Mục lục
Vốn hóa là một khái niệm quan trọng trong việc xác định giá trị của một công ty và là một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến trong đầu tư chứng khoán.
Dù bạn là một nhà đầu tư mới bắt đầu tìm hiểu hay là một nhà đầu tư kinh nghiệm, việc hiểu rõ về vốn hóa thị trường và cách tính toán sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về vốn hóa thị trường, những yếu tố ảnh hưởng đến nó và tại sao bạn nên quan tâm đến chỉ tiêu này khi đầu tư cổ phiếu.
Vốn hóa thị trường là một chỉ số đo lường giá trị toàn bộ của tất cả cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường của một công ty, được tính toán bằng:
Vốn hóa thị trường = Giá hiện tại x Số lượng cổ phiếu lưu hành
Ví dụ: Xác định vốn hóa thị trường của cổ phiếu FPT:
Ngoài việc tự tính toán, bạn có thể xem nhanh vốn hóa thị trường của một cổ phiếu bất kỳ trên Simplize.
Đầu tiên, Vốn hóa thị trường là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá giá trị của một công ty.
Với việc tính toán vốn hóa thị trường, bạn có thể biết được giá trị toàn bộ cổ phiếu của một công ty trên thị trường chứng khoán.
Vốn hóa là số tiền bỏ ra mua toàn bộ vốn cổ phần của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.
Đây là một đặc điểm quan trọng giúp nhà đầu tư xác định được rủi ro, cũng như lợi nhuận của một công ty.
Thứ hai, Vốn hóa thể hiện quy mô hoạt động, vị thế của một doanh nghiệp.
Vốn hóa cao cho thấy doanh nghiệp này đã hoạt động từ lâu, thường là những doanh nghiệp đầu ngành.
Trong khi đó, vốn hóa nhỏ thường là những doanh nghiệp nhỏ, chịu sự dẫn dắt của doanh nghiệp đầu ngành và giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn từ biến động thị trường chứng khoán.
Ví dụ, hiện VCB (Ngân hàng Vietcombank) đang là cổ phiếu có vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với quy mô vốn hóa đạt 432,551 tỷ đồng.
Điều này cho thấy VCB là một trong những doanh nghiệp có quy mô hoạt động và vị thế rất lớn trên thị trường
Thứ ba, Vốn hóa thị trường cho thấy được tính thanh khoản và độ rủi ro của cổ phiếu.
Doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn sẽ giúp bạn tránh được rủi ro thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Tức là bạn có thể bán cổ phiếu (thoái vốn) nhanh mà không mất quá nhiều chi phí khi thực hiện.
Những công ty có vốn hóa cao thường sẽ đáng tin cậy hơn và có xu hướng rủi ro thấp hơn. Vì thế, bạn có thể đa dạng hóa danh mục của mình sao cho hiệu quả, tối ưu nhất và vẫn trong mức rủi ro chấp nhận được.
Ngược lại, đối với những doanh nghiệp có vốn hóa thấp, cổ phiếu của họ có thể ít được thanh khoản hơn, điều này có thể tăng độ rủi ro khi bạn đầu tư vào cổ phiếu của họ.
Thứ tư, Giá trị vốn hóa cho thấy tiềm năng tăng trưởng giá cổ phiếu trong tương lai.
Các công ty vốn hóa lớn thường có tốc độ tăng trưởng chậm, nhưng ổn định và lợi thế mang lại lợi nhuận về lâu dài. Giá cổ phiếu của những công ty này thường không tăng mạnh.
Trong khi đó, các công ty vốn hóa vừa và nhỏ thì tiềm năng tăng giá cổ phiếu mạnh.
Dưới đây là danh sách 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam (cập nhật T4/2023)
STT | Mã CK | Tên DNNY | Vốn hóa (tỷ đồng) |
1 | VCB | Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam | 432,551 |
2 | BID | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam | 233,703 |
3 | VHM | CTCP Vinhomes | 224,249 |
4 | VIC | Tập đoàn Vingroup – CTCP | 209,766 |
5 | GAS | Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP | 195,222 |
6 | ACV | Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam – CTCP | 178,509 |
7 | VNM | CTCP Sữa Việt Nam | 155,492 |
8 | VPB | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | 141,312 |
9 | CTG | Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam | 140,327 |
10 | HPG | CTCP Tập đoàn Hòa Phát | 120,947 |
Ở Việt Nam, dựa vào giá trị vốn hóa thị trường các doanh nghiệp sẽ được chia thành 3 nhóm:
Đây là nhóm doanh nghiệp có vốn hóa > 10,000 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu Large Cap là những doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu cao, đi cùng với số lượng cổ phiếu lưu hành lớn.
