưởng (+Ví dụ thực tế)
Hệ số Beta là 1 yếu tố quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM, giúp nhà đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu.
Hệ số Beta hữu ích trong việc xác định rủi ro ngắn hạn của chứng khoán và được sử dụng để tính toán chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu trong mô hình định giá
…nhưng không phải vì thế mà hệ số này không có hạn chế.
Vì Beta được tính toán bằng cách sử dụng các điểm dữ liệu lịch sử, nên nó trở nên ít ý nghĩa hơn đối với những nhà đầu tư khi muốn dự đoán sự chuyển động của giá cổ phiếu trong tương lai.
Nó cũng ít hữu ích hơn đối với các khoản đầu tư dài hạn vì sự biến động của cổ phiếu có thể thay đổi đáng kể từ năm này qua năm khác, phụ thuộc vào giai đoạn tăng trưởng của công ty và các yếu tố khác.
Bởi hệ số này đo lường rủi ro bằng mức độ biến động của giá cổ phiếu so với thị trường…
…nên nếu biểu diễn bằng đồ thị thì Beta chính là hệ số góc của đồ thị hàm số hồi quy tuyến tính với:
Hệ số góc càng lớn thì Y biến động theo X càng lớn.
Bạn vào trang investing.com, search mã cổ phiếu và chọn Tab Dữ liệu lịch sử (Historical data)
Tiếp theo, xác định khung thời gian bạn muốn tính Beta.
Và chọn Tải dữ liệu xuống để tải file excel về.
Làm tương tự với chỉ số VN-Index
Đặt tên trục X theo tên của chỉ số bạn đang sử dụng (ví dụ: VN-Index) và trục Y sẽ được đặt tên theo tên cổ phiếu.
Khi đó…
Phương trình đường xu hướng của bạn sẽ được viết dưới dạng y = βx + a. Hệ số của giá trị x là hệ số beta của bạn.
Cụ thể ở ví dụ này là 0.5823.
Theo đó nếu chỉ số VN-Index tăng (giảm) 1% thì cổ phiếu VNM nhiều khả năng sẽ tăng (giảm) tương ứng 0.58%.
Bạn cũng có thể sử dụng hàm Slope trong excel để tính nhanh hệ số góc Beta (thay vì phải vẽ đồ thị)
Cụ thể, ở bước #3, sau khi đã có dữ liệu “%Thay đổi” của giá cổ phiếu và VN-Index
Bạn sử dụng hàm Slope trong excel:
=slope(%Thay đổi cổ phiếu, %Thay đổi VNIndex)
Kết quả trả về sẽ bằng 0.5823.
Hệ số Beta của danh mục đầu tư được tính bằng tổng của beta các cổ phiếu trong danh mục nhân với tỷ trọng của cổ phiếu đó.
Giả sử bạn có một danh mục đầu tư bao gồm 3 cổ phiếu
Hệ số Beta danh mục đầu tư của bạn = 1.25 x 30% + 0.9 x 50% + 0.98 x 20% = 1.02
Khi thị trường (VN-Index) tăng 10%, danh mục đầu tư của bạn sẽ tăng 10.2% và ngược lại.
Và như vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro khi muốn thêm/ hoặc bớt một cổ phiếu trong danh mục đầu tư.
Liệu thêm/bớt cổ phiếu này vào danh mục có làm tăng độ rủi ro của danh mục lên hay không?
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng để quản lý danh mục đầu tư của mình.
Và để có một danh mục đầu tư tốt cũng như đảm bảo độ an toàn…
…thì bạn sẽ phân bổ tầm khoảng 3, 4 mã có hệ số beta > 1 (nhưng cũng đừng quá cao so với mặt bằng chung) và 1, 2 mã cổ phiếu có beta < 1.
Nguồn: Tính năng Danh mục đầu tư trên Simplize
Lý do là vì…
1 danh mục mà chỉ gồm các cổ phiếu có hệ số beta cao sẽ rất rủi ro, vì chỉ cần thị trường “hắt hơi, sổ mũi” là toàn bộ danh mục của bạn gặp vấn đề ngay. (Chứ chưa cần đi sâu phân tích các cổ phiếu đó có tốt hay không).
Cổ phiếu có Beta < 1, có thể sẽ rất nhàm chán khi thị trường uptrend mạnh, tuy nhiên nó sẽ đảm bảo tính an toàn cho danh mục trong những lúc thị trường khó khăn…
…và khi mà thị trường chung chiết khấu đến 1 mức đủ hấp dẫn, bạn hoàn toàn có thể bán ra những cổ phiếu phòng thủ đó để “tấn công lại” bằng việc mua vào những cổ phiếu biến động mạnh để gia tăng sức tăng trưởng cho toàn danh mục.
Hệ số Beta là một trong những hệ số quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng trong việc định hướng các quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần phải kết hợp thêm những chỉ số khác để định giá cổ phiếu và đánh giá doanh nghiệp như:
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize