Mục lục
Sàn Upcom được nhiều nhà đầu tư lão làng ưa thích bởi nơi đây có rất nhiều cổ phiếu tốt, tăng trưởng cao nhưng định giá rất rẻ.
Tuy nhiên sàn Upcom cũng được đánh giá rằng cực kỳ rủi ro và đặc biệt nguy hiểm đối với những nhà đầu tư F0.
Vậy Sàn Upcom là gì? Liệu chúng ta có nên đầu tư vào những mã cổ phiếu trên sàn Upcom không?
Chúng ta đi tìm hiểu chi tiết sàn Upcom, những thông tin cơ bản và kinh nghiệm đầu tư đem lại lợi nhuận bền vững trong bài viết này nhé.
Sàn Upcom là nơi để giao dịch với những công ty đại chúng chưa được niêm yết. Trong đó Upcom là tên viết tắt của cụm từ Unlisted Public Company Market.
Trên sàn Upcom sẽ tập trung toàn bộ những doanh nghiệp cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn đã phát hành chứng khoán ra công chúng nhưng chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) hoặc sàn chứng khoán Hà Nội (HNX).
Trên sàn giao dịch Upcom cũng có một số cổ phiếu đã từng niêm yết trên 2 sàn giao dịch HOSE hoặc HNX tuy nhiên bị hủy bỏ niêm yết vì một số lí do nào đó.
Nếu ví thị trường chứng khoán như cái chợ để mọi người có thể giao dịch, mua bán cổ phiểu thì:
Tuy nhiên “Chợ làng” chịu sự quản lý của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và cũng có nhiều đặc sản riêng.
Nếu bạn tìm được cơ hội đầu tư tốt vào những doanh nghiệp khi chúng còn bé ở trên sàn Upcom, sau này dần chuyển lên sàn HNX hoặc HOSE thì hiệu quả đầu tư sẽ rất cao đấy!
Ví dụ: Công ty cổ phần Công trình Viettel (Mã: CTR) lần đầu được giao dịch trên sàn Upcom năm 2017 với giá khoản 9.000 đ/cp (sau khi chia cổ tức)
Tới cuối năm 2021, CTR đã chuyển sàn, niêm yết trên sàn HOSE với mức giá 60.000 đ/cp tương đương với mức lợi nhuận khủng khiếp 660% sau 4 năm!
Tại sao lại có những cổ phiếu có tỷ suất sinh lời lớn như vậy trên sàn Upcom?
Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết đặc điểm sàn Upcom ở phần tiếp theo nhé.
Sàn sẽ giao dịch vào các ngày từ thứ hai đến thứ sáu, và khung giờ giao dịch cụ thể sẽ như sau:
Vì sàn Upcom được quản lý mởi sở giao dịch Hà Nội (HNX) nên nếu muốn liên hệ với sàn Upcom, bạn có thể liên hệ thông qua sàn HNX:
Sàn Upcom có quy định khớp lệnh như sau:
Điều này cũng có nghĩa rằng bạn có thể tự do đặt lệnh mua bán cả vài trăm cho tới vài nghìn (lô chẵn) lẫn 1 hay 2 cổ phiếu (lô lẻ).
Vì Sàn Upcom và HNX đều nằm dưới sự quản lý, quy định của Sở chứng khoán Hà Nội nên có chung bước giá khớp lệnh, còn sàn HOSE có khác biệt một chút tùy thị giá cổ phiếu.
Cụ thể:
Ví dụ như cổ phiếu BSR của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn ở sàn Upcom:
Nếu bạn muốn mua hoặc bán cổ phiếu này thì giá đặt lệnh của bạn sẽ phải chia hết cho 100 vnđ, tức 20.100 vnđ hoặc 19.900 vnđ,…
Sàn Upcom đang có mức biến độ giá cổ phiếu rất cao, cụ thể:
Đây là mức biến động tương đối lớn so với sàn HNX hay HOSE, rất nhiều cổ phiếu đã tăng kịch trần 40% trong phiên đầu tiên giao dịch.