Dưới đây là danh sách top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn và các thông tin cơ bản:
STT | Mã CK | Tên DNNY | Vốn hóa (Tỷ đồng) | Số lượng CP lưu hành | Ngành nghề kinh doanh |
1 | VCB | Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam | 432,551 | 4,732,516,350 | Tài chính ngân hàng |
2 | BID | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam | 233,703 | 5,058,523,650 | Tài chính ngân hàng |
3 | VHM | CTCP Vinhomes | 224,249 | 4,354,367,490 | Quản lý và phát triển bất động sản |
4 | VIC | Tập đoàn Vingroup – CTCP | 209,766 | 3,813,935,620 | Quản lý và phát triển bất động sản |
5 | GAS | Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP | 195,222 | 1,913,950,000 | Dầu và khí đốt |
6 | ACV | Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam – CTCP | 178,509 | 2,176,950,530 | Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải |
7 | VNM | CTCP Sữa Việt Nam | 155,492 | 2,089,955,460 | Thực phẩm và thuốc lá |
8 | VPB | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | 141,312 | 6,713,204,000 | Tài chính ngân hàng |
9 | CTG | Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam | 140,327 | 4,805,751,000 | Tài chính ngân hàng |
10 | HPG | CTCP Tập đoàn Hòa Phát | 120,947 | 5,814,785,540 | Kim loại và khai khoáng |
Có thể thấy, những cổ phiếu vốn hóa lớn thường là những cổ phiếu đầu trong ngành, có sản phẩm được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.
Ví dụ như:
Là nhóm doanh nghiệp có vốn hóa từ 1,000 tỷ đến 10,000 tỷ đồng.
Những doanh nghiệp thuộc nhóm này thường sẽ có số lượng cổ phiếu hoặc thị giá không cao bằng nhóm Large Cap.
Quy mô hoạt động ở tầm trung và giá cổ phiếu trên thị trường không quá cao.
Dưới đây là danh sách top 10 cổ phiếu vốn hóa vừa và các thông tin cơ bản:
STT | Mã CK | Tên DNNY | Vốn hóa (Tỷ đồng) | Số lượng CP lưu hành | Ngành nghề kinh doanh |
1 | VCG | Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam | 9,887 | 485,879,872 | Xây dựng |
2 | VHC | CTCP Vĩnh Hoàn | 9,792 | 183,376,960 | Thực phẩm và thuốc lá |
3 | SBT | CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa | 9,693 | 673,188,544 | Thực phẩm và thuốc lá |
4 | HSG | CTCP Tập đoàn Hoa Sen | 9,628 | 598,055,000 | Kim loại và khai khoáng |
5 | VSH | CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh | 9,260 | 236,241,248 | Tiện ích điện và sản xuất điện |
6 | OIL | Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP | 8,997 | 1,034,229,500 | Dầu và khí đốt |
7 | NVB | Ngân hàng TMCP Quốc Dân | 8,519 | 556,803,600 | Tài chính ngân hàng |
8 | NAB | Ngân hàng TMCP Nam Á | 8,464 | 846,434,700 | Tài chính ngân hàng |
9 | PDR | CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt | 8,395 | 671,646,200 | Quản lý và phát triển bất động sản |
10 | NT2 | CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 | 8,290 | 287,876,032 | Tiện ích điện và sản xuất điện |
Những doanh nghiệp nhóm Mid Cap thường cố gắng để tăng thị phần và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.
Các doanh nghiệp trong nhóm Mid Cap giá càng cao, càng biểu hiện cho tốc độ hiệu quả của doanh nghiệp hay sự chú ý của thị trường dành cho cổ phiếu đó.
Là nhóm doanh nghiệp có vốn hóa dưới 1,000 tỷ.
Những doanh nghiệp thuộc nhóm này có quy mô vốn rất nhỏ.
Dưới đây là danh sách top 10 cổ phiếu vốn hóa nhỏ và các thông tin cơ bản:
STT | Mã CK | Tên DNNY | Vốn hóa (Tỷ đồng) | Số lượng CP lưu hành | Ngành nghề kinh doanh |
1 | AIC | CTCP Bảo hiểm Hàng không | 1,000 | 100,000,000 | Bảo hiểm |
2 | SHN | CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội | 997 | 129,607,144 | Bán buôn hàng công nghiệp tổng hợp |
3 | HWS | CTCP Cấp nước Thừa Thiên Huế | 996 | 87,383,000 | Nước & Tiện ích liên quan |
4 | NHH | CTCP Nhựa Hà Nội | 994 | 72,880,000 | Hóa chất |
5 | BHA | CTCP Thủy điện Bắc Hà | 990 | 66,000,000 | Tiện ích điện và sản xuất điện |
6 | TAR | CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An | 986 | 78,319,780 | Thực phẩm và thuốc lá |
7 | BDT | CTCP Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Đồng Tháp | 976 | 35,595,400 | Vật liệu xây dựng |
8 | HTN | CTCP Hưng Thịnh Incons | 971 | 89,116,410 | Xây dựng |
9 | VIT | CTCP Viglacera Tiên Sơn | 969 | 49,999,664 | Xây dựng và vật liệu xây dựng dân dụng |
10 | L18 | CTCP Đầu tư và Xây dựng 18 | 968 | 38,116,530 | Xây dựng |
Giá cổ phiếu nhóm vốn hóa nhỏ thường khá thấp do công ty hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, không có biên lợi nhuận tốt hoặc bị thị trường bỏ quên, bị đánh giá thấp.
Cũng có nhiều trường hợp, đây là những công ty hoạt động không hiệu quả.
Những công ty có vốn hóa nhỏ thường có tính rủi ro cao, cũng như không có nhiều thông tin, số liệu để đánh giá.
Từ công thức:
Vốn hóa = Giá thị trường x Số lượng cổ phiếu
…chúng ta dễ dàng thấy được, Vốn hóa sẽ chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính là:
Khi giá cổ phiếu trên thị trường biến động, dù tăng lên hay giảm đi, đều sẽ tác động đến vốn hóa của doanh nghiệp.
Ví dụ:
Giả sử công ty A có 10,000,000 cổ phiếu.
Ngày 1/10, giá cổ phiếu công ty là 30,000 vnđ/CP. Vốn hóa của công ty A lúc này là: 300 tỷ.
Tuy nhiên, đến ngày 1/11, giá cổ phiếu tăng lên 35,000 vnđ/CP.
Như vậy, vốn hóa của công ty A đã thay đổi, từ 300 tỷ lên 350 tỷ đồng.
Tương tự…
Khi số lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp thay đổi, thì vốn hóa của cổ phiếu đó cũng thay đổi.
Vốn hóa thị trường có thể biến động tăng/giảm theo từng thời điểm khác nhau, chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thực sự hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý rằng:
Khi một cổ phiếu được chia tách (ví dụ trả cổ tức cổ phiếu…) thì số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên, nhưng giá cổ phiếu lại giảm tương ứng theo tỷ lệ. Do đó mà vốn hóa thị trường của cổ phiếu không đổi.
Vốn hóa thị trường của cổ phiếu sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc chia tách cổ phiếu.
“Vốn hóa” và “Vốn chủ sở hữu” là 2 thuật ngữ phổ biến và được nhiều nhà đầu tư nhắc đến trong đầu tư.
Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều nhà đầu tư bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này.
Bạn có thể đọc thêm về Vốn chủ sở hữu – Ý nghĩa và ứng dụng trong đầu tư.
Nhà đầu tư thường có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư vào các cổ phiếu có vốn hóa khác nhau.
Sau đây là 4 yếu tố chính bạn cần xác định trước khi xây dựng danh mục đầu tư của mình:
Việc xác định trước những điều trên sẽ giúp bạn xây dựng được một danh mục đầu tư đa dạng, giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư trong mọi lĩnh vực (không riêng thị trường chứng khoán).
Từ đó giúp bạn theo đuổi mục tiêu tài chính của mình một cách hiệu quả nhất.
Chúc bạn thành công!
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize