Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Hướng dẫn phương pháp đầu tư tăng trưởng (+Ví dụ thực tế)

Hướng dẫn phương pháp đầu tư tăng trưởng (+Ví dụ thực tế)

Simplize team15/03/2023
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia

Khánh Phan, FRM

Anh Khánh Phan, FRM là CEO&Founder của Simplize. Anh có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, quản trị rủi ro tài chính, và đầu tư chứng khoán. Anh có hơn 5 năm ở vị trí quản lý cấp cao ở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), hơn 5 năm ở vị trí Giám đốc quỹ đầu tư, và gần 2 năm làm việc ở vị trí Kiểm toán viên ở KPMG (Big4 Kiểm toán). Anh tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế đối ngoại và Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng – Đại học Ngoại thương Hà Nội. Anh là 1 trong 10 người đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành chứng chỉ FRM và là Supervisor đại diện của GARP tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2020.
Xem chi tiết
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia
Khánh Phan, FRM

Đầu tư tăng trưởng là thuật ngữ phổ biến và là 1 trong 3 chiến lược đầu tư hiệu quả nhất thị trường chứng khoán hiện tại.

Đặc biệt là các nhà đầu tư mới thường bị thu hút với những cổ phiếu được gọi là “cổ phiếu tăng trưởng”, bởi những cổ phiếu này thường được kì vọng có mức tăng giá rất lớn.

Vậy đầu tư tăng trưởng là gì mà lại có những cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao như vậy?

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu được:

  • Cách nhận biết các cổ phiếu tăng trưởng
  • Cách áp dụng thực tế để tìm kiếm những cổ phiếu này

Đầu tư tăng trưởng là gì?

Đầu tư tăng trưởng là phương pháp đầu tư tập trung vào những công ty có tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn. Thường là cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành và cao hơn 20%/năm.

Những công ty có mức tăng trưởng nhỉnh hơn trung bình ngành tuy nhiên ngành đó đã bão hòa và chỉ tăng trưởng thấp 3 – 4%/năm thì cũng không thể gọi là cổ phiếu tăng trưởng.

Tại sao phương pháp đầu tư tăng trưởng lại hấp dẫn?

Nhà đầu tư luôn có hứng thú và cảm xúc tích cực với những doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng nhanh.

Nhờ đó, những cổ phiếu này luôn đi kèm với mức tăng giá “khủng khiếp” với lợi nhuận vượt trội.

Ví dụ với cổ phiếu HPG:

  • Lợi nhuận sau thuế của HPG năm 2020 là 13.453 tỷ VND, tăng 80% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 22.962 tỷ VND, tăng 71% so với năm 2020
  • Trong giai đoạn này, giá cổ phiếu đã tăng gần 5 lần, từ 9k/cổ phiếu lên gần 45k/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh)

Ví dụ với cổ phiếu MWG:

Giá cổ phiếu MWG

  • Giai đoạn 2014 – 2021 là giai đoạn tăng trưởng “thần tốc” của MWG, với mức tăng trưởng kép lợi nhuận bình quân hàng năm lên đến 38%/năm
  • Trong cùng giai đoạn này, giá cổ phiếu đã tăng… hơn 13 lần, từ 6k/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh) lên mức 80k/cổ phiếu

Với mức tăng giá “khủng khiếp”, có thể x3, x5, x10 lần, các cổ phiếu tăng trưởng luôn là nhóm cổ phiếu hấp dẫn nhất đối với nhà đầu tư.

3 dấu hiệu nhận biết của cổ phiếu tăng trưởng

#1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao trong dài hạn

Đúng như tên gọi của phương pháp đầu tư này, doanh nghiệp tăng trưởng cao và dài hạn trong tương lai là yếu tố quan trọng, quyết định tới khoản đầu tư của bạn.

Tuy nhiên để xác định được doanh nghiệp nào sẽ tăng trưởng cao trong tương lai là tương đối khó khăn và phụ thuộc nhiều vào mức độ am hiểu của bạn với doanh nghiệp. 

Simplize đưa ra một vài dấu hiệu thường thấy như sau:

  • Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong 5 năm gần nhất > 20%/năm
  • Roe > 15%
  • Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh rõ ràng
  • Ban lãnh đạo của doanh nghiệp có năng lực và đạo đức tốt

Bạn nên nhớ rằng, chính ban lãnh đạo doanh nghiệp, người hiểu doanh nghiệp nhất, cũng không thể dự phóng tương lai quá xa của doanh nghiệp (3 – 5 năm)…

Do đó các dấu hiệu trong quá khứ chỉ mang tính chất tham khảo, mục đích cuối cùng là để bạn có thể lựa ra được doanh nghiệp khả năng tăng trưởng trong tương lai chuẩn xác hơn.

Vậy nên chưa chắc các cổ phiếu đạt tiêu chí này sẽ tăng trưởng cao trong tương lai đâu nhé.

#2. Thị trường chấp nhận mức định giá tương đối cao

Như ở phần mở đầu bài viết, các cổ phiếu tăng trưởng thường có mức sinh lời cực kỳ tốt, MWG tăng 10 lần sau 7 năm (+40%/năm) do đó đầu tư tăng trưởng cực kỳ hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

MWG

Biểu đồ định giá P/E của MWG

Bởi ngoài mức tăng giá (P) theo tăng tăng trưởng lợi nhuận (EPS) của doanh nghiệp thì các cổ phiếu tăng trưởng còn được thị trường chấp nhận giao dịch ở mức định giá theo chỉ số P/E cao hơn.

Do đó các cổ phiếu này thường tăng giá rất mạnh sau mỗi lần công bố báo cáo kết quả kinh doanh tốt.

mwg

Biểu đồ định giá P/E của HPG thay đổi mỗi khi ra kết quả kinh doanh quý

Đây là điểm khác biệt lớn so với các cổ phiếu mang tính chu kỳ, như bạn có thể thấy mặc dù lợi nhuận của HPG tăng trưởng (EPS tăng) nhưng thị trường không chấp nhận mức định giá cao hơn nên P/E của cổ phiếu liên tục giảm theo thời gian.

Nếu bạn thấy một doanh nghiệp liên tục tăng trưởng cao trong quá khứ và mức định giá P/E của doanh nghiệp cũng liên tục được duy trì ở mức cao.

#3. Công ty có vốn hóa vừa và nhỏ

Ở thị trường Việt Nam thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có vốn hóa dưới 10.000 tỷ vnđ.

Những doanh nghiệp này thông thường sẽ tăng trưởng dễ hơn là những công ty có vốn hóa to (>10.000 tỷ) vì nhân rộng hoạt động kinh doanh trong một khu vực, một địa bàn rất dễ.

Nhưng khi đã đạt tới mức quy mô nhất định thì sẽ rất khó chiếm được thị phần từ các đối thủ khác.

Tuy nhiên Simplize nhắc lại một lần nữa là điều quan trọng nhất vẫn là tốc độ tăng trưởng cao dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp

Nếu những doanh nghiệp to có thể tăng trưởng cao (>20%/năm) thì lại càng tuyệt vời hơn vì bạn sẽ tránh được rất nhiều rủi ro khi đầu tư vào những doanh nghiệp nhỏ.

mwg

Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của MWG theo thời gian

Ví dụ như cổ phiếu MWG của công ty cổ phần Thế giới di động, sau khi chiếm được đa số thị phần ở mảng điện thoại di động, năm 2010 họ lấn sân sang mảng điện máy với Điện Máy Xanh…

đầu tư tăng trưởng

Tới năm 2018 khi mảng điện máy đã đạt tới quy mô nhất định  họ lại tiếp tục tiến sang mảng FMCG với Bách Hóa Xanh.

Mặc dù quy mô của MWG đã vượt mốc 70.000 tỷ nhưng họ vẫn tăng trưởng cao và rõ ràng MWG vẫn là cổ phiếu tiêu biểu trong nhóm đầu tư tăng trưởng.

Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng

Từ những dấu hiệu ở phần trên, bạn có thể tạo ra bộ lọc để chọn ra những cổ phiếu gần thỏa mãn theo phương pháp đầu tư tăng trưởng nhất:

  • Vốn hóa < 10.000 tỷ
  • Tăng trưởng doanh thu bình quân 5 năm gần nhất > 15%
  • Tăng trưởng lợi nhuận bình quân 5 năm gần nhất > 15%
  • Tăng trưởng doanh thu 12 tháng gần nhất > 20%
  • Tăng trưởng lợi nhuận 12 tháng gần nhất > 20%
  • ROE > 20% 

Bạn có thể truy cập vào Bộ lọc cổ phiếu của Simplize.

Chọn sửa tiêu chí và thiết lập các điều kiện phía trên, đây là kết quả bạn sẽ thu được:

Kết quả bộ lọc Mipcap, tăng trưởng ổn định của Simplize

Có rất nhiều cổ phiếu tốt với hiệu quả sinh lời cao, bạn có thể tìm hiểu thêm những cổ phiếu này nhé.

Bộ lọc cổ phiếu CANSLIM

CANSLIM cũng là một biến thể hay của phương pháp đầu tư tăng trưởng, tuy nhiên William O’neil cho rằng chỉ nên xuống tiền đầu tư khi thị trường đang trong giai đoạn tăng giá (Uptrend).

tăng trưởng

Vậy nên nếu bạn lựa chọn lọc theo CANSLIM trên Simplize thời điểm này (tháng 9 – 2022) sẽ không cho ra nhiều kết quả.

Ở đây mình sẽ bỏ đi tiêu chí thị trường đi để bạn có thể xem qua kết quả nhé:

canslim

Chú ý đây là kết quả của bộ lọc CANSLIM sau khi đã loại bộ yếu tố “Market”.

Những lưu ý khi đầu tư theo phương pháp tăng trưởng

Mặc dù có tỷ suất sinh lời rất hấp dẫn tuy nhiên đầu tư tăng trưởng cũng có những rủi ro nhất định.

Bạn cần lưu ý những điểm sau để tránh mất tiền nhé:

Chủ yếu lợi nhuận đến từ chênh lệch giá

Đầu tư tăng trưởng sẽ tập trung vào những doanh nghiệp tăng trưởng cao, đặc thù của những doanh nghiệp này sẽ liên tục để lại lợi nhuận tái đầu tư để tiếp tục tăng trưởng.

Vậy nên phần lợi nhuận từ cổ tức của doanh nghiệp là gần như không có mà chủ yếu đến từ chênh lệch giá.

đầu tư tăng trưởng

Như bạn có thể thấy với mức thị giá luôn loanh quanh 100.000đ/cp của MWG thì phần cổ tức chỉ khoảng 1.000đ/cp (tỷ lệ 10%) là không đáng kể.

Tuy nhiên nếu cổ phiếu có thanh khoản cao thì bạn có thể bán cổ tức từ cổ phiếu cũng không thành vấn đề.

Rủi ro cao

Đầu tư tăng trưởng sẽ có rủi ro cao hơn Đầu tư giá trị bởi phần lớn giá trị của cổ phiếu tăng trưởng nằm ở tương lai…

Hay nói cách khác, bạn chấp nhận trả mức định giá tương đối cao cho tương lai của cổ phiếu.

Nếu doanh nghiệp không thể tăng trưởng như thị trường kỳ vọng thì giá cổ phiếu sẽ giảm rất nhanh.

đầu tư tăng trưởng

Diễn biến giá cổ phiếu VTP

Ví dụ điển hình có thể kể tới Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Mã: VTP), từng có mức P/E hơn 20 lần  và tăng trưởng 30 – 40%/năm nhờ sự phát triển của thương mại điện tử.

Tuy nhiên VTP  không đủ lợi thế cạnh tranh để duy trì thị phần, dẫn tới kết quả kinh doanh tăng trưởng không đạt kì vọng dẫn tới giá cổ phiếu cũng giảm rất mạnh (P/E cũng đã giảm xuống còn chỉ hơn 12 lần)

Thận trọng trong việc xác định cổ phiếu tăng trưởng

Đây là rủi ro lớn nhất khi theo phong cách đầu tư tăng trưởng, bởi nếu bạn xác định sai cổ phiếu như lầm tưởng cổ phiếu chu kì sang cổ phiếu tăng trưởng…

Hoặc không dự phóng được tương lai của doanh nghiệp, cứ ngỡ rằng doanh nghiệp vẫn tăng trưởng cao như quá khứ thì hậu quả rất thảm khốc.

Simplize khuyên bạn nên cập nhật cổ phiếu thường xuyên để đánh giá doanh nghiệp chuẩn xác nhất.

Phân biệt đầu tư tăng trưởng và đầu tư giá trị

Đầu tư tăng trưởng và đầu tư giá trị là phong cách được nhà đầu tư quan tâm rất nhiều, 2 phương pháp này một vài điểm khác biệt nhau như sau:

Đầu tư tăng trưởng  Đầu tư giá trị
Định giá Chấp nhận trả giá cao để sở hữu những doanh nghiệp sẽ tăng trưởng cao trong tương lai Tập chung vào những cổ phiếu đang được định giá thấp hơn giá trị nội tại
Lợi nhuận Kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu  Kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá và nhận cổ tức
Tuổi đời doanh nghiệp Doanh nghiệp thường có tuổi đời còn khá trẻ Doanh nghiệp có tuổi đời khá lớn, đã xây dựng được thương hiệu, khối tài sản lớn.
Khả năng chấp nhận rủi ro Cao Thấp
Mức độ am hiểu doanh nghiệp Rất cao Rất cao

Kết luận

Tóm lại, đầu tư tăng trưởng là phương pháp có hiệu quả sinh lời rất cao nếu như bạn nắm rõ bản chất của phương pháp đầu tư này.

Những dấu hiệu thường thấy của các cổ phiếu tăng trưởng là:

  • Có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao trong dài hạn
  • Được thị trường chấp nhận mức định giá tương đối cao
  • Thường có mức vốn hóa vừa và nhỏ

Bạn có thể sử dụng các bộ lọc của Simplize để tìm ra những cổ phiếu tăng trưởng:

  • Bộ lọc tăng trưởng
  • Bộ lọc CANSLIM

Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý rằng, khi đầu tư theo phương pháp tăng trưởng:

  • Lợi nhuận chủ yếu của đầu tư tăng trưởng đến từ chênh lệch giá cổ phiếu
  • Rủi ro giảm giá cổ phiếu lớn
  • Cực kỳ thận trọng trong việc xác định cổ phiếu

Cuối cùng, bạn đừng quên trang bị thêm kiến thức đầu tư để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất:

Chia sẻ bài viết

Simplize team

Đội ngũ Phát triển sản phẩm của Simplize. Là những thành viên có nền tảng kiến thức chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668