Learn
New AI

Thông báo

Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
Tất cả
Cổ phiếu
Cảnh báo
Khác
FOMO là gì? Kinh nghiệm giúp bạn vượt qua FOMO khi đầu tư

FOMO là gì? Kinh nghiệm giúp bạn vượt qua FOMO khi đầu tư

Tuấn Trần25/05/2023
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia

Lan Phạm, CFA

Chị Lan Phạm, CFA hiện đang là COO và Co-founder của Simplize. Chị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đầu tư, hơn 5 năm đảm nhiệm vị trí quản lý tại các Ngân hàng Top 5. Chị tốt nghiệp cử nhân Kinh tế đối ngoại và Thạc sỹ Tài chính ngân hàng tại Đại học Ngoại Thương. Chị là CFA Charter Holder năm 2015.
Xem chi tiết
Được kiểm duyệt bởi chuyên gia
Lan Phạm, CFA

Trong thời đại thông tin lan truyền nhanh chóng và tiếp cận dễ dàng, FOMO (Fear of Missing Out) – nỗi sợ bỏ lỡ – đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

Khi thị trường chứng khoán trải qua những biến động mạnh, FOMO có thể khiến bạn đưa ra những quyết định vội vã, thiếu suy nghĩ, dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Bài viết này của Simplize sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:

  • FOMO là gì?
  • FOMO trong đầu tư chứng khoán là gì?
  • Những nguyên nhân khiến bạn FOMO khi đầu tư
  • Và, 4 giải pháp giúp bạn vượt qua “nỗi sợ bỏ lỡ” để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác và bền vững hơn.

FOMO là gì?

FOMO (Fear of Missing Out) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cảm giác sợ hãi, lo lắng không đáng có khi bạn bỏ lỡ cơ hội, sự kiện hoặc trải nghiệm nào đó.

FOMO xuất hiện khi chúng ta thấy người khác đang hưởng thụ những điều tốt đẹp mà mình không có, dẫn đến cảm giác thiếu hụt, ghen tỵ và áp lực phải tham gia để không bị bỏ lại phía sau.

Ví dụ: Bạn thấy mọi người trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh của họ tại một địa điểm du lịch nổi tiếng, điều này khiến bạn cảm thấy bị bỏ lỡ và quyết định đặt vé máy bay ngay lập tức mà không cân nhắc kỹ tình hình tài chính và thời gian của mình.

FOMO là gì?

FOMO trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, FOMO phản ánh tâm lý của nhà đầu tư khi chứng kiến một mã cổ phiếu đang trên đà tăng trưởng hoặc giảm mạnh.

Khi thị trường đang trên đà tăng trưởng, FOMO sẽ “dẫn dắt” bạn giao dịch theo tâm lý đám đông.

Hay khi xuất hiện mã cổ phiếu tăng mạnh, tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội sinh lời sẽ “thôi thúc” bạn không ngần ngại xuống tiền ngay lập tức.

Tuy nhiên, đầu tư mà không hiểu rõ thị trường và doanh nghiệp, không ước lượng được rủi ro thì bạn sẽ rất dễ gặp thất bại.

FOMO - 2
FOMO có thể dẫn đến các quyết định sai lầm của nhà đầu tư khi chứng kiến một mã cổ phiếu trên đà tăng trưởng hoặc giảm mạnh

Còn trong trường hợp thị trường trên đà giảm điểm…

Nếu bị chi phối bởi hiệu ứng FOMO, bạn sẽ thường nảy sinh cảm giấc bất an, thiếu tự tin, từ đó dễ dẫn đến các quyết định sai lầm trong đầu tư.

Ví dụ về FOMO trong đầu tư chứng khoán

FOMO không phải là một hiện tượng mới trong đầu tư chứng khoán.

Trên thế giới có rất nhiều trường hợp nổi tiếng về FOMO khiến nhiều nhà đầu tư phải trả giá đắt.

Một vài ví dụ điển hình có thể kể đến như:

Isaac Newton và “cơn ác mộng” cổ phiếu South Sea Company

Vào năm 1720, Isaac Newton, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, đã rơi vào lưới tình của FOMO khi đầu tư vào South Sea Company. Công ty được cấp quyền độc quyền buôn bán tại khu vực Nam Mỹ và cổ phiếu của họ đang rất “hot”.

Newton đã mua cổ phiếu South Sea và sau một thời gian, cổ phiếu đã tăng giá mạnh.

Ông quyết định chốt lời và thu về một khoản lợi nhuận đáng kể, tương đương với 7,000 bảng Anh – một khoản tiền lớn vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, sau khi Newton chốt lời, giá cổ phiếu South Sea tiếp tục tăng.

Đứng ngoài nhìn người khác kiếm được lợi nhuận từ cổ phiếu mà mình vừa bán, Newton không thể kiềm lòng. Do đó, ông quyết định mua lại cổ phiếu South Sea, nhưng lần này với giá cao hơn nhiều so với thời điểm ông chốt lãi.

Trớ trêu thay, không lâu sau khi Newton mua lại cổ phiếu, giá cổ phiếu South Sea bắt đầu giảm mạnh, dẫn đến việc Newton không chỉ mất đi lợi nhuận mà ông đã kiếm được, mà còn mất thêm một khoản tiền lớn – khoảng 20,000 bảng Anh.

Sau trận “cháy túi” này, Newton đã cấm mọi người đề cập đến “South Sea Bubble” trước mặt ông.

Mức giá cao kỷ lục của Bitcoin vào tháng 11 năm 2021

Tháng 11 năm 2021, Bitcoin đã vượt qua đỉnh cũ của mình là 64,829 đô la và tăng lên mức cao kỷ lục là 69,044 đô la.

Đây là tín hiệu thu hút nhiều nhà đầu tư mua vào Bitcoin với kỳ vọng giá sẽ còn tăng cao hơn.

Simplize-Bitcoin-FOMO
Diễn biến giá Bitcoin (Nguồn: Simplize)

Nhưng không may cho họ, giá Bitcoin đã giảm mạnh sau đó và khiến họ phải gánh chịu thiệt hại vì đã mua vào khi giá đang ở đỉnh.

Vụ bùng nổ giá cổ phiếu GameStop (GME) vào đầu năm 2021

Vụ bùng nổ giá cổ phiếu GameStop (GME) vào đầu năm 2021 là một sự kiện đặc biệt trên thị trường chứng khoán.

GameStop là một công ty bán lẻ trò chơi điện tử tại Mỹ.

Trước năm 2021, cổ phiếu của GameStop bị đánh giá thấp do nhiều lý do, bao gồm sự thay đổi trong ngành bán lẻ và sự cạnh tranh từ các dịch vụ trò chơi trực tuyến.

Tuy nhiên, vào đầu năm 2021, giá cổ phiếu GameStop đã tăng vọt từ khoảng 20 USD lên hơn 480 USD trong vòng một tuần.

Sự tăng giá này được thúc đẩy bởi một nhóm nhà đầu tư cá nhân trên diễn đàn Reddit r/WallStreetBets.

Họ đã mua cổ phiếu GameStop để “nén” các quỹ đầu tư phái sinh (hedge fund) đã đánh cược rằng giá cổ phiếu sẽ giảm.

Simplize-Sự kiện GameStop

Sự tăng giá đột biến của cổ phiếu GameStop đã tạo ra một hiện tượng FOMO lớn.

Nhiều nhà đầu tư cá nhân khác không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận nhanh chóng đã mua vào cổ phiếu GameStop, thúc đẩy giá cổ phiếu tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, sau đó giá cổ phiếu GameStop đã giảm mạnh khi thị trường điều chỉnh và nhiều nhà đầu tư đã bị tổn thất nặng nề.

FOMO ở thị trường Việt Nam

Ở Việt Nam, FOMO cũng là một hiện tượng phổ biến trong đầu tư chứng khoán.

Ví dụ:

Khoảng thời gian 2021 – đầu năm 2022, HPG là mã cổ phiếu được đông đảo nhà đầu tư quan tâm và bàn luận vì giá tăng liên tục.

Nhiều nhà đầu tư xuất hiện tâm lý lo sợ nếu không đầu tư cổ phiếu HPG thì sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận lớn.

Simplize-FOMO-cổ phiếu HPG
Diễn biến giá cổ phiếu HPG (Nguồn: Simplize)

Thậm chí có nhà đầu tư sẵn sàng mua ở giá đỉnh và ngay sau đó giá cổ phiếu HPG giảm giá sâu khiến họ hoảng loạn, bán tháo và thua lỗ lớn.

Nguyên nhân khiến bạn dễ bị FOMO khi đầu tư

FOMO là một hiệu ứng tâm lý rất mạnh mẽ, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai trong đầu tư chứng khoán.

Tuy nhiên, có những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều nhà đầu tư (bao gồm cả bạn) dễ bị FOMO hơn.

Đó là:

#1. Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và làm theo số đông

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhà đầu tư F0 hay bị FOMO.

Vì khi không có nhiều kiến thức về thị trường, bạn sẽ dễ bị tác động bởi các thông tin, tin đồn, lời khuyên hay bình luận của người khác.

cơ hội đầu tư

Khi đó, bạn sẽ không đi sâu vào đọc báo cáo, phân tích doanh nghiệp hay tính toán giá trị thực của cổ phiếu, mà chỉ dựa vào sự biến động của giá cổ phiếu để ra quyết định.

Khi thấy một mã cổ phiếu được nhiều người quan tâm và mua vào, bạn sẽ nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt và không muốn bỏ lỡ.

Ngược lại, khi thấy một mã cổ phiếu bị nhiều người bán ra và giảm giá, bạn sẽ cho rằng đó là một cổ phiếu xấu và muốn thoát ra nhanh chóng.

Và cứ như thế…

Bạn đã bị chi phối bởi tâm lý đám đông, không có lập trường riêng và dễ dẫn đến sai lầm.

#2. Quá kỳ vọng vào thị trường

Một nguyên nhân khác khiến bạn dễ bị FOMO là quá kỳ vọng vào thị trường.

Khi thị trường chứng khoán tăng trưởng liên tục, chúng ta cho rằng xu hướng này sẽ kéo dài mãi mãi và không có điểm dừng.

Bạn sẽ muốn tận dụng cơ hội này để kiếm được lợi nhuận đầu tư cao nhất, nhiều nhất có thể.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán luôn biến động và không có gì là vĩnh cửu.

Khi xuất hiện những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường, giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh và giảm rất nhanh.

Nếu bạn không kịp thời điều chỉnh kỳ vọng và chiến lược của mình, bạn sẽ chịu mất mát lớn.

#3. Quá tự tin hoặc tự ti và thiếu kiên nhẫn về bản thân

Một nguyên nhân nữa khiến bạn dễ bị FOMO là quá tự tin hoặc tự ti về bản thân.

Khi quá tự tin, bạn sẽ nghĩ rằng mình luôn có quyết định đúng và không cần phải xem xét kỹ lưỡng các thông tin khác.

Bạn sẽ mua vào hoặc bán ra cổ phiếu theo cảm tính của mình, không quan tâm đến giá trị thực của cổ phiếu hay xu hướng của thị trường. Điều này sẽ khiến bạn dễ mắc phải sai lầm và gặp rủi ro cao.

Ngược lại, quá tự ti, bạn sẽ nghĩ rằng mình luôn có quyết định sai và không tin tưởng vào khả năng của mình. Bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác, không có lập trường riêng và dễ bỏ lỡ cơ hội tốt.

fomo
Quá tự tin hoặc tự ti về bản thân đều khiến bạn dễ FOMO khi đầu tư

Ngoài ra, thiếu kiên nhẫn cũng là một yếu tố khiến bạn dễ bị FOMO.

Thiếu kiên nhẫn khiến bạn luôn mong muốn có được kết quả ngay lập tức và không chấp nhận được sự chờ đợi hay biến động của thị trường.

Khi đó, bạn sẽ dễ dàng bán tháo khi giá cổ phiếu giảm hay mua vào khi giá cổ phiếu tăng mà không xem xét kỹ lưỡng.

#4. Mong muốn có những chiến thắng lớn “big win”

Mong muốn có những chiến thắng lớn…

Mặc dù đây là mong muốn chính đáng của mọi nhà đầu tư, nhưng nếu nó không được kiểm soát thì sẽ trở thành một điểm yếu của bạn.

Với mong muốn có những chiến thắng lớn, bạn sẽ có xu hướng chọn lựa các cổ phiếu có biên độ dao động cao hoặc các cổ phiếu “hot” trên thị trường.

Bạn hy vọng rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng hoặc giảm theo ý muốn của mình và mang lại cho bạn khoản lợi nhuận lớn.

fomo

Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm vì giá cổ phiếu luôn biến động theo nhiều yếu tố khác nhau và không ai có thể dự đoán được chính xác.

Khi đó, nếu bạn đầu tư mà không có phương pháp phân tích và quản lý rủi ro hiệu quả, bạn sẽ dễ gặp phải những mất mát không đáng có.

4 cách đơn giản giúp bạn vượt qua “cạm bẫy” FOMO trong đầu tư

Mặc dù FOMO là một hiệu ứng tâm lý khó tránh khỏi trong đầu tư, nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể vượt qua nó.

Dưới đây là 4 cách giúp bạn kiểm soát tâm lý FOMO và ra quyết định đầu tư hợp lý.

#1. Tích lũy kiến thức về thị trường chứng khoán

Đây là cách hiệu quả nhất để tránh bị FOMO trong đầu tư chứng khoán.

Khi có nhiều kiến thức về thị trường, bạn sẽ có khả năng phân tích và đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, xu hướng của thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi các thông tin, tin đồn hay ý kiến của người khác mà chỉ dựa vào các số liệu và bằng chứng để ra quyết định.

Từ đó, bạn sẽ biết khi nào nên mua vào hoặc bán ra cổ phiếu một cách hợp lý và hiệu quả.

Ví dụ:

Một nhà đầu tư có kiến thức về chứng khoán sẽ biết được rằng giá cổ phiếu phản ánh giá trị của doanh nghiệp và được ảnh hưởng bởi các yếu tố như kết quả kinh doanh, chiến lược phát triển, tình hình kinh tế vĩ mô, lãi suất, tỷ giá, lạm phát…

Anh ta sẽ không bị cuốn theo làn sóng FOMO khi thấy một mã cổ phiếu tăng giá liên tục mà không có căn cứ gì về giá trị doanh nghiệp hay triển vọng tăng trưởng.

Và để nâng cao kiến thức về đầu tư chứng khoán, bạn có thể tham gia các khóa học về đầu tư chứng khoán của các công ty chứng khoán, tổ chức tài chính hoặc các diễn đàn, nhóm đầu tư uy tín…

Hoặc đơn giản là tham gia các khóa học trên Simplize.

Các khóa học của Simplize hoàn toàn miễn phí và được hệ thống hóa từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho tất cả mọi người, dù bạn là nhà đầu tư F0 hay đã có nhiều kinh nghiệm.

#2. Xây dựng kế hoạch và chiến lược đầu tư rõ ràng

Trước khi bước vào thị trường, bạn cũng cần xác định rõ ràng mục tiêu và chiến lược đầu tư của mình.

  • Bạn dự định đầu tư vào nhóm ngành nào? Nhóm cổ phiếu nào?
  • Bạn kỳ vọng lợi nhuận đạt được là bao nhiêu?
  • Mức độ rủi ro mà bạn có thể chịu được?
  • Bạn sử dụng phương pháp phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật?
  • Kế hoạch thoát khỏi thị trường khi nào?

Một khi bạn có những câu hỏi rõ ràng cho những câu trả lời này, bạn sẽ có một hướng đi và một khuôn khổ cho các quyết định đầu tư của mình.

Khi đó, bạn sẽ không bị cuốn theo những tin đồn hay những con số biến động trên đồ thị.

Bạn cũng sẽ không bị dẫn dụ bởi những lời quảng cáo hay những lời khuyên không có căn cứ.

fomo trong đầu tư

Ví dụ chiến lược đầu tư của bạn có thể là:

  • Tôi muốn đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành công nghệ với mục tiêu lợi nhuận 30% trong vòng 1 năm.
  • Tôi chấp nhận rủi ro 15% và sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để xác định điểm vào và điểm ra.
  • Tôi sẽ thoát khỏi thị trường khi các cổ phiếu của nhóm ngành này đạt mức giá mong muốn hoặc khi các cổ phiếu trong nhóm giảm quá mức rủi ro cho phép.

#3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Một trong những nguyên tắc quan trọng của đầu tư là không bao giờ để trứng vào một rổ.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là cách giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Bạn không nên chỉ đầu tư vào một mã cổ phiếu duy nhất, mà nên phân bổ vốn vào nhiều cổ phiếu khác nhau, có tính chất và biến động khác nhau.

Đừng bao giờ bỏ trứng vào một giỏ

Đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giúp bạn không bị phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của một cổ phiếu.

Nếu một cổ phiếu giảm giá, bạn vẫn có thể bù lại bằng lợi nhuận từ các cổ phiếu khác.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng giúp bạn không bị cuốn theo FOMO khi thấy một cổ phiếu nào đó tăng giá vọt.

Ví dụ:

Khi đó, bạn sẽ không chỉ đầu tư vào mỗi nhóm ngành công nghệ, mà còn vào nhóm ngành y tế, tiêu dùng, ngân hàng… Bạn sẽ phải phân bổ vốn theo tỷ lệ phù hợp với mức rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của từng loại cổ phiếu.

#4. Học hỏi từ kinh nghiệm và sai lầm

Cuối cùng, một cách để bạn có thể vượt qua FOMO là học hỏi từ kinh nghiệm và sai lầm của bản thân và người khác.

Đầu tư chứng khoán là một quá trình dài hạn và liên tục. Bạn không thể tránh khỏi những sai lầm hay những thất bại trong quá trình đó.

Tuy nhiên, bạn có thể học hỏi từ những sai lầm hay những thất bại đó để cải thiện kỹ năng và kiến thức của mình.

Bạn cũng có thể học hỏi từ kinh nghiệm và thành công của người khác.

Hãy tìm kiếm những người có uy tín và chuyên môn trong lĩnh vực này để nghe lời khuyên hay gợi ý của họ.

Như tôi đã từng mắc sai lầm khi mua cổ phiếu VNM khi giá đang ở mức cao nhất và bán khi giá đã giảm quá nhiều do FOMO.

Ngoài ra, tôi cũng học hỏi được từ kinh nghiệm của anh Trần Minh Dũng, một nhà đầu tư chứng khoán thành công, về cách phân tích và lựa chọn các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao.

Cách sử dụng FOMO như một chiến lược đầu tư

Tuy nhiên, FOMO không phải lúc nào cũng xấu.

FOMO cũng có thể được tận dụng để đạt được lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, nếu bạn biết cách đi ngược lại với số đông và chọn thời điểm phù hợp.

Một câu nói nổi tiếng của tỷ phú Warren Buffett có thể áp dụng cho cách tiếp cận này:

Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và sợ hãi khi người khác tham lam.

Như giai đoạn 2020 – 2021 khi dịch Covid-19 bùng phát…

Khi đó, nhiều nhà đầu tư sợ hãi và bán tháo cổ phiếu, khiến thị trường giảm mạnh và xuống thấp nhất vào tháng 3/2020.

Đây được xem như cơ hội mua vào “nghìn năm có một” cho những nhà đầu tư tham lam và kiên nhẫn, vì giá cổ phiếu đã giảm quá mức so với giá trị thực của doanh nghiệp.

Sau đó, thị trường đã phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021, khiến chỉ số VN-Index lập nhiều kỷ lục mới và vượt qua mốc 1,500 điểm.

Simplize-FOMO
Chu kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguồn: Simplize)

Tuy nhiên, khoảng thời gian tiếp theo, khi ai ai cũng nói đến thị trường chứng khoán (cả bà bán nước chè, hay anh thợ điện…), media, truyền thông liên tục nhắc đến, thậm chí có người còn nghỉ việc để đi đầu tư chứng khoán…

…thì lúc này, khả năng cao là đỉnh thị trường đâu đó quanh đây!

Bởi đây là lúc FOMO đã lan rộng và khiến nhiều nhà đầu tư mua vào với giá cao và hy vọng giá còn tăng.

Khi đó, bạn nên cân nhắc bán ra, hạ tỷ trọng cổ phiếu.

Kết luận và lời khuyên từ Simplize

Nhìn chung, FOMO là một hiệu ứng tâm lý phổ biến trong đầu tư chứng khoán, nhưng nếu không được kiểm soát thì nó sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho bạn.

FOMO có thể khiến bạn mua vào hoặc bán ra cổ phiếu một cách vội vã và không có căn cứ, dẫn đến sai lầm và thua lỗ.

Nó có thể khiến bạn bỏ lỡ các cơ hội tốt hoặc làm biến mất các khoản lợi nhuận đã có.

Vì vậy, việc kiểm soát tâm lý FOMO trong đầu tư chứng khoán là rất quan trọng.

Để vượt qua nỗi sợ bị bỏ lỡ, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Nâng cao kiến thức và kỹ năng đầu tư
  • Xây dựng kế hoạch đầu tư cá nhân phù hợp với mục tiêu, khả năng chịu rủi ro và thời gian đầu tư
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư
  • Học hỏi từ sai lầm của bản thân

Lời khuyên của tôi dành cho bạn đó là:

Hãy luôn tự nhắc nhở mình về mục tiêu đầu tư, đừng để FOMO làm mất đi sự kiên nhẫn và suy nghĩ bền vững khi đầu tư.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về FOMO trong đầu tư và cách để vượt qua nó.

Hãy luôn học hỏi, nghiên cứu và tuân theo nguyên tắc của bản thân để trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công.

Đồng thời, hãy chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với những người xung quanh để cùng nhau vượt qua nỗi sợ và đạt được thành công trong đầu tư chứng khoán nhé.

Chia sẻ bài viết

Tuấn Trần

Tuấn Trần là 1 trong những chuyên gia hàng đầu về đầu tư giá trị tại Việt Nam. Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư, quản lý quỹ trước khi gia nhập Simplize. Danh mục Quỹ Income do anh Tuấn Trần quản lý có lợi nhuận bình quân +18%/năm và vượt trội hơn chỉ số VN-Index hơn 41% kể từ khi thành lập. Cổ phiếu của anh Tuấn Trần phân tích tập trung vào những nhóm ngành "khó" như ngân hàng, dầu khí, năng lượng, bán lẻ... Theo anh, đầu tư giá trị là con đường duy nhất mà nhà đầu tư cá nhân có thể chiến thắng trên thị trường chứng khoán

Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize

Để lại email của bạn dưới đây để nhận được những bài viết kiến thức mới nhất dành riêng cho subscribers của Simplize.

make investing Simple

Download on the

App Store

GET IT ON

Google Play

CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE
| MST: 0109620361DMCA.com Protection Status
CÔNG TY CỔ PHẦN SIMPLIZE| MST: 0109620361
DMCA.com Protection Status

© 2022 Simplize | Số 5 ngõ 316 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. (+84) 38 840 8668

undefined

Thợ săn cổ phiếu 2.0

Thị trường bùng nổ, cổ phiếu nào sẽ tăng+200% +300%trong năm 2024?