Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Chỉ số PEG là gì? Kinh nghiệm dùng chỉ số PEG trong đầu tư

Chỉ số PEG là gì? Kinh nghiệm dùng chỉ số PEG trong đầu tư

Simplize team16/11/2022
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia

Lan Phạm, CFA

Chị Lan Phạm, CFA hiện đang là COO và Co-founder của Simplize. Chị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đầu tư, hơn 5 năm đảm nhiệm vị trí quản lý tại các Ngân hàng Top 5. Chị tốt nghiệp cử nhân Kinh tế đối ngoại và Thạc sỹ Tài chính ngân hàng tại Đại học Ngoại Thương. Chị là CFA Charter Holder năm 2015.
Xem chi tiết
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia
Lan Phạm, CFA

Đầu tư chứng khoán là nhìn vào tương lai của doanh nghiệp, việc định giá dựa vào kết quả kinh doanh trong quá khứ không mang nhiều ý nghĩa.

Trong khi các chỉ số định giá như P/E, P/B hay EV/EBITDA đều chỉ dựa vào kết quả kinh doanh trong quá khứ…

…thì PEG là một trong số ít những chỉ số định giá kết hợp cả yếu tố tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp.

Tuy nhiên chỉ số nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định, không ít nhà đầu tư tỏ ra không quá mặn mà và chỉ xem PEG dành cho giới học thuật, không có nhiều ý nghĩa cho đầu tư thực tế?

Hãy cùng Simplize tìm hiểu chi tiết về chỉ số PEG này nhé.

PEG là gì?

PEG (Price Earnings to Growth), là chỉ số so sánh giữa P/E và G (tốc độ tăng trưởng) của cổ phiếu.

PEG thường được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên mức độ tăng trưởng.

Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường có mức định giá cao không kém.

Tuy nhiên vẫn được các bạn mới tham gia vào thị trường chứng khoán mua bất kể định giá.

peg
Biểu đồ định giá P/E cổ phiếu PNJ trong 3 năm gần nhất – Nguồn: Simplize

Ví dụ cổ phiếu PNJ của công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận thời điểm quý 4/2021 được định giá lên tới tận 25.1 lần P/E, với tốc độ tăng trưởng G khoảng 30%.

peg
Biểu đồ định giá P/E cổ phiếu CTR trong 3 năm gần nhất – Nguồn: Simplize

Cổ phiếu CTR – Công trình Viettel cũng có thời điểm định giá lên 23.5 lần P/E và tốc độ tăng trưởng G khoảng 25%.

Vậy chúng ta nên mua PNJ hay CTR?

Nếu chỉ dựa vào chỉ số P/E thông thường sẽ rất khó đưa ra quyết định, khi cả 2 cổ phiếu này đều có mức định giá tương đối cao (> 20 lần).

Tuy nhiên nếu như sử dụng chỉ số PEG bạn sẽ thấy PNJ có PEG = 0.83 lần thấp hơn CTR có PEG khoảng 0.94 lần, do đó chúng ta nên mua PNJ.

Cách tính chỉ số PEG

Chỉ số PEG được tính toán bằng công thức sau:

PEG = PE/G

Trong đó:

  • PE: là chỉ số P/E
  • G: tốc độ tăng trưởng trong tương lai (%)

Tốc độ tăng trưởng G thường là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân trong 3 năm tiếp theo của doanh nghiệp.

Ví dụ như : 

  • Cổ phiếu PNJ tại quý 3 – 2021 có P/E 22.4 lần và G khoảng 30%, khi đó ta có thể dễ dàng tính được PEG = 25.1 /30 = 0.83 .
  • Nếu P/E của PNJ tăng lên 30 lần thì PEG = 30/30 = 1
  • Nếu G giảm xuống 15% thì PEG = 25.1 /15 = 1.67

Ý nghĩa chỉ số PEG

Chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đó sẽ cao trong tương lai.

Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm sự kỳ vọng thái quá của nhà đầu tư vượt quá mức tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

Chỉ số PEG sẽ giúp bạn đánh giá được nhà đầu tư có đang tự tin thái quá và họ có đang trả giá quá cao cho tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp hay không.

Vậy chỉ số PEG bao nhiêu là tốt?

PEG = 1 hay PE = G

Khi chỉ số P/E của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng (G) bằng nhau (hay PEG = 1)…

…điều này có nghĩa là thị trường đang định giá cổ phiếu hoàn toàn tương đồng với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của nó.

Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu đã được thị trường phản ánh đầy đủ vào giá của cổ phiếu.

Ví dụ cổ phiếu A có mức P/E = 15 lần và G = 15%/năm => PEG = 15/15 = 1.

Trừ khi cổ phiếu A xảy ra một sự kiện bất ngờ làm tốc độ tăng trưởng G tăng lên và làm PEG giảm xuống, như:

  • Mở rộng nhà máy
  • Mở rộng đại lý phân phối
  • Cải tiến công nghệ
  • Xuất khẩu sang thị trường mới

Nếu không, bạn sẽ rất khó kiếm lời được từ những cổ phiếu có PEG = 1, khi mức định giá đã tương phù hợp với doanh nghiệp.

PEG > 1 hay PE > G

Điều này có thể hiểu rằng cổ phiếu đó đang được định giá quá cao.

Các nhà đầu tư đang quá hào phóng, trả giá quá cao cho tốc độ tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp.

Khi gặp những doanh nghiệp kiểu này tốt nhất là bạn không nên để ý tới.

Bởi cổ phiếu lúc này như viên kim cương đã nằm trong tiệm kim hoàn… giá cả sẽ rất đắt đỏ. Bạn sẽ không thu được gì từ những cổ phiếu kiểu này.

chỉ số peg
Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận quá khứ của FPT trong 5 năm gần nhất – Nguồn: Simplize

Ví dụ tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu FPT trong 5 năm gần nhất là 17%.

chỉ số peg
Biểu đồ định giá P/E của cổ phiếu FPT trong 3 năm gần nhất – Nguồn: Simplize

Tuy nhiên định giá của doanh nghiệp cũng luôn lớn hơn 15 lần, có thời điểm lên tới hơn 22 lần, mức định giá không còn hấp dẫn.

PE < G hay PEG < 1

Khi sử dụng chỉ số PEG để đánh giá doanh nghiệp bạn nên nhớ rằng:

PEG càng nhỏ (càng thấp) càng tốt

Điều này cho thấy rằng cổ phiếu đó đang bị định giá thấp so với tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

Có rất nhiều cổ phiếu có mức định giá P/E rất cao (>20 lần) làm chùn bước những nhà đầu tư.

Tuy nhiên nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm tới của doanh nghiệp còn cao hơn, 30 – 40%/năm làm PEG < 1 thì mức P/E này vẫn còn rất rẻ.

Lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG

Nếu đọc tới đây bạn thấy chỉ số PEG thật đơn giản và dễ sử dụng, chỉ cần mua khi PEG < 1 là được thì…

Xin chia buồn, mọi việc không đơn giản như thế. Sau đây là một vài chú ý nếu bạn muốn sử dụng chỉ số PEG chuẩn xác nhất

Khó xác định tốc độ tăng trưởng G của doanh nghiệp

Trong 2 cấu thành của chỉ số PEG thì P/E đã quá quen thuộc với đa số nhà đầu tư và chỉ cần áp dụng đúng công thức là bạn có thể tính được dễ dàng.

Tuy nhiên:

Tốc độ tăng trưởng trong dài hạn G đa phần đều là giả định và cực kỳ khó để xác định chính xác chỉ số này!

Bạn nên biết rằng dự phóng càng dài hạn thì càng khó chuẩn xác, rất nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng không thể dự phóng kết quả kinh doanh quá 2 năm.

Vậy một người không hiểu doanh nghiệp như lãnh đạo doanh nghiệp, liệu có thể dự phóng tăng trưởng của doanh nghiệp trong 5 – 10 năm sau?

Theo kinh nghiệm của tôi, tuy không thể dự phóng chính xác nhưng vẫn có cách để lựa chọn G một cách trận trọng và có thể sử dụng được:

Dựa vào kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo, công ty chứng khóan

Ví dụ như cổ phiếu TRA của công ty cổ phần Traphaco đặt kế hoạch tăng trưởng trong 5 năm tới là 13%/năm doanh thu và 15%/năm lợi nhuận. 

chỉ số PEG

Bạn có thể lấy G ở đây < 15%, khoảng 8 – 10% là hợp lý.

Tất cả kế hoạch kinh doanh lớn hơn 1 năm thông thường đều là để làm báo cáo tài chính

Vì dù có cố gắng đến mấy thì doanh nghiệp cũng sẽ phụ thuộc nhất định vào thị trường chung, điều kiện vĩ mô cũng như tác động của các doanh nghiệp khác trong ngành.

Do đó kế hoạch kinh doanh đặt trong năm sẽ là chuẩn xác nhất và kế hoạch càng xa (3 – 5 năm) sẽ không có độ tin cậy cao.

Kết quả kinh doanh trong quá khứ

Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trung bình của TRA trong 5 năm gần nhất là khoảng 14.8%/năm.

peg

Biểu đồ hiệu quả hoạt động cổ phiếu TRA của Simplize

Do đó bạn có thể lấy G = 14.8, tuy nhiên để cho an toàn tôi sẽ chỉ lấy G = 10.3% (mức tăng trưởng 12 tháng gần nhất)

Tuy nhiên cách này cũng có điểm hạn chế là tốc độ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng trong quá khứ mà còn dựa vào:

  • Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
  • Thị phần
  • Lợi thế cạnh tranh

Không có gì chắc chắn công ty sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng như quá khứ.

Do đó Simplize cho rằng bạn có thể lấy trung bình kết quả kinh doanh trong quá khứ và kế hoạch đã đặt ra, kết quả sẽ đáng tin cậy hơn rất nhiều.

Với trường hợp của TRA, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp: 

G = (10+ 15)/2 = 12.5

Chỉ số PEG tại 9/11/2022 sẽ bằng:

PEG = 12.15 / 12.5 = 0.97 (<1)

Do đó chúng ta có thể cân nhắc nghiên cứu và mua cổ phiếu TRA.

Nên kết hợp cả PEG và các chỉ số định giá khác

Cũng như các chỉ số tài chính khác, nếu chỉ sử dụng mỗi PEG bạn sẽ gặp rất nhiều rủi ro như Simplize đã nhắc tới ở phần trước.

Do đó bạn nên kết hợp PEG với một số chỉ số khác để tìm ra những cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh lớn và có thể tăng trưởng trong dài hạn, như:

Kết luận

Tóm lại, PEG là một trong số ít chỉ số định giá có kết hợp cả yếu tố tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp.

Bạn nên đầu tư vào những doanh nghiệp có PEG < 1 để đem lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

Bạn nên chú ý rằng:

  • Xác định tốc độ tăng trưởng dài hạn G của doanh nghiệp cực kỳ khó
  • Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong 5 năm quá khứ có thể dùng để dự phóng G
  • Kế hoạch kinh doanh của công ty trong dài hạn cũng có thể dùng để dự phóng G
  • Nên kết hợp sử dụng PEG với các chỉ số khác để xác định lợi thế cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn

Chia sẻ bài viết

Simplize team

Đội ngũ Phát triển sản phẩm của Simplize. Là những thành viên có nền tảng kiến thức chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668