Khánh Phan, FRM
Mục lục
Đầu tư vào chứng khoán có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư mới tham gia.
Có hàng nghìn cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán và vô vàn yếu tố có thể tác động đến cổ phiếu, vậy làm thế nào để bạn có thể chọn cho mình đúng?
Khi đó bạn phải biết cách “lọc cổ phiếu“!
Lọc cổ phiếu là một công cụ mạnh mẽ cho phép bạn sàng lọc dựa trên các tiêu chí cụ thể, nhằm xác định những cổ phiếu đáp ứng mục tiêu đầu tư của mình.
Biết cách sử dụng bộ lọc, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức bằng cách tập trung vào các mã có khả năng hoạt động tốt theo tiêu chí đầu tư của riêng mình.
Trong bài viết này, bạn sẽ học được:
Là một kỹ thuật được nhà đầu tư sử dụng để tìm kiếm các mã có tiềm năng tăng trưởng thông qua các công cụ lọc hoặc phần mềm lọc cổ phiếu.
Việc “sàng lọc” cổ phiếu sẽ giúp bạn tìm thấy những mã có tiềm năng, đáp ứng được các tiêu chí mà mình đề ra và mang đến lợi ích cao nhất.
Giữa hàng trăm nghìn cổ phiếu trên thị trường, lọc chính là quá trình sàng lọc và lựa chọn mã chứng khoán tốt theo yêu cầu để thực hiện đầu tư.
Là một bộ chỉ tiêu được sử dụng để sàng lọc cổ phiếu dựa trên các tiêu chí cụ thể như giá, vốn hóa thị trường, ngành nghề kinh doanh, thu nhập, cổ tức hay các chỉ số tài chính khác…
Bộ lọc sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm các khoản đầu tư tiềm năng, từ “HÀNG NGHÌN” về còn “MỘT VÀI” mã, đáp ứng được các tiêu chí đầu tư cụ thể.
Tùy thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi người mà có những tiêu chí lựa chọn khác nhau như lựa chọn theo yếu tố cơ bản hoặc yếu tố kỹ thuật.
Các bộ lọc cơ bản sẽ lựa chọn dựa trên các chỉ số tài chính được tính toán từ báo cáo tài chính để xác định sức khỏe và tiềm năng phát triển của công ty.
Các chỉ số cơ bản, chỉ tiêu tài chính hay được sử dụng để lọc gồm: EPS, ROA, ROE, P/E, P/B, các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng (tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận), tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu, tỷ suất cổ tức…
Bạn có thể sử dụng các bộ lọc theo phân tích cơ bản này cùng với các số liệu và phân tích khác để xác định các cơ hội đầu tư tiềm năng phù hợp với mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư.
Lọc theo phân tích kỹ thuật liên quan đến việc phân tích dữ liệu thị trường trong quá khứ, bao gồm giá cả và khối lượng, để xác định các mẫu và xu hướng có thể giúp dự đoán biến động giá trong tương lai.
Bộ lọc theo phân tích kỹ thuật thường được sử dụng để xác định các cơ hội giao dịch tiềm năng và giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về thời điểm mua hoặc bán.
Các chỉ báo kỹ thuật hay được sử dụng để lọc cổ phiếu gồm: Đường trung bình động (MA), Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), Dải bollinger, Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) hay Fibonacci thoái lui…
Ngoài các bộ lọc phân tích cơ bản và kỹ thuật, còn có một số bộ lọc khác mà bạn có thể sử dụng để xác định các cơ hội đầu tư tiềm năng, như:
Về cơ bản, bạn có thể hình dung nó giống với lọc cổ phiếu theo biểu đồ 360 trên Simplize vậy.
*Note: Biểu đồ 360° của Simplize là một bản phân tích tóm tắt một cách trực quan cho từng cổ phiếu dựa trên 5 yếu tố cơ bản là: Định giá, Tăng trưởng (quá khứ và dự báo), Hiệu quả hoạt động, Sức khỏe tài chính và Cổ tức.
Nhìn chung, bộ lọc là một công cụ thiết yếu trong đầu tư, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt dựa trên các mục tiêu và tiêu chí đầu tư của mình.
Dưới đây là một số lợi ích khi bạn sử dụng bộ lọc:
Mặc dù việc thêm nhiều tiêu chí lọc hơn có thể cải thiện độ chính xác của kết quả lọc…
…nhưng theo tôi, nó cũng làm giảm số lượng cổ phiếu dẫn đến việc có thể bạn sẽ bị bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tiềm năng chỉ vì cổ phiếu không đáp ứng 1 tiêu chí lọc nào đó.
Ví dụ: nếu bộ lọc của bạn chỉ bao gồm các mã vốn hóa lớn trong một lĩnh vực cụ thể, bạn có thể bỏ lỡ các công ty có vốn hóa nhỏ hơn nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh.
Nhưng có quá ít tiêu chí trong bộ lọc cổ phiếu có thể dẫn đến một số lượng lớn kết quả không liên quan. Khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để sàng lọc thông tin không liên quan và bỏ lỡ các cơ hội đầu tư.
Số lượng tiêu chí chính xác mà bạn nên sử dụng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro và các cổ phiếu hoặc lĩnh vực cụ thể mà bạn quan tâm
Ngoài ra, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các tiêu chí lọc bạn đang sử dụng có liên quan và có ý nghĩa đối với cổ phiếu bạn đang lọc.
Ví dụ như, nếu bạn quan tâm đến nhóm tăng trưởng, bạn có thể lọc các công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập cao hoặc tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) cao.
Còn nếu bạn quan tâm đến nhóm trả cổ tức, bạn có thể lọc các công ty có lịch sử trả cổ tức và tỷ suất cổ tức cao.
Để có thể lọc hiệu quả nhất, bạn nên ghi nhớ các “tips” sau:
#1. Bắt đầu với mục tiêu đầu tư rõ ràng
Trước khi bắt đầu lọc, bạn nên có ý tưởng rõ ràng về mục tiêu đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định các tiêu chí bạn nên sử dụng để lọc cổ phiếu một cách hiệu quả.
#2. Tập trung vào các chỉ số tài chính chính
Khi lọc cổ phiếu, điều quan trọng là phải tập trung vào các chỉ số tài chính chính như tăng trưởng thu nhập, tăng trưởng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và lợi tức trên vốn chủ sở hữu (ROE)…
Những số liệu này có thể giúp bạn xác định các công ty có tài chính lành mạnh và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
#3. Theo dõi các bộ lọc của bạn thường xuyên
Thị trường chứng khoán luôn thay đổi, vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi các bộ lọc của bạn thường xuyên và điều chỉnh chúng khi cần thiết.
Bạn nên đánh giá lại các bộ lọc của mình hàng quý hoặc hàng năm để đảm bảo chúng vẫn phù hợp với mục tiêu đầu tư của bạn.
#4. Tiến hành nghiên cứu bổ sung
Mặc dù bộ lọc có thể là một công cụ hữu ích nhưng chúng không thể thay thế cho việc bạn tự nghiên cứu và phân tích.
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, điều quan trọng là phải tiến hành nghiên cứu kỹ về các công ty mà bạn đang xem xét, bao gồm báo cáo tài chính, đội ngũ quản lý, xu hướng của ngành và thị trường…
Cách hiệu quả nhất để lọc cổ phiếu là có chiến lược đầu tư rõ ràng, sử dụng nhiều tiêu chí và tiến hành nghiên cứu bổ sung trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phương pháp giao dịch chứng khoán ở Việt Nam cũng có nhiều bước chuyển mình.
Một số phần mềm lọc tiêu biểu có thể kể đến như: Simplize, Cophieu68, SSI,Vietstock,kỹ thuật Amibroker…
Nhìn chung thì các phần mềm này cung cấp nhiều các chỉ tiêu tài chính, nhiều thông tin để bạn chọn được cổ phiếu như ý.
Với giao diện khá dễ nhìn, thiết kế và bố cục khoa học, nổi bật, kết quả lọc nhanh, về cơ bản, Simplize là một lựa chọn không tồi cho bạn.
Để sử dụng bộ lọc trên Simplize: Bạn vào Công cụ | Bộ lọc cổ phiếu
Dưới đây là ưu điểm của Simplize:
Amibroker là phần mềm được tạo bởi công ty phần mềm Amibroker có trụ sở tại Ba Lan.
Đây là một trong những công cụ lọc theo phân tích kỹ thuật giúp bạn có thể xác định được điểm mua bán, lọc điểm mua bán nhanh chóng.
Tuy nhiên, phần mềm này yêu cầu bạn phải có chút am hiểu về code và lập trình amibroker.
Bộ lọc cổ phiếu trên TradingView là công cụ cho phép bạn tìm kiếm và xác định các cơ hội giao dịch tiềm năng dựa trên các yếu tố kỹ thuật và cơ bản
Với khả năng sử dụng các yếu tố như chỉ báo kỹ thuật, giá, khối lượng giao dịch và nhiều tiêu chí khác, bạn có thể tạo ra các bộ lọc riêng để tìm kiếm các cơ hội đầu tư phù hợp với chiến lược của bản thân mình.
*Bật mí: Tất cả những bộ lọc này bạn đều có thể tìm thấy trên Simplize
Phương pháp chọn lọc CANSLIM có lẽ đã quá quen thuộc với nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Được giới thiệu trong cuốn sách kinh điển Làm giàu từ chứng khoán của William O’neil – CANSLIM được đánh giá là phương pháp đầu tư có khả năng giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận đầu tư một cách hiệu quả.
Dưới đây là các tiêu chí lọc theo CANSLIM mà bạn có thể tham khảo:
Thực tế, để tìm kiếm CP hội tụ cả 7 yếu tố CANSLIM ở thị trường Việt Nam là rất khó.
Tuy nhiên, nếu bạn tìm ra các mã hội tụ gần đủ các yếu tố trên cũng đã đảm bảo cho bạn có được 1 danh mục ít rủi ro hơn.
Phương pháp đầu tư giá trị là tìm kiếm các CP đang được định giá thấp hơn giá trị thật của chúng trên thị trường.
Bạn sẽ mua và nắm giữ đến khi giá thị trường lớn hơn hoặc bằng giá trị nội tại của doanh nghiệp. Đó là thời điểm chúng ta bán ra và thu lợi nhuận từ các khoảng chênh lệch.
Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến có thể được sử dụng trong bộ lọc đầu tư giá trị:
Bộ lọc tăng trưởng là một chiến lược được thiết kế để xác định các mã có tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn mức trung bình.
Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến có thể được sử dụng trong bộ lọc tăng trưởng:
Khi sử dụng bộ lọc này bạn nên tiến hành nghiên cứu và phân tích thêm các yếu tố như chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp, của ngành… để đảm bảo rằng khoản đầu tư tiềm năng này phù hợp với mục tiêu đầu tư.
Điều quan trọng cần nhớ là cổ phiếu tăng trưởng có thể không ổn định và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư.
Bộ lọc cổ tức là một chiến lược được thiết kế để xác định các công ty trả cổ tức thường xuyên cho cổ đông.
Các cổ phiếu trả cổ tức có thể hấp dẫn các nhà đầu tư đang tìm kiếm một nguồn thu nhập ổn định.
Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến có thể được sử dụng trong bộ lọc cổ tức:
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là cổ phiếu trả cổ tức có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về lãi suất, điều kiện kinh tế và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng trả cổ tức của công ty.
Mặc dù lọc cổ phiếu có thể là một công cụ hữu ích cho bạn trong đầu tư, tuy nhiên nó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.
Dưới đây là một số hạn chế của việc lọc chứng khoán:
Nhìn chung, điều quan trọng là bạn nên nhận thức được những hạn chế của bộ lọc cổ phiếu. Nên kết hợp bộ lọc với các nghiên cứu và phân tích khác như một phần của chiến lược đầu tư, để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất.
Tóm lại, bộ lọc cổ phiếu có thể là công cụ hữu ích để bạn thu hẹp các lựa chọn đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên các tiêu chí cụ thể.
Cho dù bạn đang tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng, giá trị hay trả cổ tức… luôn có sẵn nhiều bộ lọc giúp bạn xác định các khoản đầu tư tiềm năng đáp ứng mục tiêu đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.
Mặc dù bộ lọc có thể hữu ích nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là không có bộ lọc hoặc chiến lược nào là hoàn hảo.
Hãy tiến hành nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, vì các yếu tố nằm ngoài tiêu chí lọc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Đầu tư vào thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn một mức độ rủi ro nhất định và điều quan trọng đối là bạn phải có một danh mục đầu tư đa dạng phù hợp với mục tiêu đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro của họ.
Bằng cách sử dụng bộ lọc cổ phiếu kết hợp với các nguyên tắc đầu tư hợp lý, bạn sẽ đưa ra được các quyết định đầu tư sáng suốt hơn và xây dựng được danh mục đầu tư đáp ứng các mục tiêu đầu tư dài hạn của mình.
Không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất từ Simplize