Ví dụ cổ phiếu GEE của CTCP Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric) đã tăng 40% trong phiên giao dịch đầu tiên và tăng kịch trần 15% trong 2 phiên sau đó.
Giá cổ phiếu tăng gần 100% chỉ sau 4 phiên giao dịch.
Với các cổ phiếu trên sàn Upcom bạn hoàn toàn có thể giao dịch mua bán thông qua tài khoản chứng khoán đã mở ở công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán ví dụ như SSI, VnDirect, Rồng Việt,… sẽ có nhiệm vụ gửi lệnh giao dịch của bạn tới Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (nơi quản lý Sàn Upcom).
Do đó bạn chỉ cần nhập mã cổ phiếu muốn trên tài khoản chứng khoán là được.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội khuyến khích các công ty đại chúng tham gia thị trường, niêm yết trên sàn UpCom. Với những quy định về điều kiện đăng ký giao dịch trên sàn UpCom như sau:
Nhìn chung, điều kiện để doanh nghiệp được niêm yết trên sàn UpCom khá đơn giản, vốn điều lệ tham gia cũng nhỏ.
Chính điều này đã nhiều công ty đại chúng đáp ứng được yêu cầu và số lượng doanh nghiệm có mặt trên sàn Upcom đã tăng nhanh trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên chính điều này cũng đã tạo ra nhiều hệ lụy phức tạp…
Hạn chế lớn nhất của thị trường Upcom đó chính là không có quy định về công bố thông tin.
Theo thông tư hướng dẫn về công bố thông tin trên Thị trường chứng khoán của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp trên sàn UPCoM chỉ phải tuân thủ quy định chung dành cho công ty đại chúng.
Theo đó, ngoài việc công bố thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu, doanh nghiệp chỉ cần công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và báo cáo thường niên.
Ở mức độ quy chuẩn công bố thông tin bắt buộc rất thấp, nhà đầu tư chủ yếu trông chờ tin tức mới của DN trên UPCoM qua kênh báo chí – truyền thông.
Điều này trái ngược hoàn toàn sàn thị trường HOSE và HNX khi doanh nghiệp phải công bố báo cáo tài chính theo quý và có kiểm toán bán niên.
Tới đây sẽ có rất nhiều bạn đang tự băn khoăn…
Simplize cho rằng đầu tư chứng khoán trên thị trường Upcom vẫn rất an toàn nếu như bạn chọn đúng doanh nghiệp.
Có rất nhiềm doanh nghiệp trên sàn Upcom nhưng vẫn công bố báo cáo tài chính quý đầy đủ.
Thậm chí những doanh nghiệp chỉ công bố báo cáo tài chính 1 năm 1 lần nhưng kết quả kinh doanh vẫn tăng trưởng tốt và giá cổ phiếu vẫn tăng hơn 600 % trong 9 năm.
Và ngược lại cũng vậy, rất nhiều doanh nghiệp mang tiếng được niêm yết trên sàn HOSE , công bố báo cáo tài chính đầy đủ nhưng vẫn lừa dối cổ đông…
Cổ phiếu FLC của tập đoàn FLC được niêm yết trên sàn HOSE nhưng kết quả kinh doanh kém, chủ tịch Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu và giá cổ phiếu đang được giao dịch ở mức thấp lịch sử trong nhiều năm.
Nhiều nhà đầu tư nhận định rằng sàn Upcom là nơi:
“Vàng thau lẫn lộn”
Hơn nữa chỉ số biến động của nó rất lớn nhưng thanh khoản thấp nên rủi ro rất cao với những nhà đầu tư ngắn hạn.
Tuy nhiên đây vẫn là nơi cực kỳ tiềm năng nếu như bạn biết cách tìm kiếm cổ phiếu tốt.
Những cổ phiếu ở đây có quy mô tương đối nhỏ, do đó niềm năng tăng trưởng sẽ cực kỳ cao nếu bạn chọn đúng doanh nghiệp.
Bạn nên:
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize