Mục lục
Margin là thuật ngữ khá quen thuộc với những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ngay cả với những bạn mới…
Tuy nhiên margin lại cực kỳ quan trọng và có thể nguy hiểm với cả những người dù đã có nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán nếu không hiểu kỹ về margin.
Chúng ta cùng tìm chi tiết về khái niệm margin, cách tính cũng như cách ứng dụng margin trong đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất qua bài viết lần này nhé.
Margin (vay margin) hay giao dịch kỹ quỹ chỉ hành động vay tiền công ty chứng khoán của nhà đầu tư để tiếp mua thêm cổ phiếu ngoài vốn tự có của mình.
Về bản chất margin là một khoản vay (đòn bẩy) có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận khi cổ phiếu tăng giá, tuy nhiên khi cổ phiếu giảm giá thì đây có thể là điểm yếu chí mạng, hạ gục nhà đầu tư.
Ví dụ, giả sử bạn có 50 triệu đồng và bạn muốn đầu tư vào cổ phiếu của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (Mã: BMP) với giá 50.000 vnđ/cổ phiếu, tương ứng 1.000 cổ phiếu.
Giả sử công ty chứng khoán cho bạn vay 50% giá trị, tức là 25 triệu đồng. Lúc này tổng số lượng cổ phiếu của bạn sẽ là 1.500 cổ phiếu.
Nếu giá BMP tăng lên 60.000 đồng mỗi cổ phiếu, tức là tăng 20%, giá trị đầu tư của bạn sẽ là 90 triệu đồng.
Tiếp tục trừ đi 25 triệu đồng đã vay và 50 triệu đồng thì bạn đã lãi 90 – 25 – 50 = 15 triệu đồng (~30%) cao hơn mức tăng 20% của giá cổ phiếu.
Phần 10% lãi cao hơn này chính là tác dụng của việc bạn sử dụng margin.
Tỷ lệ margin (hay tỷ lệ ký quỹ) là tỷ lệ giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư và số tiền mà nhà đầu tư vay được từ công ty chứng khoán.
Hay nói cách khác, tỷ lệ margin sẽ cho biết bạn có thể vay bao nhiên tiền margin từ công ty chứng khoán.
M = (V – L)/V = Tài sản ròng của nhà đầu tư/ Tổng giá trị chứng khoán
Trong đó:
Ví dụ:
Tỷ lệ ký quỹ duy trì (hay còn gọi là tỷ lệ margin duy trì) là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản ròng so với giá trị tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ. Tỷ lệ này được đặt ra nhằm hỗ trợ nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trước tình hình biến động của thị trường.
Bạn có 200 triệu đồng cổ phiếu X được mua bằng 100 triệu đồng vốn tự có và 100 triệu đồng vay margin (ký quỹ).
Vì lý do giảm giá, giá trị cổ phiếu X trên tài khoản của bạn chỉ còn 150 triệu đồng. Tiền vay margin từ công ty chứng khoán vẫn là 100 triệu đồng, do đó vốn tự có của bạn chỉ còn 50 triệu đồng. Tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản của bạn khi đó:
M = Tài sản ròng của nhà đầu tư/ Tổng giá trị chứng khoán = (150 – 100)/150 = 33%
Nếu tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì (thông thường là 30%), bạn nên bổ sung tài sản để tỷ lệ ký quỹ tăng lên lên mức tỷ lệ ký quỹ duy trì để đảm bảo an toàn cho tài khoản nếu không muốn bị bán giải chấp (call margin).
Khi tỷ lệ margin (ký quỹ) giảm xuống dưới tỷ lệ ký quỹ duy trì, bạn sẽ phải nộp thêm số tiền được tính bằng:
Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản tính theo giá thị trường.
Trở lại ví dụ trên, nếu cổ phiếu X tiếp tục giảm giá, giá trị cổ phiếu X chỉ còn 120 triệu đồng, lúc này tỷ lệ ký quỹ của bạn là:
M = (120 – 100)/120 = 16.7% (< 30% – tỷ lệ ký quỹ duy trì)
Lúc này, bạn cần nộp thêm tiền để đưa M về lại 30%, số tiền cập nộp thêm là:
Số tiền bổ sung = (16.7% – 30%) x 120 = -16 triệu
Khi đó công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn nộp bổ sung 16 triệu đồng để đạt đủ tỷ lệ 30% yêu cầu, nếu không nộp bạn sẽ buộc phải bán giải chấp theo quy định.
Full margin là trạng thái nhà đầu tư sử dụng tối đa tỷ lệ ký quỹ cho phép để mua cổ phiếu.
Hiện tại theo quyết định số 87/2017 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tỷ lệ ký quỹ tối đa cho việc mua bán cổ phiếu thông qua margin là 50% giá trị chứng khoán.
Ví dụ, nếu nhà đầu tư có 1 triệu đồng thì tối đa sẽ được vay ký quỹ thêm 1 triệu đồng nữa để mua chứng khoán.
Vậy All In Full Margin là hành động dồn toàn bộ tiền và sử dụng tối đa đòn bẩy để đầu tư vào một cổ phiếu tiềm năng.
Khi sử dụng full margin mà cổ phiếu tăng giá, nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận lớn hơn nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là giá trị tài sản ròng cũng tăng lên và nhà đầu tư lại có thêm vốn để mua thêm cổ phiếu nhằm gia tăng lợi nhuận.
Ngược lại khi cổ phiếu giảm giá, tài sản của bạn cũng bốc hơi rất nhanh, do đó hãy cẩn thận trong quyết định đầu tư của mình.
Không phải tất cả cổ phiếu đều được vay tỷ lệ margin giống nhau, công ty chứng khoán sẽ căn cứ vào các yếu tố như:
Để quyết định tỷ lệ được vay margin của cổ phiếu.
Theo đó, cổ phiếu nào càng an toàn sẽ được công ty chứng khoán cho vay càng nhiều.
Ví dụ:
Danh sách cổ phiếu được cấp margin của chứng khoán HSC
Những cổ phiếu tương đối an toàn sẽ được HSC cho vay 50%, tuy nhiên với những cổ phiếu rủi ro cao hơn như CII sẽ chỉ được vay 20% tương ứng với tỷ lệ ký quỹ ban đầu 80%.
Không có gì là miễn phí, đương nhiên việc bạn vay margin để đầu tư sẽ phải trả lãi và có thời gian vay nhất định (thường là dưới 1 năm).
Lãi suất vay margin của các công ty chứng khoán tương đối cao, khoảng 12 – 16%/năm tùy từng giai đoạn.
Do đó hay cân nhắc việc sử dụng margin trong thời gian dài bởi lãi margin có thể đốt hết lãi của bạn.
Tệ hơn nữa vay margin có thể bạn bị mất vốn rất nhanh khi thị trường giảm sâu…
Lấy ví dụ về việc cùng là đầu tư cổ phiếu VNM với 100 triệu đồng khi không sử dụng margin và có sử dụng margin trong trường hợp lý tưởng nhất là giá cổ phiếu tăng…
Như vậy là cùng với số tiền đầu tư như nhau, nếu sử dụng margin bạn sẽ lãi tới 20 triệu (~ 20%) so với không sử dụng margin là lãi 10 triệu (~ 10%)
Đương nhiên bạn trong ví dụ này tôi chưa đề cập tới yếu tố thời gian, do đó trong thực tế bạn sẽ phải trả thêm lãi vay margin.
Tương tự với trường hợp giá cổ phiếu giảm, bạn sẽ phải chịu số lỗ gấp đôi là 20 triệu, trong thực tế sẽ kèm với lãi vay margin.
Tuy nhiên với trường hợp giá cổ phiếu giảm sẽ xảy ra 1 trường hợp vô cùng được biệt là khi giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu làm bạn lỗ sạch tiền và chuẩn bị âm vào phần vốn vay…
Ví dụ như VNM giảm xuống còn 55.000 đ/cp, tương ứng với số lỗ là 90 triệu, nếu cổ phiếu giảm tiếp xuống dưới 50.000 đ/cp thì công ty chứng khoan sẽ bị lỗ.
Và đương nhiên làm gì có chuyện công ty chứng khoán cho bạn vay tiền lại chịu lỗ phải không nào.
Khi gần công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn nộp thêm tiền gọi là Call margin nếu bạn không nộp thêm tiền họ sẽ tự động bán giải chấp cổ phiếu để thu đủ tiền về (Force sell).
Nếu hiện được call margin và force sell diễn ra trên quy mô toàn thị trường thì sẽ cực kỳ thảm khốc.
Trong một vài sự điện đặc như đại dịch Covid – 19 làm giá cổ phiếu giảm sâu…
Liên tiếp sau đó là chuỗi ngày các nhà đầu tư bị call margin và force sell hàng loạt, thị trường cứ ở cửa ra là sàn la liệt các cổ phiếu thì VnIndex đã mất hơn 40% giá trị.
Để sử dụng margin một cách hiệu quả, bạn nên chú ý những điểm quan trọng sau:
Như đã đề cập ở phần đầu, vay margin sẽ khiến bạn phải trả chi phí tương đối cao 12 – 16%/năm, do đó sử dụng margin trong dài hạn sẽ đốt hết lãi của bạn.
Hơn nữa, việc luôn canh cánh trong đầu rằng bạn đang có một khoản vay phải trả lãi rồi sắp đến mức bị margin call thực sự rất mệt mỏi.
Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều người bị bán giải chấp (force sell) ngay trước khi giá cổ phiếu tăng trở lại khiến thành quả đầu tư bao năm bị mất hết. Thực sự rất đau đơn.
Bạn nên nhớ rằng, bản chất của đầu tư là sử dụng tiền nhàn rỗi, nếu bạn chịu luôn chịu áp lực về thời gian nắm giữ cổ phiếu thì sẽ rất khó thành công
Cổ phiếu tốt ở đây bao gồm là:
Những cổ phiếu có thanh khoản yếu rất dễ bị làm giá, biến động giá quá nhanh sẽ khiến bạn không kịp trở tay, bị call margin quá nhanh.
Do đó tôi khuyên bạn nên dùng margin ở những cổ phiếu có thanh khoản tốt, giao dịch khớp lệnh ít nhất trên 500 tỷ/phiên.
Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp cố tính tự tạo thanh khoản thông qua các “đội lái” trong khi bản thân chất lượng cổ phiếu đó lại không tốt nhằm đánh lừa các nhà đầu tư.
Cổ phiếu PDR của Công ty Phát Đạt đã giảm tới hơn 70% giá trị sau khi bị điều tra về hoạt động phát hành Trái phiếu không đúng quy định.
Tương tự với cổ phiếu NVL cũng đã mất hơn 60% giá trị trong thời gian ngắn.
Đang chú ý là Chủ tịch Nguyễn Thành Nhơn đã nhanh tay bán hơn đã nhanh tay bán số lượng lớn cổ phiếu NVL trước khi đà giảm bắt đầu.
Tôi khuyên bạn nên tránh những doanh nghiệp dạng như này để tránh những rủi ro không cần thiết.
Những cổ phiếu có điểm mua tốt sẽ giúp bạn không phải chờ đợi quá lâu, chịu sức ép về lãi vay margin.
Kết hợp sử dụng phân tích kỹ thuật và sử dụng margin tỷ trọng hợp lý sẽ rất tốt cho hiệu quả đầu tư của bạn.
Ví dụ như cổ phiếu HPG đã tích lũy trong một khoảng thời gian hơn 2 năm ở vùng 13.000 đ/cp, thay vì vay margin và phải trả lãi rồi chờ đợi 2 năm trời…
Bạn có thể sử dụng đòn bẩy margin khi cố phiếu này vượt mốc 13.000 đ/cp để tối ưu hiệu quả đầu tư.
Để có thể sử dụng margin bạn cần ký hợp đồng margin với công ty chứng khoán, nơi bạn mở tài khoản.
Tuy nhiên đa số mọi người đều không đọc kỹ hợp đồng này hoặc nếu có đều sẽ đọc qua loa hoặc thông tin ngắn gọn kiểu như:
Nhưng trên thực tế chính sách này là không cố định và có thể bị công ty chứng khoán thay đổi bất cứ lúc nào.
Ví dụ như khi thị trường quá rủi ro và công ty chứng khoán yêu cầu bạn:
Tất cả những chính sách này đều rất đột ngột và gây cực kỳ nhiều khó khăn cho nhà đầu tư khi phải xoay một khoản tiền bổ xung lớn trong thời gian ngắn, nhất là trong giai đoạn thị trường đang giảm sâu.
Chủ tịch công ty Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu (Mã: HDC) bị bán giải chấp (force sell) do công ty chứng khoán thay đổi chính sách đột ngột.
Do đó bạn phải cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng margin, tôi cho rằng chính sách margin hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam đang chưa nhất quán và vô tình tạo ra một cái bẫy cho các nhà đầu tư…
Bởi nhà đầu tư cực kỳ dễ dàng tiếp cận margin trong giai đoạn thị trường thăng hoa và bị công ty chứng khoán hạn chế, cắt nguồn, giảm thời gian nộp tiền khi thị trường giảm sâu.
Tóm lại, margin là con dao hai lưỡi và bạn cần cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng margin trong đầu tư chứng khoán.
Nếu vẫn cần sử dụng, bạn nên nhớ rằng:
Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình khi sử dụng margin:
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize