Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Báo cáo tài chính là gì? 5 lưu ý cần biết về BCTC

Báo cáo tài chính là gì? 5 lưu ý cần biết về BCTC

Bùi Thắng04/03/2024
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia

Khánh Phan, FRM

Anh Khánh Phan, FRM có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, quản trị rủi ro tài chính, và đầu tư chứng khoán. Anh có hơn 5 năm ở vị trí quản lý cấp cao ở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), hơn 5 năm ở vị trí Giám đốc quỹ đầu tư, và gần 2 năm làm việc ở vị trí Kiểm toán viên ở KPMG (Big4 Kiểm toán). Anh tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế đối ngoại và Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng – Đại học Ngoại thương Hà Nội. Anh là 1 trong 10 người đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành chứng chỉ FRM và là Supervisor đại diện của GARP tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2020.
Xem chi tiết
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia
Khánh Phan, FRM

Báo cáo tài chính được ví như “ngôn ngữ kinh doanh” của doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp các thông tin tài chính quan trọng của một công ty như doanh thu, chi phí, tài sản, nợ phải trả và dòng tiền.

Báo cáo tài chính là gì?

BCTC là tập hợp các báo cáo định kỳ, thường được công bố hàng quý và hàng năm, mà một tổ chức sử dụng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của mình cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư chứng khoán, chính phủ và các bên quan tâm khác.

Mục đích của báo cáo tài chính

Mục đích chính là cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của một tổ chức cho các bên liên quan.

Cụ thể:

Cung cấp thông tin cho việc đưa ra quyết định: giúp nhà đầu tư, chủ nợ, và các bên liên quan khác đánh giá được khả năng sinh lời, dòng tiền và rủi ro tài chính của tổ chức, từ đó hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định đầu tư hoặc cho vay.

Đánh giá hiệu suất hoạt động: cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiệu suất kinh doanh của công ty, thông qua việc so sánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các kỳ kế toán.

Minh bạch và trách nhiệm giải trình: giúp công ty thể hiện sự minh bạch về tình hình tài chính và các hoạt động kinh doanh của mình đối với cổ đông, chính phủ, và công chúng.

Tuân thủ quy định pháp luật: giúp công ty chứng minh sự tuân thủ các quy định về thuế và kế toán.

Quản lý và lập kế hoạch: BCTC cung cấp thông tin quan trọng cho quản lý công ty trong việc lập kế hoạch, đặt ra mục tiêu, và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Thông qua phân tích báo cáo tài chính, ban quản lý có thể nhận diện được cơ hội và thách thức, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động và đầu tư một cách hiệu quả.

Các loại báo cáo tài chính

Trong lĩnh vực tài chính, báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu trong việc phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động, và dòng tiền của một tổ chức trong một kỳ kế toán nhất định. Chúng cung cấp thông tin cần thiết cho các bên liên quan như nhà đầu tư, chủ nợ, và quản lý công ty để đưa ra quyết định kinh doanh.

Có hai loại chính là báo cáo hợp nhất và báo cáo riêng lẻ, mỗi loại đều có vai trò và mục đích sử dụng cụ thể:

#1. Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo hợp nhất là BCTC của một tập đoàn công ty, bao gồm công ty mẹ và tất cả các công ty con mà công ty mẹ kiểm soát. Báo cáo này cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và hiệu suất kinh doanh của toàn bộ tập đoàn.

Việc hợp nhất báo cáo giúp loại bỏ các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và các công ty con, do đó cung cấp thông tin chính xác và không bị lệch về tình hình tài chính của tập đoàn như một thể thống nhất.

#2. Báo cáo tài chính riêng lẻ

Là báo cáo riêng lẻ của một công ty cụ thể, không bao gồm các kết quả kinh doanh của bất kỳ công ty con hoặc công ty liên kết.

Báo cáo tài chính riêng lẻ thể hiện tình hình tài chính và hiệu suất kinh doanh của công ty đó một cách độc lập. Nó hữu ích cho việc đánh giá tình hình tài chính và quản lý nội bộ của một công ty, đồng thời cũng cần thiết cho mục đích tuân thủ pháp lý và thuế.

Mỗi loại báo cáo tài chính đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các quyết định của các nhà đầu tư, quản lý, và các bên liên quan khác.

Việc hiểu rõ sự khác biệt và ứng dụng của từng loại báo cáo là cần thiết cho các nhà đầu tư, những người sẽ sử dụng thông tin này để phân tích và đánh giá hoạt động doanh nghiệp.

Bộ báo cáo tài chính gồm những gì?

Bộ báo cáo tài chính tiêu chuẩn thường gồm 6 thành phần chủ đạo. Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ lướt qua để các bạn có thể nắm bắt được khái niệm tổng quát, chi tiết được đính kèm link trong mỗi mục cụ thể.

#1. Bảng cân đối kế toán

Cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tài sản, nợ phải trả, và vốn chủ sở hữu của tổ chức tại một thời điểm cụ thể. Bảng cân đối kế toán giúp hiểu được giá trị tài chính và cấu trúc tài chính của tổ chức.

Chi tiết: Bảng cân đối kế toán là gì? 2 chí số quan trọng cần lưu ý

#2. Báo cáo kết quả kinh doanh

Thể hiện thông tin về doanh thu, chi phí, và lợi nhuận (hoặc lỗ) của tổ chức trong một kỳ kế toán nhất định. Báo cáo này cung cấp cái nhìn về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Chi tiết: Báo cáo kết quả kinh doanh và 4 điều phải biết khi phân tích

#3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo dõi dòng tiền vào và ra của tổ chức trong một kỳ kế toán, chia thành dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính. Báo cáo này giúp đánh giá khả năng thanh toán và quản lý tiền mặt của tổ chức.

Chi tiết: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Đọc hiểu nhanh những con số quan trọng.

#4. Thuyết minh báo cáo tài chính

Cung cấp thông tin chi tiết và giải thích cho các con số trong các BCTC khác. Thuyết minh giúp người đọc hiểu rõ hơn về các chính sách kế toán được áp dụng, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài chính của tổ chức.

Chi tiết: Thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Cách ứng dụng trong đầu tư hiệu quả

#5. Báo cáo của ban giám đốc

Cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh và tình hình phát triển của công ty, cũng như kế hoạch và triển vọng trong tương lai.

#6. Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập

Đánh giá và bình luận về tính trung thực và hợp lệ của báo cáo tài chính bởi một bên thứ ba độc lập, thường là công ty kiểm toán.

Chi tiết: Báo cáo kiếm toán là gì? Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

5 lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

5 lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính Việt Nam, các doanh nghiệp cần chú ý đến một số điểm quan trọng để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và phản ánh chính xác tình hình tài chính.

Dưới đây là một số lưu ý chính:

#1. Tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS)

Doanh nghiệp cần áp dụng đúng và nhất quán các nguyên tắc kế toán cơ bản và tuân theo các Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam trong quá trình lập báo cáo tài chính.

#2. Cấu trúc báo cáo tài chính

Đảm bảo rằng báo cáo bao gồm đầy đủ các báo cáo thành phần theo quy định của Thông tư 200, bao gồm:

#3. Lưu ý đến các khoản mục đặc biệt

Các khoản mục đặc biệt như các khoản đầu tư, dự phòng, thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính, và các giao dịch với các bên liên quan cần được xử lý cẩn thận và phản ánh đúng quy định.

#4. Kiểm toán báo cáo tài chính

Đối với các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán, cần đảm bảo rằng báo cáo tài chính được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập có thẩm quyền, và kết quả kiểm toán cần được công bố cùng với báo cáo tài chính.

#5. Tuân thủ thời hạn nộp báo cáo

Chú ý đến thời hạn nộp báo cáo tài chính định kỳ và hàng năm theo quy định để tránh bị phạt và đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Việc tuân thủ chặt chẽ các lưu ý trên không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của báo cáo tài chính đối với các bên liên quan.

Tầm quan trọng của BCTC đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư sử dụng báo cáo tài chính để phân tích và đánh giá khả năng sinh lời, rủi ro và triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trước khi “xuống tiền”.

Báo cáo tài chính có thể giúp nhà đâu tư:

  • Đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp.
  • Phân tích khả năng sinh lời: Báo cáo kết quả kinh doanh, một phần của báo cáo tài chính, giúp nhà đầu tư hiểu được doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • So sánh cổ phiếu: cho phép nhà đầu tư so sánh hiệu suất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, cũng như so sánh sự thay đổi qua các kỳ kế toán. Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà đầu tư xác định được giá trị hợp lý của cổ phiếu và tiềm năng tăng giá.

Phân tích BCTC đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và thời gian. Để hỗ trợ các nhà đầu tư mới Simplize Learn đã xuất bản 2 bài viết cực kỳ giá trị chia sẻ phương pháp phân tích bctc đãi cát tìm cổ phiếu tiềm năng. Nội dung được viết bởi Tuấn Trần CFO Simplize, người đã có hơn 12 năm kinh nghiệm đầu tư và quản lý quỹ:

Câu hỏi thường gặp

#1. Những đối tượng nào cần lập báo cáo tài chính?

Theo quy định pháp luật Việt Nam, các đối tượng cần lập báo cáo tài chính:

  • Doanh nghiệp: bao gồm Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, công ty, cổ phần, công ty TNHH và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
  • Các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ (NGO), câu lạc bộ, và các hiệp hội cũng cần lập báo cáo tài chính để minh bạch hóa nguồn tài chính và việc sử dụng quỹ.
  • Các cơ quan chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập cần lập báo cáo tài chính để theo dõi nguồn ngân sách nhà nước và việc sử dụng ngân sách một cách hiệu quả.
  • Các Tổ chức Tài Chính: ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, và các tổ chức tài chính khác.
  • Các dự án đầu tư lớn và quỹ đầu tư cũng cần lập báo cáo tài chính để theo dõi hiệu quả sử dụng vốn và quản lý rủi ro.

#2. Thời hạn nộp BCTC là khi nào?

Thời hạn nộp BCTC hàng năm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam thường được quy định là trong vòng 90 ngày kể từ khi kỳ kế toán năm kết thúc.

Đối với các báo cáo quý của doanh nghiệp niêm yết và một số doanh nghiệp khác theo quy định cụ thể, báo cáo cần được nộp trong vòng 45 ngày sau khi kỳ kế toán quý kết thúc.

#3. Nộp chậm hoặc làm sai báo cáo tài chính có bị phạt không?

Mức phạt cụ thể có thể thay đổi tùy theo mức độ vi phạm, tính chất và hậu quả của vi phạm đó:

  • Phạt hành chính: Nếu nộp chậm hoặc không kiếm toán báo cáo. Mức phạt cụ thể có thể thay đổi tùy theo mức độ vi phạm, tính chất và hậu quả của vi phạm đó.
  • Xử lý hình sự: Đối với hành phi cố ý làm sai báo cáo nhằm trục lợi có thể bị coi là hành gian lận, dẫn tới có thể bị xử phạt hành chính cao, thậm chí có thể bị khởi tố hình sự.

Tóm lại là

BCTC cung cấp một cái nhìn tổng quan và súc tích về tình hình tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính chính. Việc đọc và phân tích báo cáo tài chính giúp chủ doanh nghiệp, chủ nợ cũng như các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chính xác hơn.

Chia sẻ bài viết

Bùi Thắng

A husband, father, entrepreneur and crypto hodler. Tham gia đầu tư từ 2017 áp dụng chiến lược DCA dài hạn với triết lý đầu tư: "Tiền chuyển từ người thiếu kiên nhẫn sang người kiên nhẫn”

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668

Thợ săn cổ phiếu 2.0

Thị trường bùng nổ, cổ phiếu nào sẽ tăng+200% +300%trong năm 2024?