Mục lục
Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng, việc hiểu rõ về tỷ lệ CASA là một yếu tố quan trọng giúp bạn ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Tỷ lệ CASA là chỉ số thường được sử dụng để đánh giá sức khỏe tài chính của một ngân hàng và cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp đánh giá khả năng sinh lời của một cổ phiếu ngân hàng.
Tuy nhiên, với những bạn mới tìm hiểu thì khái niệm CASA có thể sẽ hơi khó hiểu và khó áp dụng trong đầu tư chứng khoán.
Vì thế, trong bài viết này, Simplize sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tỷ lệ này, tầm quan trọng của tỷ lệ này trong đầu tư cổ phiếu ngân hàng và cách đánh giá sức khỏe tài chính của một ngân hàng thông qua chỉ số này.
CASA (Current Account Savings Acount) được định nghĩa là tiền gửi không kỳ hạn. Đây chính là loại tiền gửi ngân hàng mà khách hàng gửi tại ngân hàng nhằm mục đích thanh toán, không phải mục đích gửi tiết kiệm.
Khách hàng có thể chủ động với khoản tiền của mình (gửi, rút tiền mặt nhiều lần) và hưởng lãi suất không kỳ hạn với lợi suất rất thấp (0.2% – 1%/năm)
Thông thường, ngân hàng sẽ có 2 loại hình gửi tiền:
CASA khác tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ở chỗ, bạn sẽ không bị ràng buộc về số tiền tiết kiệm, không cần phải chờ đến hạn mới được rút.
Lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn cũng sẽ thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn.
Bạn đến ngân hàng MBBank để yêu cầu mở tài khoản ngân hàng để giao dịch (nộp/rút tiền, chuyển khoản, nhận lương, mở thẻ ATM…) thì đồng nghĩa với việc bạn đã có một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng.
Lúc này, số tiền của bạn có trong tài khoản sẽ làm tăng chỉ số tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng MBBank.
Số lượng khách hàng mở thẻ càng nhiều, chỉ số tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng sẽ càng tăng.
Bạn có thể tính được tỷ lệ theo công thức sau:
Tỷ lệ CASA = Tiền gửi khách hàng không kỳ hạn / Tổng tiền gửi khách hàng
Bạn có thể tính toán được tỷ lệ này của một ngân hàng từ báo cáo tài chính.
Ví dụ: Tính toán tỷ lệ năm 2022 của Ngân hàng TMCP Quân Đội (Mã: MBB)
Trên Bảng cân đối kế toán, phần Nợ phải trả, bạn sẽ xác định được Tổng tiền gửi của khách hàng:
Ở phần thuyết minh báo cáo tài chính, MBB sẽ thông tin chi tiết về số tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng:
Từ đó, ta tính được: CASA 2022 của MBB = 166,971,567 / 443,605,638 = 37.64%
Bên cạnh tự tính toán, bạn có thể xem nhanh tỷ lệ CASA của một ngân hàng ngay trên Simplize.
Bằng cách nhập mã cổ phiếu, vào mục Số liệu tài chính, chọn Chỉ số tài chính và kéo xuống phần Chỉ số chất lượng tài sản.
Về cơ bản, tỷ lệ CASA có một số ý nghĩa sau:
Nếu ngân hàng có tỷ lệ CASA cao, có nghĩa là nhiều khách hàng tin tưởng và duy trì một số tiền nhất định trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để thanh toán các nhu cầu hàng ngày.
Nhờ đó, ngân hàng có thể cung cấp những sản phẩm khác cho khách hàng, như cho vay, bảo lãnh, bảo hiểm, v.v., tạo ra giá trị gia tăng cho ngân hàng và triển vọng kinh doanh lâu dài.
Có thể bạn chưa biết:
Từ năm 2016, ngân hàng Techcombank mở đầu xu hướng áp dụng chính sách “zero fee” – miễn phí giao dịch cho khách hàng.
Chính sách này đã giúp ngân hàng thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn, đưa Techcombank trở thành “vua” CASA ở ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm.
Với lượng tiền huy động không kỳ hạn lớn, ngân hàng chỉ phải trả lãi suất rất thấp cho tài khoản này, sau đó có thể sử dụng nguồn vốn huy động này để thực hiện cho vay.
Điều này giúp ngân hàng cải thiện biên lãi ròng (NIM) và có thêm lợi thế cạnh trên trên thị trường về lãi suất cho vay.
Nhìn chung, tỷ lệ CASA càng cao càng tốt.
Tỷ lệ CASA cao hoặc ổn định hàng năm cho thấy ngân hàng thu hút được nhiều khoản tiền gửi không kỳ hạn từ khách hàng, khẳng định được vị thế của ngân hàng trên thị trường (được khách hàng tin tưởng).
Đồng thời, tỷ lệ CASA cao cũng giúp ngân hàng tăng khả năng cung cấp vốn và giảm chi phí huy động. Giúp cải thiện biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng.
Tuy nhiên, một tỷ lệ CASA quá cao cũng có thể gây ra gây ra một số vấn đề nhất định:
Trong tình huống này, ngân hàng sẽ phải tìm cách cấp vốn từ các nguồn tài chính khác để giữ cho hoạt động của mình tiếp diễn.
Điều này có thể gây hạn chế cho ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính, và dẫn đến một lợi nhuận thấp hơn.
Do đó, để đảm bảo tài chính ổn định của ngân hàng, cần cân bằng giữa tỷ lệ CASA và các nguồn vốn khác như tiền vay và khoản đầu tư.
Có nhiều yếu tố có thể tác động làm thay đổi tỷ lệ CASA trong ngân hàng.
Dưới đây là 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ CASA mà bạn cần hiểu rõ:
Khi ngân hàng tăng lãi suất cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang gửi tiền trong tài khoản CASA để tận dụng lãi suất cao hơn.
Ngược lại, nếu ngân hàng giảm lãi suất cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản CASA sang các sản phẩm tiền gửi khác.
Kể từ năm 2014, ngân hàng nhà nước quy định mức lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm. Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước như là Vietcombank, Vietinbank, BIDV đều áp mức lãi suất là 0.2%, Sacombank, ACB có lãi suất là 0.3% và lãi suất không kỳ hạn TPB là 1%/năm.
Ngân hàng có thể tăng tỷ lệ bằng cách tập trung vào khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp và phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp để thu hút khách hàng mở tài khoản.
Nếu ngân hàng cạnh tranh mạnh với các ngân hàng khác trong việc thu hút tiền gửi, tỷ lệ CASA có thể bị ảnh hưởng và giảm xuống.
Tình hình kinh tế chung có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ CASA của ngân hàng.
Khi nền kinh tế ổn định, người dân và doanh nghiệp có xu hướng tiết kiệm và tăng tỷ lệ CASA.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế suy thoái, người dân và doanh nghiệp có thể giảm tiết kiệm và rút tiền từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày.
Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ CASA trong ngân hàng.
Các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng, giúp tăng tỷ lệ CASA.
Yếu tố công nghệ cũng góp phần không nhỏ trong việc cung cấp dịch vụ trực tuyến, tiện ích cho khách hàng, thu hút nhiều khách hàng mở tài khoản, tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng.
Trong năm 2022, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng mạnh (đặc biệt từ quý 4.2022 đến nay), đồng thời các kênh đầu tư khác (chứng khoán, bất động sản, vàng) xu hướng xuống trong thời gian qua là nguyên nhân khiến CASA của hầu hết ngân hàng sụt giảm mạnh khi nhiều người chọn gửi tiền vào ngân hàng có kỳ hạn hưởng lãi cao.
Hiện 5 ngân hàng đứng đầu vẫn là MB, Techcombank, Vietcombank, MSB, ACB.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong năm 2022.
Mặc dù MB cũng ghi nhận CASA sụt giảm, từ 44.6% vào cuối năm 2021 xuống còn 37.6% cuối năm 2022. Tuy nhiên, mức sụt giảm này nhẹ hơn so Techcombank, giúp MB quay lại vị trí số 1 (ngân hàng có tỷ lệ cao nhất) sau nhiều năm bị “vượt mặt”.
Tổng giá trị tiền gửi không kỳ hạn của MBB cuối năm 2022 đạt gần 167 nghìn tỷ đồng (-2.6% so với thời điểm đầu năm).
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng đứng ở vị trí thứ 2 về tỷ lệ CASA.
tiền gửi không kỳ hạn tại Techcombank liên tục giảm kể từ quý II/2022, khiến tỷ lệ của ngân hàng này từ mức kỷ lục 50,5% giảm về còn 37% vào cuối năm 2022.
Tỷ lệ này của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) duy trì ổn định trong năm qua, đạt 32.3% (không thay đổi so với 2021)
Ngân hàng đã áp dụng miễn toàn bộ dịch vụ trên ngân hàng số từ đầu năm 2022, được xem là chính sách quan trọng giúp Vietcombank có thể duy trì tỷ lệ này ổn định năm qua, bất chấp thị trường nhiều biến động.
Xét về quy mô, số dư tiền gửi không kỳ hạn tại Vietcombank vẫn là cao nhất thị trường, đạt hơn 402.1 nghìn tỷ đồng cuối năm 2022.
Hồi đầu năm 2022, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã gây không ít bất ngờ khi là ngân hàng tầm trung duy nhất góp mặt vào top 5, không những thế còn nhỉnh hơn Vietcombank một chút về tỷ lệ này khi đạt 34.0%.
Thế nhưng, cú sụt giảm mạnh trong quý IV/2022 đã khiến CASA của MSB tụt xuống còn 29.7%, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng.
Tính đến cuối năm 2022, tiền gửi không kỳ hạn của MSB đạt 34.7 nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tiếp tục giữ vững vị trí 5 với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cuối năm 2022 đạt 21.8%, song vẫn giảm so với 24,8% cuối năm 2021.
Tính đến cuối năm 2022, số dư tiền gửi khách hàng không kỳ hạn đạt hơn 90 nghìn tỷ đồng.
Nhìn chung, tỷ lệ CASA trong ngân hàng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của một ngân hàng, là yếu tố quan trọng để xác định cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng
Tỷ lệ cao hoặc ổn định hàng năm cho thấy ngân hàng thu hút được nhiều khoản tiền gửi không kỳ hạn từ khách hàng, khẳng định được vị thế của ngân hàng trên thị trường (được khách hàng tin tưởng).
Đồng thời, tỷ lệ cao cũng giúp ngân hàng tăng khả năng cung cấp vốn và giảm chi phí huy động. Giúp cải thiện biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng.
Tuy nhiên, CASA không phải là yếu tố duy nhất bạn cần quan tâm khi đánh giá cổ phiếu ngành ngân hàng.
Bạn cần xem xét thêm nhiều yếu tố khác như quy mô tài sản, lợi nhuận, nợ xấu hay quản trị nợ xấu… để có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả nhất.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize