Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Sàn HOSE là gì? Các quy định quan trọng của sàn HOSE – HSX

Sàn HOSE là gì? Các quy định quan trọng của sàn HOSE – HSX

Simplize team21/03/2023
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia

Lan Phạm, CFA

Chị Lan Phạm, CFA hiện đang là COO và Co-founder của Simplize. Chị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đầu tư, hơn 5 năm đảm nhiệm vị trí quản lý tại các Ngân hàng Top 5. Chị tốt nghiệp cử nhân Kinh tế đối ngoại và Thạc sỹ Tài chính ngân hàng tại Đại học Ngoại Thương. Chị là CFA Charter Holder năm 2015.
Xem chi tiết
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia
Lan Phạm, CFA

Trong giới đầu tư chứng khoán, thuật ngữ ‘’sàn HOSE – HSX ’’ không hề xa lạ, vì đó là nơi mà các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán. 

Và ở Việt Nam cũng có một sàn giao dịch có vốn hóa rất lớn, là một điểm đến của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư…

Hơn cả một sàn giao dịch chứng khoán thông thường, nó còn là nơi thể hiện sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

Đó chính là sàn giao dịch chứng khoán HOSE, một trong những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam, với vốn điều lệ ban đầu lên tới 1.000 tỷ đồng.

Sàn HOSE đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán, thu hút vốn đầu tư, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển.

Bên cạnh đó sàn HOSE còn hoạt động cung cấp thông tin, giám sát thị trường chứng khoán

… góp phần đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong các hoạt động giao dịch chứng khoán.

Trong bài viết này Simplize sẽ giúp bạn tìm hiểu về sàn HOSE – lịch sử hình thành, vai trò, cách thức hoạt động… giúp bạn có cái nhìn tổng quan, qua đó định hướng đầu tư chứng khoán hiệu quả.

Sàn HOSE (HSX) là gì?

Sàn HOSE hay HSX là tên viết tắt của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Stock Exchange).

Được thành lập vào tháng 7 năm 2000, hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp bởi Ủy ban chứng khoán Nhà nước và là hệ thống quản lý tất cả các giao dịch chứng khoán ở Việt Nam.

Bên cạnh sàn HNXUpcom, sàn HOSE cũng là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Việt Nam, nơi đa phần các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán và phân phối chúng ra thị trường.

Trước khi cổ phiếu được niêm yết lên HOSE, các doanh nghiệp phải thực hiện IPO.

Tìm hiểu thêm:  IPO là gì? Có nên đầu tư doanh nghiệp mới IPO?

Qua đó, sàn HOSE sẽ thiết lập một chỉ số giá trong các phiên giao dịch của những công ty đã niêm yết, các chỉ số này gọi chung là chỉ số VN-Index.

Thông tin và địa chỉ liên hệ của sàn giao dịch HOSE:

  • Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ: 16 Võ Văn Kiệt, Q1, Tp. HCM.
  • Số điện thoại: 083 821 8662
  • Số fax: (84-8) 38 217 452
  • Website: https://www.hsx.vn
  • Email: hotline@hsx.vn

Sàn HOSE có chức năng gì?

Vậy bạn có thắc mắc lý do vì sao sàn HOSE ra đời?

Nó mang lại lợi ích và chức năng như thế nào đối với những doanh nghiệp và thị trường chứng khoán Việt Nam?

Dưới đây sẽ là câu trả lời!

  • Giúp nhà đầu tư cập nhật thị trường chứng khoán và giá cả lên xuống hàng ngày của cổ phiếu.
  • Hoạt động như một thị trường thứ cấp, phát hành những trái phiếu hiện hữu.
  • Niêm yết tất cả các chứng khoán của doanh nghiệp, công ty Việt Nam dưới dạng VNĐ.
  • Tác động trực tiếp lên thị trường vốn, cung cấp các mã chứng khoán, phân phối chứng khoán cho các công ty thành viên, đại lý toàn quốc.
  • Chịu trách nhiệm cấp giấy phép niêm yết chứng khoán và giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp chứng khoán.
  • Cung cấp nền tảng cơ chế khớp lệnh và đặt lệnh tự động trong thị trường chứng khoán.

Thời gian giao dịch chứng khoán của sàn HOSE

Simplize_Thời gian giao dịch trên HOSE

Để tiện cho việc theo dõi, bạn cũng cần phải nắm bắt được thời gian giao dịch chính xác của sàn HOSE.

Qua đó hiểu về cơ chế hoạt động, quy tắc khi tham gia sàn HOSE.

Thời gian đóng/mở cửa của sàn HOSE

  • Thời gian mở cửa: 9h00.
  • Thời gian nghỉ trưa: 11h30 – 13h00.
  • Thời gian đóng cửa: 15h00.

Thời gian giao dịch lệnh trên sàn HOSE

Không phải giao dịch nào cũng đều chạy theo một giờ cố định, mà thời gian giao dịch lệnh trên sàn HOSE sẽ được chia làm hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Đối với chứng chỉ ETF, chứng chỉ quỹ đóng và cổ phiếu

  • 9h – 9h15: Khớp lệnh định kỳ và mở cửa phiên giao dịch 
  • 9h15 – 11h30: Khớp lệnh liên tục đợt 1 và thỏa thuận
  • 11h30 – 13h: Nghỉ giữa phiên
  • 13h – 14h30: Khớp lệnh liên tục đợt 2 và thỏa thuận
  • 14h30 – 14h45: Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa thuận
  • 14h45 – 15h: Giao dịch thỏa thuận

Trường hợp 2: Đối với trái phiếu

  • 9h – 11h30: Giao dịch thỏa thuận
  • 11h30 – 13h: Nghỉ giữa phiên
  • 13h – 15h: Giao dịch thỏa thuận

Bạn cần một số lưu ý sau đây, để có thể giao dịch trên sàn HOSE một cách hiệu quả. 

  • Thứ nhất, đối với giao dịch khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư không thể hủy hay sửa lệnh trong hai khung giờ 9h – 9h15 và 14h30 – 14h45.
  • Thứ hai, đối với giao dịch khớp lệnh liên tục, nhà đầu tư được quyền dừng hoặc sửa lệnh trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch khớp lệnh liên tục (9h15 – 11h30 và 13h – 14h30).
  • cuối cùng, đối với giao dịch thỏa thuận, nhà đầu tư không được phép hủy. 

Trong thời gian giao dịch, nếu công ty chứng khoán nhập sai lệnh thỏa thuận, thì được sửa nhưng phải xuất trình lệnh gốc và được đối tác, Sở Giao dịch chứng khoán chấp thuận.

Cuối tuần sàn HOSE có làm việc?

Câu trả lời là: Không!

Sàn HOSE chỉ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và các giao dịch hoặc các vấn đề phát sinh liên quan sẽ chỉ được giải quyết trong khung giờ này.

Ngoài ra, sàn HOSE cũng sẽ không làm việc trong các kỳ nghỉ lễ, Tết theo lịch nghỉ của Nhà nước. 

Quy định giao dịch trên sàn HOSE

Sau khi đã nắm bắt được thời gian hoạt động của sàn HOSE, chúng ta sẽ cùng với nhau đến với nội dung rất quan trọng khác.

Đó là phương thức, cũng như nguyên tắc hoạt động của sàn trực tuyến HOSE.

Đầu tiên, muốn trở thành một nhà đầu tư hiệu quả, bạn cần nắm được những lệnh cơ bản khi thực hiện những giao dịch chứng khoán.

#1. Tìm hiểu các loại lệnh giao dịch trên sàn HOSE

Lệnh ATO (At the Open)

Lệnh ATO là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh giữa lệnh bán và lệnh mua, được sử dụng để xác định giá mở cửa của một phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Đây là lệnh đặc biệt được đưa và thực hiện trong giai đoạn trước khi thị trưởng mở cửa, thường từ 9h – 9h15 sáng.

Lệnh ATO được ưu tiên trước các lệnh khác trong cùng thời điểm khớp, giúp giảm thiểu sự chênh lệch giá trước khi thị trường mở cửa.

Khi có lệnh mua và bán được đặt trong giai đoạn này, sàn chứng khoán sẽ tìm ra giá khớp lệnh để cân bằng nhu cầu mua và bán, đưa ra giá mở cửa của phiên giao dịch đó.

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung. 

Giả sử cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) được niêm yết trên sàn HOSE, trước khi thị trường mở cửa có lệnh mua và bán như sau:

  • Lệnh mua: 10.000 cổ phiếu với giá thấp nhất là 39.000 đồng/cổ phiếu.
  • Lệnh bán: 5.000 cổ phiếu với giá cao nhât là 42.000 đồng/cổ phiếu.

Sàn chứng khoán sẽ tìm ra giá khớp lệnh để cân bằng mua và bán và giả sử giá khớp lệnh là 40.000 đồng/cổ phiếu, thì giá 40.000đ/cổ phiếu chính là giá mở cửa của phiên giao dịch cổ phiếu MWG.

Và nếu khi giá mở cửa đã được xác định, mà bạn không thực hiện giao dịch. Lệnh ATO sẽ tự động hủy. Điều này đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong giao dịch trên sàn chứng khoán.

Lệnh ATC (At The Close)

Ngược lại với ATO, lệnh ATC là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh giữ lệnh mua vào hoặc bán ra, đề nhằm xác định mức giá đóng cửa.

Ví dụ:

Vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu của công ty cổ phần FPT được giao dịch với mức giá 70.000 đồng/cổ phiếu trên sàn HOSE. 

Nếu bạn muốn mua 1.000 cổ phiếu FPT với giá theo lệnh ATC, bạn sẽ phải đặt lệnh ATC với giá 70.000 đồng trên mỗi cổ phiếu.

Và nếu giá đóng cửa của cổ phiếu của FPT được xác định là 75.000 đồng/cổ phiếu, thì lệnh ATC của bạn sẽ được thực hiện với giá 75.000 đồng/cổ phiếu. 

Tuy nhiên sẽ có trường hợp nếu giá đóng cửa của cổ phiếu FPT là 50.000 đồng/cổ phiếu, thì lệnh ATC của bạn sẽ thực hiện ở mức giá 50.000đ/cổ phiếu, điều này dẫn đến một khoản lỗ.

Vì thế, khi sử dụng lệnh ATC bạn cần cân nhắc để tránh rủi ro, chỉ sử dụng cho những cổ phiếu có tính thanh khoản cao và có khối lượng giao dịch lớn. 

Lệnh LO (Limit Order)

Lệnh LO (lệnh giới hạn) là lệnh dùng để mua hoặc bán chứng khoán khi có mức giá tốt hơn ở một thời điểm xác định.

Trong đó người mua hoặc bán chỉ định một mức giá TỐI ĐA (đối với người bán) và mức giá TỐI THIỂU (đối với người mua) mà họ sẽ mua hoặc bán một cổ phiếu cụ thể nào đó.

Và đây là ví dụ:

Giả sử bạn muốn mua 100 cổ phiếu của công ty cổ phần hàng không VietJet (VJC), hiện giá của mỗi cổ phiếu là 100.000đ. 

Bạn muốn mua với giá không quá 105.000đ/cổ phiếu, vậy bạn sẽ đặt lệnh LO với giới hạn là 105.000đ cho mỗi cổ phiếu.

Đó là lệnh mua, tương tự với lệnh bán.

Bạn muốn bán 100 cổ phiếu VJC nhưng chỉ muốn bán với mức giá mong đợi là cao hơn giá hiện tại là 120.000đ/cổ phiếu, thì bạn sẽ đặt một lệnh LO với giá giới hạn bán là 120.000đ cho mỗi cổ phiếu.

Lệnh LO chỉ có hiệu lực khi được nhập vào hệ thống và kết thúc vào cuối ngày giao dịch hoặc bị hủy bỏ.

Lệnh MP (Market Price)

Lệnh MP (lệnh thị trường) là lệnh để các nhà đầu tư thực hiện việc mua bán chứng khoán và chỉ được thực hiện trong phương thức khớp lệnh liên tục.

Khi bạn nhập lệnh này, hệ thống sẽ tự động thực hiện việc bán chứng khoán tại thời điểm mức giá cao nhất, mua chứng khoán tại thời điểm mức giá thấp nhất.

Việc sử dụng lệnh MP thường được sử dụng khi nhà đầu tư mua bán ngay lập tức để tránh việc cổ phiếu trượt giá nhanh chóng.

Ví dụ:

Nếu cổ phiếu hiện của công ty cổ phần VietJet hiện tại đang là 100.000 đồng và bạn đặt lệnh MP để mua 100 cổ phiếu VJC.

Lúc này hệ thống sẽ tự động ngay lập tức mua 100 cổ phiếu VJC với giá 100.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị là 10.000.000 đồng.

Tuy nhiên, giá chứng khoán có thể thay đổi nhanh chóng trong thời gian giao dịch và có thể không giống như giá mua hoặc giá bán ban đầu của bạn.

Do đó, việc sử dụng lệnh MP thường được nhà đầu tư sử dụng khi muốn bán hoặc mua ngay lập tức để tránh rủi ro giá cổ phiếu thay đổi nhanh chóng.

#2. Phương thức giao dịch

HOSE

Tùy thuộc vào mỗi lệnh khi bạn sử dụng, chúng sẽ có những đặc điểm và cách hoạt động khác nhau.

Tuy nhiên chúng đều phải trải qua 1 trong 3 phương thức khớp lệnh sau đây:

Phương thức 1: Khớp lệnh định kỳ

Khớp lệnh định kỳ được thực hiện bằng phương thức so khớp lệnh mua bán cổ phiếu tại thời điểm mở cửa và đóng cửa. 

Nguyên tắc là xác định mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất, để lựa chọn ra giá đóng cửa và mở cửa.

Phương thức 2: Khớp lệnh thỏa thuận

Khi phát sinh giao dịch giữa bên mua và bên bán với sự thỏa thuận từ trước thì đó chính là phương thức khớp lệnh thỏa thuận.

Phương thức này thường sẽ được áp dụng khi có một lệnh mua hoặc bán có giá trị lớn.

Phương thức 3: Khớp lệnh liên tục

Phương thức khớp lệnh liên tục được thực hiện dựa trên nguyên tắc so sánh khớp lệnh bán và lệnh mua liên tục đến khi trùng khớp, từ đó tiến hành giao dịch.

#3. Nguyên tắc khớp lệnh

Khi tham gia giao dịch trên sàn HOSE bạn cần phải nắm bắt được hai nguyên tắc khớp lệnh sau đây:

  • #1. Ưu tiên về giá: 

Lệnh mua sẽ được ưu tiên trước nếu như mức giá mua cao hơn. Nếu lệnh bán có mức giá thấp hơn sẽ được ưu tiên trước.

  • #2. Ưu tiên về thời gian: 

Đơn giản hóa để bạn dễ hình dung thì sẽ như bạn đến một rạp chiếu phim, nếu bạn xếp hàng đầu tiên thì bạn sẽ được ưu tiên mua vé trước. 

Nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên về thời gian cũng vậy, trong cùng một thời gian và mức giá, lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Ví dụ:

  • Giả sử nếu bạn đưa một lệnh mua 1000 cổ phiếu của CTCP Thế giới di động vào lúc 9h sáng và tôi đưa lệnh mua 1000 cổ phiếu của CTCP FPT vào lúc 9h30 sáng.
  • Vậy khi có thông tin khớp lệnh công bố, lệnh đầu tư của bạn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước, do bạn thực hiện lệnh sớm hơn.

Cách mở tài khoản giao dịch trên sàn HOSE cho người mới bắt đầu

Tới đây chắc là bạn đã hiểu hơn về sàn giao dịch HOSE rồi đúng không?

Để đầu tư cổ phiếu, thì chắc chắn bạn phải có một tài khoản chứng khoán. 

Bạn có thể mở tài khoản sàn HOSE ở bất cứ công ty chứng khoán nào, miễn là công ty đó được Ủy ban Chứng khoán cấp phép hoạt động. 

Tài khoản này sẽ giúp bạn thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu.

Vậy làm cách nào để tham gia giao dịch trên sàn HOSE? Đăng ký mở tài khoản sàn HOSE có thật sự khó khăn?

Đừng lo lắng! Ngay sau đây sẽ là cách để bạn mở tài khoản trên sàn HOSE một cách đơn giản và nhanh chóng nhất!

Bạn có thể đăng ký mở tài khoản trên sàn HOSE bằng hai cách sau đây!

  • Cách 1: Đăng ký trực tuyến

Bạn lên google search ‘’Cách mở tài khoản trực tuyến sàn HOSE’’ và truy cập vào các công ty thành viên của sàn HOSE.

Sau đó tìm đến mục đăng ký tài khoản trực tuyến, điền các thông tin cơ bản như: Số điện thoại; Email; Họ tên… rồi làm theo hướng dẫn. 

Nhớ đọc thông tin kỹ và điền đầy đủ thông tin trên hợp đồng trực tuyến nhé!

Bước cuối cùng là kiểm tra xác nhận thông tin, rồi gửi về địa chỉ công ty qua đường chuyển phát.

  • Cách 2: Đăng ký trực tiếp

Ngoài cách đăng ký trực tuyến thì bạn cũng có thể đến trực tiếp trụ sở của các công ty chứng khoán thành viên để mở tài khoản trực tiếp tại đây.

Tùy thuộc vào từng công ty bạn chọn sẽ có những yêu cầu khác nhau. Nhưng những giấy tờ cơ bản nhất mà bạn cần phải chuẩn bị bao gồm: 

  1. CCCD 
  2. Tài khoản ngân hàng (tài khoản này sẽ được liên kết trực tiếp với tài khoản chứng khoán).
  3. Hợp đồng mở tài khoản theo mẫu của công ty bạn lựa chọn.

Để tiết kiệm thời gian cho việc di chuyển, cũng như đáp ứng đầy đủ những giấy tờ cần có…

 … thì lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là hãy liên hệ trực tiếp để gặp tư vấn viên trước khi đến để mở tài khoản.

Top 8 cổ phiếu nổi bật đang giao dịch trên sàn HOSE

Sau khi đã mở được tài khoản chứng khoán, bạn cần có một chiến lược đầu tư thật thông minh, để có thể mang lại hiệu quả.

Và việc đầu tư vào những doanh nghiệp nào, để mang về sự ổn định cũng sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Tùy thuộc vào chiến lược mà bạn theo đuổi để có thể lựa chọn cổ phiếu nào phù hợp với bản thân mình.

Dưới đây là một số doanh nghiệp có độ uy tín và nổi bật được niêm yết trên sàn HOSE bạn có thể tham khảo:

Tên công ty/doanh nghiệp

Mã chứng khoán Ngành nghề
Tập đoàn Vingroup

VIC

Xây dựng và bất động sản/ Phát triển bất động sản
CTCP sữa Việt Nam – Vinamilk

VNM

Sản xuất/sản xuất thực phẩm/ Sản xuất thực phẩm từ sữa
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VCB

Tài chính và bảo hiểm/ Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan/ Trung gian tín dụng có nhận tiền gửi
Công ty CP hàng không Vietjet 

VJC

Vận tải kho bãi/ Vận tải hàng không/ Vận tải hàng không đã được xếp lịch
Công ty CP FPT

FPT

Công nghệ thông tin/ Công nghệ xuất bản – Ngoại trừ internet/ Sản xuất phần mềm
CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận

PNJ

Sản xuất/ Sản xuất sản phẩm kim loại tổng hợp/ Sản xuất sản phẩm kim loại tổng hợp khác
CTCP dược Hậu Giang

DHG

Sản xuất/ Sản xuất hóa chất, dược phẩm/ Sản xuất thuốc và dược phẩm
Công ty CPĐT Thế giới di động MWG Bán lẻ/ Cửa hàng thiết bị điện tử gia đình/ Cửa hàng máy tính và phần mềm

Và đó là toàn bộ chia sẻ trong bài viết lần này, hy vọng với những kiến trên đã giúp bạn hiểu sàn giao dịch HOSE là gì với cách thứ hoạt động của nó.

Giúp bạn vững tin hơn, biết cách mở tài khoản chứng khoán, tham gia vào cuộc chơi không đơn giản, nhưng rất thú vị này.

Đừng lo lắng vì bạn sẽ luôn có Simplize đồng hành cùng bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận phía dưới. 

Xin chào và hẹn gặp lại trong các chia sẻ tiếp theo!

Chia sẻ bài viết

Simplize team

Đội ngũ Phát triển sản phẩm của Simplize. Là những thành viên có nền tảng kiến thức chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668